Câu trả lời gồm phần cơ sở và tiêu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt 60 22 01 (Trang 56 - 62)

CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ

2.3. Các loại tiêu điểm thông tin

2.3.1.1. Câu trả lời gồm phần cơ sở và tiêu điểm

Theo số liệu thống kê của chúng tơi có 1879 câu có cả phần cơ sở và tiêu điểm trong số 3389 câu TĐKĐ (chiếm 55%). Từ kết quả cho thấy câu đầy đủ thành phần cấu trúc thông tin dùng nhiều hơn câu khơng đầy đủ (câu chỉ có tiêu điểm). Mặc dù xét về mặt thơng tin, phần cơ sở khơng có giá trị thơng tin và nó có thể lƣợc bỏ đƣợc nhƣng khi tham gia giao tiếp các vai giao tiếp luôn ý thức đƣợc mối quan hệ giữa mình với ngƣời đối thoại. Mối quan hệ này chi phối đến nội dung giao

tiếp cũng nhƣ cách thức nói năng. Vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp vì phép lịch sự mà ngƣời trả lời thƣờng nhắc lại một phần thông tin đã biết trong câu trả lời của mình.

Ngồi ra chúng tơi cịn thấy phần cơ sở và tiêu điểm thơng tin khơng có các vị trí cố định mà thay đổi theo ngữ cảnh. Nhìn chung, xét theo tƣơng quan vị trí của TĐKĐ trong câu có những kiểu phân bố cấu trúc thôn tin của TĐKĐ nhƣ sau:

- cơ sở - tiêu điểm - tiêu điểm - cơ sở

- cơ sở và tiêu điểm xen kẽ 2.3.1.1.1. Cơ sở - tiêu điểm

Câu trả lời có cấu trúc phần cơ sở đứng trƣớc tiêu điểm là dạng khá phổ biến trong giao tiếp. Trong số liệu thống kê của luận văn có tới 1248 câu chiếm 66,41% trên tổng số 1879 câu có cả phần cơ sở và tiêu điểm. Số liệu đã phản ánh một đặc điểm trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Việt Nam và cũng là trật tự thông thƣờng nhất của câu tiếng Việt. Câu sau nêu lên thông báo mới về đối tƣợng đó. Trật tự này thƣờng trùng với trật tự chủ ngữ - vị ngữ trong cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Khi nói và viết, ngƣời Việt có xu hƣớng dùng câu trƣớc làm tiền đề cho câu sau. Ví dụ:

[2:57] Họ lại uỵch. Họ lại thụi. Họ lại tát. Họ lại đá.

(NCH: 116) Ở ví dụ trên phần cơ sở trùng với chủ ngữ trong cấu trúc cú pháp. Những câu đã dẫn đều nói về những ngƣời đuổi theo thằng ăn cắp. Mỗi câu nêu ra một thơng báo mới về "họ" và đó là vị ngữ xét về mặt cú pháp.

Nhƣng có trƣờng hợp tiêu điểm không trùng với vị ngữ (mà trùng với bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp) nhƣng vẫn có vị trí đứng sau phần cơ sở. Ví dụ:

[2:58] Nó nhìn gánh bún riêu. Nó nhìn mẹt bánh đúc. Nó nhìn rổ khoai lang.

(NCH: 112) Ở [2:58], "nó nhìn" là phần cơ sở của tất cả các phát ngôn. "Gánh bún riêu", "mẹt bánh đúc", "rổ khoai lang" là tiêu điểm của phát ngôn.

Trong những diễn ngôn đối thoại, câu trả lời gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm đi sau thƣờng phụ thuộc vào cấu trúc câu hỏi. Ví dụ:

[2:59] a. Nó là gì?

(TNĐS:86) [2:60] a. Bao giờ em lại đến chơi?

b. Em chƣa biết đƣợc.

(TNH1:44) [2:61] a. Con Tím nó chạy đâu rồi bác?

b. Nó đi mị cá ngồi sơng.

(AĐ1: 27) Trong các ví dụ trên, ngƣời trả lời lặp lại phần cơ sở thông tin đƣợc nêu ở câu hỏi và tiêu điểm đi sau là sự đáp ứng thông tin cho trọng điểm của câu hỏi. Với những câu hỏi mà TĐH ở cuối câu nhƣ trên, ngƣời Việt trả lời bằng cấu trúc tiêu điểm đứng sau phần cơ sở. Trong thực tế giao tiếp, ít khi tồn tại câu trả lời kiểu nhƣ:

a. Nó là gì?

b. Ngày-Bất-Hạnh-Nhất-Đời-Anh là nó!

Trong khẩu ngữ, những cách trả lời nhƣ vậy thƣờng bị coi kiểu cách, bất thƣờng, không phù hợp với thói quen sử dụng ngơn ngữ ngƣời Việt.

Bên cạnh câu trả lời có cấu trúc cơ sở - tiêu điểm là một cụm chủ - vị thì cách trả lời cơ sở - tiêu điểm là một cụm từ cũng đƣợc sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp. Ví dụ:

[2:62] a. Cơ cắm hoa vào cái gì thế? b. Vào cái để cắm. (KH2: 33) [2:63] a. Pháp luật gì? b. Pháp luật bảo vệ rừng. (CL:192) [2:64] a. Để làm gì hả anh?

b. Để đi theo máy.

(NTNT: 175) Qua các dẫn chứng trên, chúng tơi thấy rằng bên cạnh thói quen sử dụng ngơn ngữ thì cấu trúc cơ sở - tiêu điểm trong câu trả lời phụ thuộc vào cấu trúc thông tin của câu hỏi:

câu trả lời: cơ sở - tiêu điểm thông báo 2.3.1.1.2. Tiêu điểm - cơ sở

Loại cấu trúc này ít đƣợc sử dụng hơn so với câu trả lời có phần cơ sở đứng trƣớc tiêu điểm. Trong 1879 câu có cả phần cơ sở và tiêu điểm chỉ có 366 câu có cấu trúc kiểu này, chiếm khoảng 19,5%.

Một trong những cơ sở để xác định cấu trúc thông tin của câu trả lời là căn cứ vào câu hỏi. Cấu trúc thông tin của câu trả lời theo trật tự tiêu điểm trƣớc - cơ sở sau phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của câu hỏi. Những câu trả lời theo trật tự này thƣờng xuất hiện để trả lời cho những dạng câu hỏi nhƣ:

Những câu hỏi có cấu trúc tiêu điểm trƣớc phần cơ sở

Với những dạng này, trong câu hỏi thƣờng xuất hiện những từ nghi vấn đứng đầu câu. Ví dụ: [2:65] a. Ai cứu con? b. Mẹ Cả cứu. (NHT:114) [2:66] a. Tại sao đóng? b. Thằng Long nó đóng. (NĐT:429) - Dạng câu hỏi lựa chọn dùng các cặp phụ từ: có… khơng, đã…chưa, có

phải… hay khơng, rồi…hay chưa cũng chi phối cấu trúc thôn tin của câu trả lời.

Khi đƣa ra câu hỏi dạng này thì ngƣời hỏi giả định đƣợc tình huống trả lời. Ngƣời hỏi đƣa ra nhiều khả năng khác nhau và giả định là ngƣời nghe trả lời một trong các khả năng đó với tƣ cách là tiêu điểm thơng tin. Ví dụ:

[2:67] a. Chị có hạnh phúc khơng? b. Ừ, chị hạnh phúc.

(VPT:258) Câu hỏi trong ví dụ trên xuất hiện đầy đủ cặp phụ từ có…khơng nhƣng thực chất nó vẫn là câu hỏi lựa chọn. Câu trả lời "ừ" là tiêu điểm trùng với một trong hai khả năng mà ngƣời hỏi đƣa ra để ngƣời nghe lựa chọn trong câu trả lời của mình. Phần còn lại là tin cũ, là phần cơ sở đã đƣợc nhắc đến trong câu hỏi.

- Câu hỏi giả thiết cũng là dạng câu hỏi chi phối đến cấu trúc tiêu điểm đứng trƣớc phần cơ sở của câu trả lời. Vì khi đƣa ra một giả thiết về một vấn đề nào đó

trong câu hỏi, ngƣời hỏi phần nào đã xác định đƣợc giả thiết đó và mong muốn ngƣời nghe xác nhận lại. Nhƣ vậy, khi đƣa ra câu hỏi, ngƣời hỏi đã giả định đƣợc tình huống trả lời, khẳng định hay bác bỏ giả thiết đƣợc đƣa ra trong câu hỏi đều có thể là phần tin mới trong câu trả lời. Ví dụ:

[2:68] a. Ong chỉ lấy mật chung quanh đây thôi à? b. Ờ, có khối hoa trong rừng này!

(ĐG:141) [2:69] a. Mày sợ xấu hổ à?

b. Chứ lại không, thiên hạ họ biết chuyện phải cƣời đến vỡ bụng. (NK:165) Sự phân bố tiêu điểm đi trƣớc phần cơ sở có thể nói là sự phân bố thơng tin khơng bình thƣờng và ít đƣợc sử dụng (trong cả đơn thoại và độc thoại). Trong giao tiếp, thông thƣờng phần cơ sở chính là điểm xuất phát để tạo tiêu điểm thông tin. Câu trả lời cho ba loại câu hỏi vừa nêu nếu không tuân theo trật tự tiêu điểm - cơ sở thì khả năng tỉnh lƣợc trong câu trả lời sẽ rất cao. Khi ấy câu trả lời chỉ cịn duy nhất là tiêu điểm. Ví dụ:

[2:70] a. Ong chỉ lấy mật chung quanh đây thôi à? b. Ờ.

a. Mày sợ xấu hổ à? b. Chứ lại không.

Nhƣ vậy, câu trả lời có trật tự tiêu điểm đứng trƣớc cơ sở đứng sau phụ thuộc đồng thời vào cấu trúc của câu hỏi lẫn thói quen sử dụng của ngƣời bản ngữ.

Kiểu câu trả lời có phần cơ sở và tiêu điểm đứng xen kẽ

Trong số ngữ liệu khảo sát, chỉ có 265/1879 câu chứa cả phần cơ sở và tiêu điểm xen kẽ nhau, chiếm 14,1%. Loại cấu trúc này có hai kiểu nhỏ cơ bản:

(i) Cơ sở - tiêu điểm - cơ sở

Những câu trả lời có cấu trúc dạng này thƣờng gặp khi các từ nghi vấn trong câu hỏi. Ví dụ:

[2:71] a. Cháu thích bài hát nào và ca sĩ nào?

b. Cháu tồn nghe nửa chừng nên cũng khơng biết tên bài hát và ngƣời hát.

(NK:441) [2:72] a. Vậy bây giờ còn tất cả đƣợc mấy cà - om?

b. Còn đƣợc tám cà - om.

CS TĐ CS

(NCH:212) Ở [2:72], phần cơ sở thơng tin "cịn đƣợc", "cà - om" đã đƣợc nhắc tới trong câu hỏi. Do đó ngƣời trả lời phải bổ sung thơng tin là "tám" - thông tin chƣa xuất hiện trong câu hỏi. "Tám" đứng vị trí giữa làm tiêu điểm thơng báo của câu.

Cách trả lời theo trật tự cơ sở- tiêu điểm- cơ sở không chỉ phụ thuộc vào câu hỏi mà cịn dựa trên tình huống cũng nhƣ mục đích giao tiếp của nhân vật hội thoại. Ví dụ:

[2:73] a. Đƣợc mấy tháng rồi?

b. Dạ thƣa bà, cháu đƣợc chín tháng rồi ạ.

(TNH1:406) Đây là loại câu hỏi nhằm tìm kiếm thơng tin. Nếu chỉ trả lời tin mới thì khơng khí giao tiếp kém thân mật. Ở đây, TĐH là "đƣợc mấy tháng". Tƣơng ứng với nó TĐKĐ là "chín". Đây là phần duy nhất mang giá trị thơng tin và giữ vai trị là tiêu điểm trong câu.

(ii) Tiêu điểm - cơ sở - tiêu điểm

Kiểu cấu trúc này xuất hiện ít trong giao tiếp. Nó có hai kiểu cơ bản sau:

Kiểu 1: câu trả lời tiêu điểm - cơ sở - tiêu điểm mà cả hai tin mới đều là tiêu điểm thơng báo của câu. Ví dụ:

[2:74] a. Món đó là món nào? b. Thịt…thịt ngƣời ta ấy mà.

(AĐ1:73) Dù trong câu trả lời có hai tin mới và chúng đều là tiêu điểm thơng báo nhƣng vẫn có trật tự nhất định mà khơng thể hốn đổi đƣợc vị trí cho nhau. Nếu đổi vị trí hai tin mới cho nhau thì câu trả lời phản ánh sai dụng ý mà ngƣời hỏi muốn hỏi, chẳng hạn: "Món nào là món đó".

Kiểu 2: Câu trả lời theo trật tự tiêu điểm - cơ sở - tiêu điểm có một tin mới làm tiêu điểm thơng báo, một tin mới khơng phải là tiêu điểm thơng báo nhƣng có vai trị bổ sung, giải thích cho tiêu điểm thơng báo. Ví dụ:

[2:75] a. Ai trả tiền?

b. Len giả chứ, Len nhiều tiền lắm. TĐ CS TĐ

(TNH2:250)

[2:76] a. Sao bảo hát chèo?

b. Không, hát chèo sợ tẻ và thƣờng quá.

TĐ CS TĐ

(VTP:185) Câu trả lời "Len" ở ví dụ [2:75] là phần tin mới chứa tiêu điểm thơng báo vì nó trả lời vào đại từ nghi vấn "ai" nêu ra trong câu hỏi. Phần câu còn lại "Len nhiều tiền lắm" cũng là tin mới, nhƣng tin mới này khơng có giá trị thơng báo mà chỉ có tác dụng giải thích thêm cho tiêu điểm thơng báo (Vì Len nhiều tiền nên sẽ là ngƣời trả tiền chứ khơng phải ai khác).

Qua việc phân tích những ví dụ trên đây chúng tơi nhận thấy câu trả lời gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm có trật tự sắp xếp rất linh hoạt. Trật tự phần cơ sở, tiêu điểm trong câu trả lời phụ thuộc sâu sắc vào sự phân bố phần cơ sở và TĐH trong câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt 60 22 01 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)