Sự chênh lệch với tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo theo vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ( nghiên cứu tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa) (Trang 70 - 75)

Bảng 2.6 : Đánh giá chất lượng các khóa đào tạo

2.3.3. Sự chênh lệch với tiêu chuẩn

- Chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy

+ Về độ tuổi: từ 40 – 49 tuổi: 14 người (25%); từ 50 – 55 tuổi: 27 người (48.2%); Từ 56 – 60 tuổi: 15 người (26.8%)

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 42 người (75%), Bổ túc văn hóa 14 người (25%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 11 người (19.6%); Cao đẳng, trung cấp 45 người (80.4%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 00 người (0,%); trung cấp 56 người (100%).

- Chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân

+ Về độ tuổi: từ 40 – 49 tuổi: 13 người (22.4%); từ 50 – 55 tuổi: 35 người (60.3%); Từ 56 – 60 tuổi: 10 người (17.3%)

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 42 người (72.4%), Bổ túc văn hóa 16 người (27.6%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 04 người (6.9%), Cao đẳng, Trung cấp 52 người (89.6%), chưa qua đào tạo 02 người (3.5%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 00 người (0%); trung cấp 53 người (91.4%), chưa qua đào tạo 05 người (8.6%)

- Chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân

+ Về độ tuổi: từ 40 – 49 tuổi: 23 người (37.1%); từ 50 – 55 tuổi: 33 người (53.2%); Từ 56 – 60 tuổi: 6 người (9.7%)

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 50 người (80.6%), Bổ túc văn hóa 12 người (19.4%).

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 07 người (11.3%), Cao đẳng 16 người (25.8%), Trung cấp 37 người (59.6%), Chưa qua đào tạo chuyên môn 02 người (3.2%).

+ Về trình độ lý luận: trung cấp 57 người (91.9%), chưa qua đào tạo 5 người (8.1%).

- Chức danh chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, chủ tịch Hội Nông dân và chủ tịch Hội Cựu chiến binh

+ Về độ tuổi: dưới 49 tuổi: 79 người (54.48%); từ 50 – 55 tuổi: 36 người (24.82%); Từ 56 – 60 tuổi: 30 người (20.7%)

- Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 115 người (79.3%), Bổ túc văn hóa 17 người (11.72%), Trung học cơ sở 13 người (8.96%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 13 người (8.96%), Cao đẳng 25 người (17.24%), Trung cấp 76 người (52.41%), Sơ cấp 02 người (1.38%), Chưa qua đào tạo chuyên môn 30 người (20.69%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp 01 người (0.69%), trung cấp 125 người (86.2%), sơ cấp 4 người (2.76%), chưa qua đào tạo 15 người (10.34%)

Như vậy, về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã huyện Yên Định tương đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển. Tuy nhiên, về độ tuổi của cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện còn cao, số cán bộ cấp xã có đội tuổi từ 56 đến 60 tuổi chiếm trên 20%. Đây là đội ngũ có thâm niên công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên, đối với các đối tượng nằm trong độ tuổi này, họ không còn quan tâm nhiều đến việc tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, hầu hết có tâm lý an phận để chuẩn bị về nghỉ hưu. Do đó, khi xây dựng kế hoạch đào tạo, các nhà quản lý cần chú trọng đến tâm tư, tình cảm cũng như độ tuổi của các đối tượng để có những biện pháp cụ thể. Thay vì đào tạo chuyên sâu, dài ngày thì có thể lựa chọn những khóa đào tạo ngắn hạn đối với những đối tượng này.

- Chức danh trưởng công an

+ Về độ tuổi: dưới 49 tuổi: 19 người (65.52%); từ 50 tuổi trở lên: 10 người (34.48%)

+ Về trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 24 người (82.76%); Bổ túc văn hóa 05 người (17.24%).

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 04 người (13.79%); cao đẳng 06 người (20.69%); trung cấp 11 người (37.93%); chưa qua đào tạo 01 người (3.45%).

+ Về trình độ lý luận chính trị: trung cấp 26 người (89.65%); sơ cấp 01 người (3.45%); chưa qua đào tạo: 02 người (6.90%).

- Chức danh chỉ huy trưởng quân sự

+ Về độ tuổi: dưới 49 tuổi: 24 người (82.76%); từ 50 tuổi trở lên: 5 người (17.24%)

+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 24 người (82.76%); Bổ túc văn hóa 05 người (17.24%).

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 02 người (6.90%); cao đẳng 07 người (24.14%); Trung cấp 19 người (65.52%); chưa qua đào tạo: 01 người (3.45%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 25 người (86.21%); sơ cấp 01 người (3.45%); chưa qua đào tạo: 03 người (10.34%).

- Chức danh văn phòng - thống kê

+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 32 người (65.31%); từ 50 tuổi trở lên: 17 người (34.69%)

+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 44 người (89.8%); Bổ túc văn hóa 04 người (8.16%); chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông 01 người (2.04%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 13 người (26.53%); cao đẳng 02 người (4.08%); Trung cấp 32 người (65.31%); chưa qua đào tạo: 02 người (4.08%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 20 người (40.82%); sơ cấp 01 người (2.04%); chưa qua đào tạo: 28 người (57.14%).

- Chức danh địa chính - xây dựng

+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 60 người (90.9%); từ 50 tuổi trở lên: 6 người (9.1%)

+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 65 người (98.48%); chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông 01 người (1.52%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 30 người (45.45%); cao đẳng 03 người (4.55%); Trung cấp 32 người (48.48%); chưa qua đào tạo: 01 người (4.55%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 16 người (24.24%); sơ cấp 03 người (4.54%); chưa qua đào tạo: 47 người (71.21%).

+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 41 người (82%); từ 50 tuổi trở lên: 9 người (18%)

+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 49 người (98%); Bổ túc văn hóa 01 người (2%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 23 người (46%); cao đẳng 05 người (10%); Trung cấp 22 người (44%).

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 01 người (2%); sơ cấp 03 người (6%); chưa qua đào tạo: 46 người (92%).

- Chức danh văn hóa - xã hội

+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 41 người (69.49%); từ 50 tuổi trở lên: 18 người (30.51%)

+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 55 người (93.22%); Bổ túc văn hóa 04 người (6.78%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 16 người (27.12%); cao đẳng 13 người (22.03%); Trung cấp 28 người (47.46%); chưa qua đào tạo 02 người (3.39%).

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 28 người (47.46%); chưa qua đào tạo 31 người (52.54%).

- Chức danh tư pháp - hộ tịch

+ Về độ tuổi: từ 49 tuổi trở xuống: 27 người (81.82%); từ 50 tuổi trở lên: 6 người (18.18%)

+ Về trình độ văn hoá: Trung học phổ thông 29 người (87.88%); Bổ túc văn hóa 04 người (12.12%)

+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 9 người (27.27%); Trung cấp 24 người (72.73%).

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 4 người (12.12%); sơ cấp 01 người (3.03%); chưa qua đào tạo 28 người (84.85%).

Nhìn chung, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Yên Định có độ tuổi tương đối trẻ, có trình độ chuyên môn nhất định. Đây là nhóm đối tượng cần

chú trọng trong công tác đào tạo. Ở mỗi vị trí công chức xã thì lại có những yêu cầu nhất định riêng. Vì vậy, hầu hết công chức xã đều phải có trình độ chuyên môn nhất định về vị trí mà mình đang đảm nhiệm. Tuy nhiên, không phải công chức nào cũng được đào tạo bàn bản, có chất lượng,… vì vậy, khi xây dựng khung chương trình đào tạo, các nhà quản lý cần phải phân nhóm đối tượng để đào tạo. Thêm vào đó, nhóm đối tượng này sẽ là nguồn lực dự bị cho các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã. Vì thế đây là nhóm đối tượng có nhu cầu đào tạo tương đối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo theo vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ( nghiên cứu tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa) (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)