Tiêu điểm hóa bằng trọng âm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt 60 22 01 (Trang 40)

CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ

2.2. Các phƣơng thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ vị của câu tiếng Việt

2.2.1. Tiêu điểm hóa bằng trọng âm

Các phƣơng tiện ngôn điệu nhƣ thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu thƣờng quan hệ với một đơn vị độc lập trong hệ thống ngôn ngữ (âm tiết, từ, ngữ đoạn hoặc câu). Trong các ngơn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, một trong những phƣơng tiện phổ biến đánh dấu thành tố tiêu điểm hoá là trọng âm câu (sentence stress) [7,63]. Trọng âm là sự nêu bật một số đơn vị nào đó so với những đơn vị khác trong chuỗi lời nói [14,187]. Trọng âm câu nêu bật một từ trong câu. Thông thƣờng đơn vị có trọng âm trong một ngơn ngữ vừa mạnh hơn, dài hơn và cao hơn (hoặc thấp hơn) đơn vị khơng có trọng âm. Cùng một phát ngơn với một cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa nhất định nhƣng tuỳ thuộc vào những điểm nhấn (trọng âm) rơi vào những chỗ khác nhau mà tạo ra tiêu điểm thơng tin khác nhau và vì vậy có các cấu trúc thơng báo khác nhau. Ví dụ:

[2:10] a. Hƣơng đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi ai đan khăn cho bà) b. Hƣơng đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Hương làm gì) c. Hƣơng đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Hương đan cái gì cho bà) d. Hƣơng đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Hương đan khăn cho ai) e. Hƣơng đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Có chuyện gì vậy)

Trong các biến thể cú pháp trên, tiêu điểm rơi vào thành tố cú pháp khác nhau (in chữ đậm), đƣợc đánh dấu bằng phƣơng thức trọng âm giúp chúng ta nhận diện cấu trúc thơng tin và giải thích sự khác biệt về hình thức bề mặt của các biến thể cú pháp của câu.

Các ngôn ngữ không chỉ khác nhau về kiểu trọng âm mà còn khác nhau về vị trí phân bố của nó. Đối với tiếng Việt, "xét theo vị trí phân bố của tiêu điểm đƣợc đánh dấu bằng trọng âm, có thể phân biệt các biến thể cú pháp có trọng âm tiêu điểm ở đầu câu với các biến thể cú pháp có trọng âm tiêu điểm ở cuối câu. Trọng âm đƣợc thể hiện trong hai loại biến thể này có sự khác nhau là do yếu tố

ngữ điệu chi phối. Khi sử dụng ngữ điệu, thành tố tiêu điểm ở vị trí cuối câu dễ đƣợc đánh dấu nổi bật về trọng âm hơn ở vị trí đầu câu" [7,64]. Ví dụ:

[2:11] a. Thày nào giáo dạy tốn lớp ta? b. Dạy toán lớp ta là thày nào? [2:12] a. Thày Minh dạy toán lớp ta.

b. Dạy toán lớp ta là thày Minh.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đa thanh nên việc sử dụng ngữ điệu để phân biệt câu theo mục đích nói là hạn chế. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn nhận thấy sự khác biệt về ngữ điệu giữa các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp khẳng định một trong những chức năng quan trọng nhất của ngữ điệu là chức năng cú pháp, nhờ nó mà ta phân biệt câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán [14,192]. Thông thƣờng biến thể cú pháp xuất hiện trong câu trần thuật có một bộ phận lên giọng và một bộ phận xuống giọng. Còn biến thể cú pháp trong câu nghi vấn, khi khơng có các phƣơng tiện nghi vấn thì ngữ điệu đặc thù cho loại câu này là một ngữ điệu cao và sắc dành cho trọng tâm hỏi trong câu và tuỳ thuộc vào vị trí của trọng tâm ấy, đồng thời ở cuối câu khơng có hiện tƣợng hạ thấp giọng một cách rõ rệt. Mặc dù chúng đều có khả năng tạo tiêu điểm nhƣng mức độ nổi bật về trọng âm ở các biến thể cú pháp có sự khác nhau: Cùng ở vị trí cuối câu nhƣng thông tin tiêu điểm trong câu trả lời nào mang ý nghĩa tƣơng phản với thông tin của câu hỏi đặt ra thì đƣợc đánh dấu nổi trội về mặt trọng âm hơn so với những tiêu điểm không mang tính tƣơng phản [7,64]. Ví dụ:

[2:13] a. Bác làm nghề gì? b. Tơi làm giáo viên. c. Bác là kỹ sƣ à?

d. Không, tôi là giáo viên.

2.2.2. Tiêu điểm hóa bằng tỉnh lược cơ sở thơng tin

Trong q trình giao tiếp, để có thể tiết kiệm, cụ thể là giảm thiểu độ dài thông báo và chuyển tải thông tin, ngƣời ta đã dùng biện pháp rút gọn. Một số nhà nghiên cứu đã gọi tên cho việc rút gọn ngôn ngữ này nhƣ sau: 1. rút gọn (từ, ngữ) (contraction); 2. viết tắt (abbreviation); 3. thay bằng đại từ (pronouns) và 4. tỉnh lƣợc (ellipsis) [30,145]. Theo tác giả Phạm Văn Tình, 4 phƣơng thức thực chất có

thể quy về 2 phƣơng thức chính: sự rút gọn (reduction) và sự tỉnh lƣợc (hay còn gọi là phép tỉnh lƣợc) (ellipsis)).

Tỉnh lƣợc (ellipsis) là sự lƣợc bỏ các yếu tố ít quan trọng hơn về mặt thơng tin mà ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc dựa vào mối liên hệ giữa các phát ngôn trong phạm vi của một ngữ cảnh cụ thể. Khi đó chúng ta sẽ có các phát ngơn khơng trọn vẹn đƣợc nhiều tác giả gọi tên là ngữ trực thuộc tỉnh lƣợc. Để chỉ ra những nhân tố chi phối và quyết định sự tồn tại của ngữ đoạn đƣợc coi là sản phẩm của phép tỉnh lƣợc trong một văn bản là việc khơng dễ dàng. Do đó, cũng theo tác giả Phạm Văn Tình, một số nhân tố chi phối đến phƣơng thức tỉnh lƣợc trên văn bản có thể: 1. Ngữ cảnh giao tiếp; 2. Mối liên hệ logíc ngữ nghĩa (mạch lạc trong văn bản); 3. Ý đồ và chiến lƣợc giao tiếp [42,32]. Qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy do vị trí của tiêu điểm thông tin trong câu mà phần bị lƣợc bỏ rơi chủ yếu vào hai thành tố cú pháp là chủ ngữ và vị ngữ.

2.2.2.1. Phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ

Ví dụ:

[2:14] a. Thế thì triết lí của ngƣời chồng mọc sừng là thế nào?

b. Ø Là nhắm mắt làm ngơ. Ø Là phải coi mình có lỗi, cho dẫu chƣa thấy lỗi mình ở chỗ nào!

(VTP: 380)

Trong ngữ pháp tiếng Việt, về mặt ranh giới cú pháp, là là một thành tố cấu

thành vị ngữ và trong thơng báo nó bắt buộc phải có trƣớc danh từ vị ngữ đƣợc ngƣời nói đƣa ra để thể hiện ý đồ "đồng nhát hố" của mình. Nên ở ví dụ trên, việc tách các phát ngơn sau thành phát ngơn biệt lập ngƣời nói khơng thể lƣợc bỏ là. Chúng ta có thể viết: "triết lí của ngƣời chồng mọc sừng là

nhắm mắt làm ngơ; là phải coi mình có lỗi, cho dẫu chƣa thấy lỗi mình ở chỗ nào". Nhƣng gộp tất cả vào một phát ngôn nhƣ vậy sẽ dễ nhầm lẫn, khơng rạch rịi về cấu trúc và quan trọng hơn là giảm hiệu lực thông báo. Việc tỉnh lƣợc và lặp liên tục: "là+ danh ngữ" tạo ra mạch thơng báo dồn dập mang tính liệt kê, nhấn mạnh, gây ấn tƣợng rõ nét đối với ngƣời đọc. Hệ từ là mở ra những đối tƣợng đồng nhất hoá quan hệ theo dụng ý của ngƣời nói, "ngƣời nói có quyền đồng nhất bất cứ cái gì mà họ muốn: Đồng nhất những cái đồng

nhất, đồng nhất những cái bao hàm nhau (…) và đồng nhất những cái khác biệt nhau hoàn tồn" [38,53].

2.2.2.2. Phát ngơn tỉnh lược vị ngữ

Ví dụ:

[2:15] Thằng Giỏi bƣớc vào, hạ mũ. Sau nó, thằng Bốn Ø. Rồi thằng Vận Ø.

(NĐT:231) Ngữ trực thuộc tỉnh lƣợc vị ngữ (ở hai phát ngơn sau) trong ví dụ đƣợc khơi phục là: Sau nó, thằng Bốn bước vào, hạ mũ. Rồi thằng Vận bước vào, hạ mũ. Chúng ta có thể thấy các dạng lặp cấu trúc và từ vựng nhƣ vậy xảy ra rất thƣờng xuyên và cũng là một thủ pháp của phép liên kết mang sắc thái tu từ. Nhƣng tác giả Nguyễn Đức Thuận đã tìm cho mình một sự lựa chọn khác là chỉ sử dụng thủ pháp này cho phát ngôn trƣớc, cịn phát ngơn thứ hai và ba, vị ngữ của chúng bị tỉnh lƣợc. Từ "rồi" trong ví dụ ngồi nhiệm vụ định vị chức năng cho danh ngữ "thằng Vận" cịn có giá trị nhấn mạnh yếu tố chỉ thời gian. "Rồi" đảm nhiệm chức năng chuyển tiếp trong miêu tả sự tình. "Rồi B" có tiền giả định "Sự hiện diện của B là kế tiếp A". Và khi nghe phát ngôn "Rồi thằng Vận" ngƣời nghe sẽ có sự chờ đợi một thơng tin mới, vừa có phần tƣơng đồng với hai phát ngôn trƣớc (cũng là một ngƣời trong số những ngƣời đang bƣớc vào căn phịng của tù nhân, vừa có sự biến chuyển về sự tình: Cả ba thằng đều bƣớc vào và rất có thể sau hành động hạ mũ chào là một hành động khác diễn ra tiếp theo (bắt trói lại, tra tấn, hỏi cung…).

2.2.2.3. Phát ngơn tỉnh lược chủ - vị

Ví dụ:

[2:16] Bà ấy thì lạch bạch nhƣ con vịt, kêu khơng ra tiếng, mỗi lúc một xa nó, xa nó đến sáu bảy mƣơi thƣớc.

- Khổ thân tơi, trời đất ơi!

Đến ngã tƣ.

May quá. Một ông chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, nghe tiếng kêu, đâm bổ ở trong nhà ra, túm ngay đƣợc nó.

(NCH: 115) Phát ngơn "Đến ngã tƣ" đứng riêng biệt ra hồn tồn và có giá trị nhƣ một đoạn văn. Trong trƣờng hợp này thì dụng ý của ngƣời viết rất rõ ràng. Phát ngơn có tác dụng nhƣ một ngữ đoạn chuyển tiếp:

Hƣớng trực thuộc của phát ngôn "Đến ngã tƣ" là phát ngôn trên. Nhƣng về ngữ nghĩa thì nó tiếp tục móc xích vào các phát ngôn sau. Chỉ khi ghép toàn bộ các đoạn này ta mới có thể hồn thiện một chỉnh thể cú pháp có giá trị thơng báo riêng (và bản thân nó sẽ góp phần cùng với các chỉnh thể khác làm nên một văn bản lớn). Nhƣ vậy, hiện tƣợng tỉnh lƣợc trong phạm vi văn bản (diễn ngôn) là một hiện tƣợng khá phổ biến. Nó phản ánh một trong những phƣơng thức cơ bản của con ngƣời ở mọi ngơn ngữ trong q trình hình thành và tạo dựng phát ngơn. Đặc biệt nó đƣợc sử dụng nhiều trong bối cảnh giao tiếp hội thoại nhất là trong việc tạo các tiêu điểm thông tin, nơi thể hiện rõ nhất những vấn đề cần nhấn mạnh của q trình tƣơng tác lời nói. Song khơng phải mơ hình câu nào cũng có thể đƣợc sử dụng trong phép tỉnh lƣợc để tạo nên hiện tƣợng tiêu điểm hoá cấu trúc nên sự tham gia của các kiểu nịng cốt câu sẽ khơng đồng đều về phạm vi và mức độ.

2.2.3. Tiêu điểm hóa bằng hư từ

2.2.3.1. Trợ từ tiêu điểm

Ngƣời nói sử dụng các hƣ từ và trợ từ tiêu điểm (focus particle) nhằm tạo ra các tiêu điểm thông tin trong phát ngơn. Qua khảo sát, chúng tơi thấy có những trợ từ tiêu điểm là: chính, ngay, cả, đến, đích, cũng, chỉ, vẫn, những, nào… Ví dụ:

[2:17] a. Anh là ngƣời vừa đánh nhau với hai đồng chí quân nhân kia? b. Vâng! Tơi, chính tơi.

(CL: 186) [2:18] Đích là vợ anh và gã tình nhân mà bà cụ nhà anh đã ngờ.

(TNĐS: 65) [2:19] a. Thế kia ƣ, tài tử nhỉ, nhà cách đây xa không?

b. Ngay đầu lối rẽ vào ngõ nhà con, gần cái miếu ấy.

(TNT: 457) Bà ấy lạch bach đuổi theo nó

Đến ngã tƣ

[2:20] a. Vậy nó nói những gì với mày cả buổi thế? b. Chỉ nói em phải phấn đấu vào Đồn.

(NK: 435) Ở các ví dụ trên, chúng tơi thấy có những trợ từ đƣợc dùng để đánh dấu cho tiêu điểm chủ ngữ nhƣ chính, đích; đánh dấu tiêu điểm vị ngữ nhƣ chỉ; đánh dấu tiêu

điểm chỉ địa điểm nhƣ ngay.

2.2.3.2. Tiểu từ

Một số cơng trình trƣớc đây khi nghiên cứu về các phƣơng tiện đánh dấu tiêu điểm các tác giả mới chỉ dừng ở việc khai thác các trợ từ tiêu điểm. Nhƣng trong bài viết của mình về "Tiêu điểm tƣơng phản trong câu tiếng Việt" tại Kỉ yếu Hội nghị quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á 2004, PGS. Nguyễn Hồng Cổn đã chứng minh đƣợc ngồi trợ từ tiêu điểm thì cịn có nhóm trợ từ tình thái hoặc các tổ hợp "trợ từ…tiểu từ" tham gia vào việc làm nổi bật cấu trúc thơng tin. Theo quan điểm đó, dƣới đây là một số ví dụ minh hoạ của chúng tơi cho các trƣờng hợp tiêu điểm đƣợc đánh dấu bằng tiểu từ (đấy, thôi, chứ, cơ, kia, đấy chứ, thơi chứ…). Ví dụ:

[2:21] a. a. Mẹ gãi đầu cho con mau lên. b. Ở đâu?

a. Ở đây này. Đây cơ.

(NMC2: 97) [2:22] a. Kìa chị Xuyến xuống đây bao giờ thế?

b. Em vẫn ở với… chồng em đấy chứ.

(KH2: 193) [2:23] a. Sao chị biết "xúi quẩy"?

b. …Ngày nhỏ em đã ở dƣới xuôi cơ mà!

(NMC1: 139)

2.2.3.3. Tổ hợp trợ từ…tiểu từ

Cùng với tiểu từ, tổ hợp trợ từ… tiểu từ cũng có giá trị tạo tiêu điểm (chỉ…thơi, chính…đấy, cũng… chứ, có… thì có). Ví dụ:

[2:24] a. Sao ngƣời em nhiều vết tím thế này?

b. Úi, chẳng có gì đâu, chỉ là một sự va đập thơi…

(VPT: 74) [2:25] a. Hơm nay có cơn gió lành nào đƣa Huyền đến thăm gia đình tơi thế này?

b. Em có là ngọn gió độc thì có!

(TNH: 134) [2:26] a. Sân chim ở đâu?

b. Ở chỗ nó chứ cịn đâu!

(ĐG:221) Theo quan sát tƣ liệu, ngoài những phƣơng tiện trên, chúng tơi cịn nhận thấy những cách kết hợp từ vựng tạo thành những khn hình nhƣ:

mới…mà, mới… mà đã, khơng những… mà cịn… nhằm làm nổi bật giá trị thơng tin. Ví dụ:

[2:27] a. Dì thấy mỏi chân chƣa?

b. Khơng những mỏi mà còn mệt nữa.

(TNT: 428) [2:28] Mới đó mà đã tới ngày hai mƣơi ba tháng Chạp đƣa ông Táo về trời. (TNH1:326) [2:29] Không ngờ một ngƣời mơ mộng ái tình đến nỗi biếng lƣời cả học mà nay bỗng trở nên một ngƣời ghét phụ nữ một cách cay độc.

(KH2:10)

2.2.4. Tiêu điểm hóa bằng thay đổi trật tự từ

Bên cạnh trọng âm và hƣ từ, trật tự từ cũng đƣợc đề cập rất nhiều nhƣ một phƣơng tiện quan trọng trong việc đánh dấu tiêu điểm thơng tin. Nhƣ đã nói ở trên, trong q trình tham khảo các tài liệu chúng tôi thấy rằng những thuật ngữ mà tiếng Việt khơng có nên đã phải mƣợn từ tiếng Anh để có sự chuyển dịch tƣơng ứng. Đó là hai khái niệm biểu thị cho sự thay đổi về vị trí của tiêu điểm thơng tin: tiền đảo và hậu đảo.

2.2.4.1. Tiền đảo

2.2.4.1.1. Khái niệm. Tiền đảo là phép chuyển đổi trật tự bằng cách đảo thành tố có chức năng tiêu điểm từ vị trí cuối câu (khơng đánh dấu) lên vị trí đầu câu (đánh dấu) (dẫn theo Nguyễn Hồng Cổn [7,68]).

2.2.4.1.2. Phạm vi của tiền đảo

Nhƣ đã trình bày trong chƣơng lý thuyết, cấu trúc tiền đảo không phải là một cấu trúc duy nhất dùng để nhấn mạnh về mặt thơng tin song cấu trúc này ngồi một số tác dụng nhất định, nó cịn có giá trị nhƣ một phƣơng tiện nhằm để tạo tiêu điểm cho cấu trúc thông tin. Bởi vậy không phải mọi trƣờng hợp của hiện tƣợng tiền đảo

đều đƣợc chúng tôi đƣa vào xem xét trong luận văn này mà chúng tôi chỉ xét đến các cấu trúc tiền đảo có hiệu quả trong việc tạo nên tiêu điểm thơng tin. Do đó, cấu trúc tiền đảo đƣợc chúng tơi xét tới phải có hai điều kiện:

(i) Điều kiện cần:

Đó phải là cấu trúc có tiêu điểm nằm trƣớc động từ (ii) Điều kiện đủ:

a. Cấu trúc đó phải có tính đánh dấu

b. Cấu trúc đó là kết quả của một quá trình chuyển vị trí một thành phần ra trƣớc động từ

2.2.4.1.3. Các cấu trúc tiền đảo

Đảo bổ ngữ lên đầu câu

Ví dụ:

[2:30] Cái phim này các đồng chí Trung Quốc quay rồi.

(AĐ1: 95) [2:31] Những ý thích nhỏ nhặt của cơ, nó thực hiện với lịng tận tuỵ cầm thú.

(NHT:84) Trong tiếng Việt, những trƣờng hợp bổ ngữ chuyển vị trí lên đầu câu tƣơng tự nhƣ hiện tƣợng tiền đảo đƣợc Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp [41,211] gọi là trƣờng hợp bổ ngữ đƣợc "đài lên phía trƣớc" hay "bổ ngữ đảo trí". Trong [2:30] chủ đề của phát ngơn nói về "cái phim này", tức cái phim mà trong những phát ngôn trƣớc của văn bản đi trƣớc đã nói về nó. Do đó, nó là phần tập trung tiêu điểm thơng tin cần đƣợc nhấn mạnh.

Có những trƣờng hợp phần đƣợc tiền đảo mang giá trị của cả chủ đề và tiêu điểm tƣơng phản. Xét ví dụ:

[2:32] Thuốc, ơng giáo ấy không hút; rƣợu, ông giáo ấy không uống.

(dẫn theo [41,199]) Trong ví dụ trên, "thuốc" và "rƣợu" có thể đƣợc coi là hai nội dung thơng tin mới dẫn vào trong văn bản. Chúng đƣợc nêu ra trên cùng một bậc thang đánh giá về tính cách của "ơng giáo ấy", và do đó, cũng đƣợc coi nhƣ là hai tiêu điểm tƣơng phản với nhau. Theo chúng tôi trong trƣờng hợp này, nội dung thơng báo chính của tồn câu là về "ơng giáo ấy" với hai thông tin phụ cho mỗi cú là "rƣợu" và "thuốc"

và đồng thời là tiêu điểm thơng báo. Câu cịn có hai tiêu điểm thơng báo nằm ở vị trí thơng thƣờng - vị trí tiêu điểm ở cuối câu - là "không hút" và "không uống".

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt 60 22 01 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)