Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo theo vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ( nghiên cứu tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa) (Trang 51 - 53)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập bình quân đầu người/năm Triệu đồng 5,8 7,737 10,45 12,15 14,67 18,5 21,53 Lương thực bình

quân đầu người/năm Kg 811 830 843 845 868 913 919

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Định năm 2013)

Trong những năm qua, thu nhập bình quân/ người của huyện không ngừng tăng cao. Để đạt được kết quả trên, huyện đã rất nỗ lực trong việc tập trung phát

triển kinh tế, thu hút các dự án đầu tư, tạo việc làm cho người lao động. Tuy thu nhập bình quân đầu người/ năm của huyện còn chưa cao. Nhưng với mức độ tăng ổn định: trung bình mỗi năm tăng khoảng 2 triệu đồng/ người/ năm. Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư, cũng như hoạt động có hiệu quả trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà lương thực bình quân đầu người/ năm của huyện cũng không ngừng tăng cao.

Đặt biệt, tính đến năm 2013, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 902,871 tỉ đồng, giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt 98 triệu đồng, tổng diện tích gieo trồng 30 915 ha, đạt 101,93%, trong đó cây lương thực có hạt 22 797 ha. Vùng lúa thâm canh đạt 8.000 ha. Diện tích sản xuất hạt lúa lai F1 là 468 ha. Vùng rau, đậu tập trung 41,6 ha (vùng rau an toàn 16,5 ha). Mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh lên 45,3 ha, trong đó diện tích trồng hoa đạt 25,54 ha. Nhiều mô hình sản xuất mới được thực hiện thành công và đang tiếp tục mở rộng như ớt xuất khẩu, ngô ngọt, măng tây xanh, dưa chuột, thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng... Điển hình cho những phong trào này là các xã: Định Tân, Định Tiến, Định Thành, Định Hòa, Định Công, Định Tường, Yên Phong, Quý Lộc, Yên Thọ, Yên Trung,... (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Yên Định (2014), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện

Yên Định năm 2014”). Trong những năm qua, huyện còn tích cực đưa vào

trong sản xuất những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giúp làm giảm sức lao động của người dân, đồng thời làm tăng năng suất, tăng sản lượng cho các loại cây trồng.

Việc phát triển các mô hình kinh tế, trang trại tập trung tiếp tục được khuyến khích mở rộng, trên địa bàn toàn huyện có 874 trang trại, gia trại. Phong trào phát triển kinh tế trang trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi đã bước đầu phát huy tác dụng. Các trang trại, gia trại đã thu hút được nhiều lao động trong địa phương, góp phần vào việc giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Nhiều trang trại, gia trại có thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm, đóng góp được nhiều vào Ngân sách của Nhà nước và địa phương.

Cùng với các phòng trào thi đua trong sản xuất nông nghiệp, các phong trào phát triển ngành nghề, dịch vụ với phương thức thực hiện mới đã góp phần vào việc mở thêm nhiều ngành nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều cụm kinh tế năng động trong huyện được hình thành như: Quán Lào – Định Tân - Định Công, Yên Phong – Kiểu (Yên Trường) – Quý Lộc, Thống Nhất – Yên Lâm – Yên Tâm,... góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng trong huyện và các huyện lân cận phát triển. Nhiều xã đã xây dựng được chợ, thị tứ như: Định Long, Yên Trường, Định Liên, Yên Phong, Quý Lộc, Định Hòa, Yên Tâm, Định Tăng,... Nhiều xã mở được các nghề mới như: Cơ khí sửa chữa ở Định Liên, Yên Trường; chiếu tra, ươm tơ, nữa cuốn sơn mài, thêu ren, mây giang xiên ở Định Tường, Định Bình, Yên Lạc, Định Hưng; đá ốp lát tại Yên Lâm, Quý Lộc; bột đã, bột ma tít ở Yên Trung; mô hình đá xay ở Định Thành, Định Hòa,... toàn huyện hưởng ứng phong trào thi đua mỗi xã có thêm một ngành nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo theo vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ( nghiên cứu tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)