Số TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013
1 Dân số Người 161.056 161.635
Phân theo giới tính
Nam Người 79.920 80.310
Nữ Người 81.136 81.325
Phân theo khu vực
Thành thị Người 15.483 15.672
Nông thôn Người 145.573 145.963
2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 87.824 88.107
3 Số lao động đƣợc sắp xếp việc làm Người 84.311 84.671 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Yên Định (2013), “Báo cáo tình hình
thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch năm 2014”)
Tính đến năm 2013, dân số của toàn huyện là 161.635 người. Đây là một điều kiện thuận lợi để huyện phát triển. Theo thống kê thì tỷ lệ dân số nữ trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ cao hơn dân số nam, tuy nhiên số cán bộ, công chức là nữ tại cơ quan hành chính còn hạn chế. Ngoài ra, việc dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn là điều kiện để phát triển nguồn cán bộ, công chức xã tại chỗ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc quản lý. Chất lượng nguồn lao động của huyện còn tương đối thấp. Điều đó đã dẫn đến việc tỷ lệ lao động có việc làm chỉ chiếm 42.58% trong tổng số dân. Trong đó, phần lớn số người trong độ tuổi lao động có việc làm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên và điều kiện văn hóa – xã hội như trên, huyện Yên Định được coi là nơi có điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng về công tác tại địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì huyện Yên Định vẫn còn gặp không ít khó khăn trong công tác thu hút nguồn nhân lực có chất lượng và trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của địa phương. Vì vậy, với những cơ sở, nền tảng
về mặt kinh tế, văn hóa – xã hội trên thì huyện cần tìm ra một chính sách cụ thể để phát huy được những thế mạnh của địa phương, đồng thời giảm thiểu tối đa những hạn chế về các mặt nói chung và về chất lượng nguồn nhân lực nói riêng.
2.2. Thực trạng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Định
Từ năm 2010, theo quy định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 và Quyết định số 1628/2010/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về giao số lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn: huyện Yên Định được giao 631 cán bộ, công chức xã. Huyện đã bố trí, sắp xếp 573 cán bộ, công chức. Trong đó: cán bộ là 287 người; công chức là 286 người. (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Yên Định (2013), “Báo cáo Tổng kết 3 năm thực hiện chính sách
thu hút người có trình độ đại học chính quy trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá”)
Đến hết năm 2012, các xã, thị trấn toàn huyện tập trung chuẩn hoá cán bộ chuyên trách và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Quyết định 798/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn và chính sách hỗ trợ đối với công chức chưa đạt chuẩn đã mở ra cho địa phương hướng mới trong chương trình nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, thuận lợi nhất là tranh thủ được nguồn lực có trình độ cao có sẵn tại địa phương; đồng thời các đơn vị xã, thị trấn ủng hộ và đánh giá cao hiệu quả thiết thực từ chủ trương này. Tính đến tháng 4 năm 2013, toàn huyện Yên Định có 607 cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn. Trong đó: cán bộ là 292 người, công chức là 315 người. (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Yên Định (2013), “Báo cáo Tổng kết 3 năm
thực hiện chính sách thu hút người có trình độ đại học chính quy trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá”)
2.2.1. Đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Yên Định
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng bước trưởng thành cả về số lượng, chất lượng; trình độ kiến thức được nâng lên; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được duy trì và phát triển; hầu hết cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng, mẫn cán với công việc, tổ chức thực hiện có kết quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đại đa số cán bộ tích cực học tập lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Bảng 2.4. Số lƣợng, chất lƣợng cán bộ cấp xã của huyện Yên Định
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2014
1 Tổng số cán bộ người 287 292
Nam người 248 252
Nữ người 39 40
2 Độ tuổi bình quân Tuổi 47.8 47.8
3 Về trình độ chuyên môn
Trình độ Đại học, Cao đẳng người 84 92
Trình độ Trung cấp người 87 132
Trình độ Sơ cấp và chưa qua đào tạo người 116 68
4 Về trình độ lý luận
Trình độ Cao cấp người 01 02
Trình độ Trung cấp người 237 252
Trình độ Sơ cấp và chưa qua đào tạo người 49 38
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tình hình cán bộ, công chức khối xã, thị trấn tính đến 15 tháng 4 năm 2014 của Phòng Nội vụ huyện Yên Định)
Như vậy, trong 4 năm (từ 2010 đến 2014) chất lượng nguồn nhân lực cán bộ cấp xã của huyện Yên Định có những bước chuyển biến rõ nét. Theo
đó, trong năm 2014 tỉ lệ cán bộ cấp xã có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp tăng; tỉ lệ cán bộ cấp xã có trình độ Sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm đáng kể (giảm 39.6% so với năm 2010). Về trình độ lý luận, số cán bộ cấp xã có trình độ từ Trung cấp lý luận trở lên chiếm tỉ lệ tương đối cao (năm 2014 chiếm 87.1% ). Tỉ lệ cán bộ cấp xã có trình độ Sơ cấp và chưa qua đào tạo có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo cán bộ trong những năm qua đã được chú trọng hơn, cán bộ cấp xã cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia các khóa học để nâng cao cả về chuyên môn và lý luận.
Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có:
- 29 chức danh Bí thư: 27/29 đồng chí Bí thư kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; 2/29 đồng chí Bí thư kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
- 47 chức danh Phó Bí thư: 29/47 đồng chí Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; đồng chí Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân có 29 người, gồm: 25/29 chức danh Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, còn lại 4 chức danh Phó Bí thư kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- 29 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.
- 29 chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn: 1/29 chức danh Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; 28/29 chức danh Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.
- 33 chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn. - 145 chức danh trong các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể.
Hiện nay, các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn toàn huyện đảm bảo đủ theo quy định, không có tình trạng khuyết các chức danh chủ chốt. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc một số địa phương vẫn còn duy trì hình thức kiêm nhiệm vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít những hạn chế nhất định. Về ưu điểm: việc để các cán bộ kiêm nhiệm sẽ làm
giảm sự cồng kềnh trong bộ máy hành chính cấp xã, giúp cho việc giải quyết công việc của địa phương được nhanh, gọn và có tính thống nhất cao hơn. Về hạn chế: các vị trí chủ chốt cấp xã có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, việc kiêm nhiệm sẽ làm cho chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ chủ chốt bị chồng chéo, gây ít nhiều khó khăn trong việc giải quyết công việc và trách nhiệm trước công việc. Nhiệm kỳ Đại hội Đảng cấp cơ sở giai đoạn 2010 - 2015, trên địa bàn toàn huyện có 2/29 đơn vị đang thí điểm mô hình nhất thể hóa, theo đó, Bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, tuy nhiên, đến nhiệm kỳ mới (nhiệm kỳ 2015 - 2020) toàn huyện không còn đơn vị nào theo mô hình nhất thể hóa.
Trình độ cán bộ, công chức cấp xã đang dần được nâng lên, mặt bằng trình độ tương đối đồng đều, đa số cán bộ, công chức cấp xã đều có trình độ nhất định. Tác phong, lề lối làm việc từng bước chuyển đổi nền hành chính theo hướng phục vụ, hướng trọng tâm vào người dân, doanh nghiệp,… Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp xã của huyện Yên Định vẫn còn bộc lộ những hạn chế, làm chậm tốc độ cải cách hành chính dẫn đến kết quả đạt được vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của xã hội.
2.2.2. Đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Yên Định
Đội ngũ công chức là lực lượng trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn cụ thể ở các địa phương. Mỗi một vị trí công chức lại đòi hỏi những yêu cầu và có những nhiệm vụ khác nhau. Trong những năm gần dây, với chính sách thu hút và những chính sách đãi ngộ, chất lượng đội ngũ công chức của huyện Yên Định ngày càng được nâng cao.
Bảng 2.5: Số lƣợng, chất lƣợng công chức xã của huyện Yên Định TT Chức danh Tiêu chí Trƣởn g cô n g a n Trƣởn g chỉ hu y trƣởn g qu ân sự V ăn p hò ng th ốn g kê Đ ịa ch ính – xâ y dự ng Tà i c hí nh – kế t oá n V ăn h óa – x ã h ội Tƣ phá p h ộ tịch 1 Tổng số 29 29 49 66 50 59 33 2 Giới tính Nam 29 29 30 47 28 37 22 Nữ 0 0 19 19 22 22 11 3 Độ tuổi Dưới 49 tuổi 19 24 32 60 41 41 27 Từ 50 tuổi trở lên 10 5 17 6 9 18 6 4 Trình độ văn hóa Trung học phổ thông 24 24 44 65 49 55 29 Bổ túc văn hóa 5 5 4 1 1 4 4 5 Trình độ chuyên môn Đại học 4 2 13 30 23 16 9 Cao đẳng 6 7 2 3 5 13 0 Trung cấp 11 19 32 32 22 28 24
Chưa đào tạo 1 1 2 1 0 2 0
6 Trình độ lý luận
Trung cấp 26 25 20 16 1 28 4
Sơ cấp 1 1 1 3 3 0 1
Chưa qua đào tạo 2 3 28 47 46 31 28
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tình hình cán bộ, công chức khối xã, thị trấn tính đến 15 tháng 4 năm 2014 của Phòng Nội vụ huyện Yên Định)
Nhìn chung, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Yên Định có độ tuổi tương đối trẻ, có trình độ chuyên môn nhất định. Đây là nhóm đối tượng cần chú trọng trong công tác đào tạo. Ở mỗi vị trí công chức xã thì lại có những yêu cầu nhất định riêng. Vì vậy, hầu hết công chức xã đều phải có trình độ chuyên môn nhất định về vị trí mà mình đang đảm nhiệm. Tuy nhiên, không phải công chức nào cũng được đào tạo bàn bản, có chất lượng,… vì vậy, khi xây dựng khung chương trình đào tạo, các nhà quản lý cần phải phân nhóm đối tượng để đào tạo. Thêm vào đó, nhóm đối tượng này sẽ là nguồn lực dự bị cho các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã. Vì thế đây là nhóm đối tượng có nhu cầu đào tạo tương đối cao.
2.2.3. Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Định huyện Yên Định
* Về ưu điểm:
Đa số đội ngũ cán bộ cấp xã đều đã được trải qua các khóa đào tạo nhất định về chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành với đường lối của Đảng. Cán bộ cấp xã là đội ngũ có kiến thức, trình độ, năng lực tiếp thu, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nhiều cán bộ cấp xã trưởng thành từ cơ sở đi lên, có bản lĩnh vững vàng, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm trong công việc cao.
Về đạo đức, lối sống: là đội ngũ cán bộ gần dân nhất - đội ngũ cán bộ cấp xã có lối sống lành mạnh, giản dị, gần gũi, gắn bó với nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; tích cực trong việc giải quyết các công việc của địa phương. Trong lãnh đạo, quản lý điều hành, thực thi công vụ luôn đặt tiêu chí khách quan, dân chủ, đúng quy định của pháp luật lên hàng đầu. Luôn nêu cao tinh thân phê bình và tự phê bình, kiên quyết xử lý, không bao che những trường hợp vi phạm những quy định, pháp luật của Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ cấp xã của huyện Yên Định thể hiện được tính năng động, sáng tạo, từng bước thích nghi với cơ chế thị trường. Thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt, tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, chủ động đề xuất các giải pháp cải tiến công việc cho phù hợp với điều kiện địa phương.
Các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, yêu cầu của công tác cán bộ và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác cán bộ trong thời gian gần đây ngày càng đổi mới hơn, đảm bảo khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình.
Cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước được chuẩn hóa, việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ dân chủ, nề nếp hơn, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn lượt cán bộ, nâng cao trình độ cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện tăng dần về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết giữ vững phẩm chất cách mạng, luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng; là tác nhân quan trọng góp phần lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương vững mạnh.
* Về hạn chế:
Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của hệ thống xã, phường, thị trấn; chưa coi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp nhận cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn về công tác tại cơ sở. Nhiều nơi chưa mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ hoặc mạnh dạn thay thế cán bộ hạn chế về năng lực, cá biệt có nơi còn hiện tượng cục bộ địa phương trong sử dụng cán bộ cơ sở.
Một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý và đảng viên thiếu gương mẫu trong cuộc sống và công tác; không tự giác phấn đấu học tập vươn lên; tính chủ