2.1 .Quan hệ chính trị ngoại giao
2.2. Quan hệ an nin h quân sự
Quan hệ quân sự là một trong những mối quan hệ “dễ tổn thương” nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Cùng với những tranh cãi thương mại - tiền tệ, sự ngờ vực về an ninh cũng tạo ra sự mất ổn định giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ông Tập Cận Bình - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc trong cuộc gặp với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ R.Gates đã từng phát biểu: "Mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ, một phần quan trọng của mối quan hệ song phương, là một lĩnh vực nhạy cảm với nhiều yếu tố phức tạp", cả hai nước đều muốn mối quan hệ được cải thiện và thúc đẩy theo chiều hướng tốt đẹp. Mỹ vẫn quan niệm rằng không có mối quan hệ Trung - Mỹ hữu hiệu thì khó có thể duy trì được hòa bình, ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và nếu châu Á bất ổn thì thế giới cũng sẽ không có hòa bình, việc giải quyết các vấn đề toàn cầu sẽ hết sức khó khăn. Cả hai nước đều nhận thấy trách nhiệm to lớn của mình trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, thế giới biến động không ngừng nên
đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự gia tăng, củng cố nền an ninh, quốc phòng của các nước trong đó bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ.
Nhận thức được vị trí của một nước lớn vừa có trách nhiệm, vừa là lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới, Trung Quốc không ngừng phát triển mọi mặt của đất nước và lĩnh vực quốc phòng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng chiếm vị trí quan trọng trong nền an ninh quốc gia. Trung Quốc tuyên bố rằng họ muốn xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh nhằm giữ vị thế quốc tế của mình, phục vụ nền sản xuất và phát triển đất nước, không xâm lược nước khác và cũng không để nước khác xâm lược mình.Trung Quốc xác lập vị thế khu vực của mình và bắt đầu triển khai chiến lược quân sự toàn cầu bằng cách phát triển tầu sân bay, hải quân đại dương, vũ khí chống vệ tinh, đưa người lên vũ trụ. Những nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc để phát triển toàn diện sức mạnh quốc gia và đảm bảo một “cơ cấu sức mạnh chiến lược”, thuận lợi hơn cho việc theo đuổi những mục tiêu chính trị lâu dài của đất nước.
Trong khi loại khỏi biên chế các loại vũ khí cũ kỹ lạc hậu như những khẩu pháo mặt đất, cắt giảm lực lượng cảnh sát vũ trang, Trung Quốc đã bổ sung một lượng lớn máy bay, tàu ngầm và hệ thống phòng không. Trung Quốc quan tâm phát triển cả hải quân, lục quân và không quân. Bằng chứng là nước này liên tục đưa vào biên chế các lại tàu ngầm nguyên tử, tăng cường cho không quân các loại máy bay tiêm kích như J- 10, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-200. Các hệ thống phòng không S-300PMU1 mua của Nga cũng giúp sức mạnh phòng không của Trung Quốc được tăng cường đáng kể. Từ năm 1999 đến 2008, tỷ lệ tăng ngân sách quốc phòng trung bình hàng năm của Trung Quốc là 15,9%. Nguồn ngân sách quân sự của Trung Quốc đến năm 2010 tăng 7,5% lên hơn 80 tỉ USD - đây là lần đầu tiên trong ít nhất một thập kỷ, tỷ lệ tăng chi phí quốc phòng của Trung Quốc không phải là số gồm hai chữ số. Năm 2010 cũng là năm cuối cùng trong kế hoạch quốc phòng 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc (2006-2010). “Chiến lược hiện đại hóa quân đội” của Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo hướng tin học hóa, mang màu sắc Trung Quốc. Vừa cắt giảm khỏi biên chế các loại vũ khí cũ kỹ lạc hậu, cắt giảm lực lượng cảnh sát vũ trang, Trung Quốc đã bổ sung một lượng lớn máy bay, tàu ngầm và hệ thống phòng không, quan tâm phát triển cả Hải quân, Lục quân và Không quân. Mới đây nhất, Tên lửa Đông phong DF21D, Máy bay tàng hình J20 và Tàu sân bay Đông Phong của Trung Quốc đang gây xôn xao trên các diễn đàn quân sự
và đã khẳng định tốc độ phát triển vượt ngoài dự đoán của nước này về tiềm lực quân sự. Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army - PLA) hiện là lực lượng vũ trang có quy mô lớn nhất thế giới tính về quân số. Được hưởng lợi từ tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt của Trung Quốc những năm qua, PLA liên tục hiện đại hóa trang thiết bị và có được những bước tiến vượt bậc. Trung Quốc hiện có 2.285.000 quân nhân và 800.000 quân dự bị (nhiều hơn so với số lượng quân đội Mỹ là 1,58 triệu người). Trung Quốc cũng đã tuyên bố chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2011 là 91,5 tỷ USD (tăng 12,7% so với năm 2010).
Mỹ cũng rất quan tâm tới chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và muốn Trung Quốc cho Mỹ “một đảm bảo chiến lược” về ý định toàn cầu của Trung Quốc nhưng không được đáp ứng.Tuy nhiên, dù ngân sách quốc phòng tăng mạnh và có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, thiết bị quốc phòng của Trung Quốc vẫn chỉ là cái bóng của quân đội Mỹ kể cả về chiến đấu cơ, chiến đấu cơ tàng hình, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu sân bay cũng như đầu đạn hạt nhân.Hiện nay Mỹ có 11 tàu sân bay, 139 máy bay tàng hình và gần 2.400 máy bay chiến đấu khác, hơn Trung Quốc gần 1.000 chiếc [55]. Đầu năm 2011 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố nối lại các chương trình chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới do sự phát triển tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày càng nhanh. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nhấn mạnh cần phải tiếp tục nghiên cứu các hệ thống radar mới và hệ thống chế áp điện tử cho Hải quân, máy bay tiêm kích trên boong F-35C Lightning II. Phòng báo chí của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Stockhoml (Stockholm International Peace Research Institute - SIPRI) cho biết: chi phí quân sự hàng năm của Mỹ lên đến 700 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào và tương đương với hơn 40% chi phí quân sự của toàn thế giới. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, Mỹ một mặt chủ trương khuyến khích Trung Quốc giữa một vai trò to lớn hơn trong các công việc quốc tế, mặt khác tiếp tục theo dõi chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này, đồng thời tuyên bố sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực cũng như trên thế giới. Thể hiện cho tuyên bố đó, Mỹ đã tăng cường hiện đại hóa căn cứ quân sự ở Guam, Nhật Bản và Hàn Quốc, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (Theater Missile Defence - TMD). Quân đội Mỹ cũng tập trung sức mạnh cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (Pacific Command - PACOM) và chuyển nhiều sĩ quan gốc Trung Quốc hoặc thân Trung Quốc ra khỏi PACOM. PACOM là khu vực
rộng lớn, kéo dài từ quần đảo Hawaii và Alaska tới Ấn Độ. PACOM có tổng cộng khoảng 325.000 binh lính và nhân viên dân sự, chiếm khoảng 1/5 tổng quân số của quân đội Mỹ. Có thể nói, với những chiến lược và động thái như trên, Mỹ đã và đang hình thành nên được một vòng vây ngăn chặn và kiềm chế “mối uy hiếp” đến từ Trung Quốc.
Bảng so sánh về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2010
Nguồn: Phòng báo chí của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Stockhoml (SIPRI)1
Nhìn vào bảng so sánh quân sự hai nước năm 2010 thì Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn Mỹ về số lượng binh lính (2,26 triệu quân so với 1,58 triệu quân), còn lại các chỉ số khác thì Mỹ đều vượt xa Trung Quốc. Mỹ dành cho quốc phòng 729 tỷ USD thì Trung Quốc chỉ chi khoảng 78 tỷ USD. Về không quân, trong khi Mỹ có 2.379 máy bay chiến đấu và 139 máy bay tàng hình thì Trung Quốc chỉ có khoảng 1.320 máy bay chiến đấu.Về hải quân, Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 tàu sân bay, 71 tàu ngầm
và 57 tàu khu trục, còn Trung Quốc chỉ có 65 tàu ngầm và 27 tàu khu trục. Chưa kể, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ lên tới 9.400 đơn vị còn của Trung Quốc là 240.
Trung Quốc và Mỹ là hai nước chi tiêu cho quốc phòng lớn nhất thế giới, tuy nhiên đối thoại quân sự song phương Mỹ - Trung tới nay vẫn sa lầy. Lý do chính được cả hai bên đưa ra đó là do Mỹ muốn trao đổi mà không thay đổi nhiều tình hình hiện tại, trong khi đó, Trung Quốc lại muốn đầu tiên, Mỹ cần giải quyết các vấn đề như việc bán vũ khí cho Đài Loan hay chuyện triển khai sứ mệnh giám sát/do thám xung quanh Trung Quốc. Năm 2010, quan hệ quân sự, an ninh đã xấu hơn qua thái độ bất hợp tác của Trung Quốc tại hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch), vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran. Điều này còn được thể hiện qua sự chỉ trích của thiếu tướng Quan Hữu Phi, Phó chủ nhiệm văn phòng đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi ông đổ lỗi hoàn toàn cho Mỹ về sự xuống cấp trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là việc Mỹ thông qua đơn hàng bán vũ khí cho Đài Loan và trách Mỹ có âm mưu vây chặn Trung Quốc.
Các điểm nóng chính trong quan hệ an ninh, quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn xoay quanh vấn đề Đài Loan. Mục tiêu chung của hai nước đều muốn có sự ổn định ở hai bên bờ eo biển Đài Loan và giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan phù hợp với lợi ích lâu dài của hai đất nước. Tuy hai bên đã có những nhận thức chung trên một số vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng nhưng vẫn còn bất đồng lớn trên một số phương diện, đặc biệt là việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mục tiêu lâu dài là phải thu hồi Đài Loan, tạo nên một quốc gia thống nhất nhưng khó khăn lớn là Mỹ lại luôn đứng sau Đài Loan. Mỹ lo ngại xu thế ấm dần lên trong quan hệ giữa Đài Loan và Đại lục. Mỹ vẫn coi Đài Loan là vũ khí chính trị hiệu quả nhất để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, coi Đài Loan là tiền đồn quân sự quan trọng để khống chế Trung Quốc vươn ra khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sự kết hợp Mỹ - Đài Loan - Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tạo nên một vành đai vững chắc làm hạn chế rất nhiều thế lực của Trung Quốc tại khu vực. Do đó, từ nhiều năm qua, Đài Loan không chỉ là một “vấn đề siêu nhạy cảm” mà còn được coi là “hòn đá thử” trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tháng 1 năm 2010, Trung Quốc đã từng đột ngột ngừng các cuộc tiếp xúc quân sự sau khi Washington thông báo về một hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá lên đến 6,4 tỉ USD. Trung Quốc đã hủy bỏ chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng
Robert Gates vào tháng 6/2010 với lý do “thời điểm không thích hợp”. Các chuyến thăm trao đổi tới Mỹ của tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội nhân nhân Trung Quốc với Đô đốc Mike G. Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cũng như các chuyến thăm hữu nghị của các tàu chiến hai nước cũng đã bị hủy bỏ. Thậm chí tại hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á-Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri - la) tổ chức tại Singapore năm 2010, hai nước đã tận dụng Đối thoại để chỉ trích, lên án lẫn nhau về chính sách liên quan đến Đài Loan cũng như việc đình chỉ trao đổi quân sự cấp cao hai nước. Trưởng đoàn Trung Quốc là tướng Mã Hiểu Thiên trong bài phát biểu của mình đã khẳng định chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc đã đặt ra trở ngại trong việc cải thiện quan hệ quân sự.
Từ tháng 10 năm 2010, diễn biến quan hệ quân sự Trung - Mỹ đã có phần sáng sủa hơn khi các cuộc tiếp xúc đã được nối lại. Có nhiều dấu hiệu cho thấy lãnh đạo của Quân đội Giải phòng Nhân dân Trung Quốc đã giảm bớt phản đối để nối lại các trao đổi quân sự với Mỹ. Theo đó, ông Lương Quang Liệt, Ủy viên quốc vụ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates lần đầu tiên trong năm 2010 bên lề của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Hà Nội. Trong cuộc gặp, ông Lương Quang Liệt đã mời ông Gates đến thăm Trung Quốc vào đầu năm 2011 và Gates đã chấp thuận lời mời. Tiếp đó, tháng 12/2010, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA, Tướng Mã Hiểu Thiên và bà Michele Flournoy, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã đồng chủ trì hội nghị tham vấn quốc phòng Trung - Mỹ lần thứ 11 tại Washington. Đến 21/ 9/2011, khi Tổng thống Obama ký quyết định Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan đơn hàng trị giá 5,85 tỷ USD cùng với việc nâng cấp cho quần đảo này 146 máy bay F-16, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh chỉ trích Mỹ và cho rằng hành động trên của Mỹ đã làm tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ quân sự hai nước. Cũng trong ngày 21/9/2011, Trung Quốc đã triệu kiến Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Locke để phản đối. Bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 26 tháng 9 năm 2011, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xét lại quyết định nâng cấp các chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan. Ông Dương Khiết Trì tuyên bố rằng, với quyết định nói trên “Washington đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm tổn hại an ninh của Trung Quốc”. Dù phản ứng từ phía Trung Quốc rất quyết liệt và cấp tập nhưng sẽ khó làm đảo ngược quyết định của Mỹ. Ngoại trưởng Clinton đã nói
rằng Mỹ có “lợi ích chiến lược” trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đài Loan theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan đã được Nghị viện Mỹ thông qua năm 1979 (cùng năm với năm Mỹ công nhận ngoại giao với chính phủ Trung Quốc). Do đó, việc cung cấp vũ khí phục vụ cho mục đích quốc phòng của hòn đảo tự trị này là hợp pháp. Thương vụ bán vũ khí trên một lần nữa đã xới thêm bất đồng giữa hai cường quốc này.
Một trong những lý do làm cho quan hệ Mỹ - Trung đột ngột trở nên căng thẳng rồi tiếp tục leo thang thêm trong năm 2010 bởi giới lãnh đạo Mỹ nhiều lần khẳng định đi khẳng định lại rằng Mỹ có lợi ích chiến lược trong cuộc tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN. Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) là một vùng biển rộng lớn thuộc khu vực Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 3.500.500 km2, trải dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan . Các lãnh thổ ven biển ở đây bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philipines, Indonesia, Malaixia, Singapore, Brunei. Đây là một khu vực giàu tiềm năng không chỉ bởi nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú mà còn bởi vị trí chiến lược quan trọng trong thương mại, hàng hải và trong an ninh - quốc phòng. Chính vì vậy, biển Đông luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của các quốc gia ven biển như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philipines, Brunei và Đài Loan mà còn là mối quan tâm đặc biệt của cường quốc số một thế giới là Mỹ. Mỹ không phải là một quốc gia ven Biển Đông và càng không phải là một quốc gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhưng khẳng định có lợi ích chiến lược, trong đó bao gồm: lợi ích về tự do thương mại, tự do hàng hải, đặc biệt là lợi ích to lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ với tham vọng bá chủ toàn cầu.
Tranh chấp Biển Đông sẽ đe dọa tất yếu đến lợi ích của Mỹ tại khu vực này và vì