Quan hệ Trung-Mỹ trên các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Trung - Mỹ từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền (Trang 45)

2.1 .Quan hệ chính trị ngoại giao

2.4. Quan hệ Trung-Mỹ trên các lĩnh vực khác

Bên cạnh những quan hệ song phương trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, và an ninh - quân sự, Trung Quốc và Mỹ cũng đã có quan hệ trên các lĩnh vực khác như văn hóa - giáo dục, khoa học công nghệ, nhân quyền, bảo vệ môi trường và nguồn năng lượng. Những vấn đề đó sẽ lần lượt được đề cập khái quát dưới đây.

Vấn đề nhân quyền

Vấn đề nhân quyền cũng được đề cập khá nhiều trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó vấn đề liên quan đến Tây Tạng là một yếu tố gây căng thẳng trong quan hệ hai nước. Tổng thống Barack Obama đã từng bị cáo buộc chịu áp lực của Trung Quốc khi trì hoãn một cuộc gặp với lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma năm 2009, nhưng trong tháng 2/2010 và tháng 7/2011, Tổng thống Obama đã tiếp Đạt Lai Lạt Ma bất chấp những phản đối quyết liệt và quan ngại từ phía Trung Quốc. Dù phía Mỹ cũng nhắc đi nhắc lại rằng chỉ coi Đạt Lai Lạt Ma là “lãnh tụ tinh thần” chứ không phải “lãnh tụ chính trị” của người Tây Tạng nhưng phía Trung Quốc coi những cuộc gặp đó là Mỹ đã can dự vào công việc nội bộ của đất nước, làm tổn thương người dân Trung Quốc và ảnh hưởng xấu tới quan hệ Trung - Mỹ. Thực chất, dưới chiêu bài dân chủ và nhân quyền, các đời tổng thống Mỹ đều gặp Đạt Lai Lạt Ma. Mỹ cũng là nơi đặt trụ sở của Đại hội đại biểu Duy Ngô Nhĩ thế giới, đây là tổ chức hoạt động li khai lớn nhất ở Tân Cương. Những khác biệt về quan điểm của hai nước trong lĩnh vực này được làm trầm trọng hơn với giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.

Ngoại trưởng H.Clinton cũng nhắc đến những khác biệt quan điểm giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, "lẽ tất nhiên không có một cuốn sách hướng dẫn có sẵn nào, nhưng mối quan hệ này là rất quan trọng". Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền tự do thông tin trong đó kiểm duyệt nội dung và ngăn chặn vào các trang web nước ngoài và mạng xã hội như Facebook, Youtube…Mỹ luôn gắn vấn đề hợp tác kinh tế với các vấn đề chính trị để chống Trung Quốc và buộc Trung

Quốc phải nới lỏng tự do thông tin. Trong đối thoại Kinh tế và chiến lược lần thứ ba tổ chức tại Washington, đáp lại quan ngại của giới chức Mỹ về vấn đề nhân quyền, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, một trong hai lãnh đạo đoàn của Trung Quốc tại vòng đối thoại, nói rằng phía Mỹ đã có sự hiểu biết rất hạn chế về Trung Quốc. Theo ông Vương Kỳ Sơn, không quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ, là hoàn hảo về vấn đề nhân quyền. Vì vậy, việc Mỹ và Trung Quốc có những khác biệt về một số khía cạnh trong lĩnh vực nhân quyền là điều rất tự nhiên.

Có thể nói, mặc dù đã có cơ chế đối thoại riêng về nhân quyền nhưng quan điểm của hai nước còn khác xa nhau và hầu như các vấn đề vẫn chưa thể giải quyết được dù liên tục được đề cập đến trong các báo cáo, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc. Dưới thời tổng thống Obama, ông cho rằng đối với các vấn đề nhân quyền, tự do, dân chủ của mỗi quốc gia phải tìm ra con đường cho riêng mình nhưng luôn lên tiếng bảo vệ các nguyên tắc cơ bản mà nước Mỹ đại diện trên khắp thế giới: “các quyền này cần dành cho mọi người, gồm cả các sắc tộc thiểu số và tôn giáo, dù ở Mỹ, Trung Quốc hay bất kỳ nước nào” [19,33]. Trong chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đến Trung Quốc tháng 8/2011, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc nhở phía Mỹ cần “tôn trọng những lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc nhất là trong các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng hay Tân Cương.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/9/2011 đã công bố báo cáo thường kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới, tiếp tục đưa Trung Quốc vào danh sách “Nước đặc biệt quan tâm” (Countries of Particular Concern - CPC). Danh sách này gồm có 8 nước: Trung Quốc, Mianma, Triều Tiên, Iran, Eritrea, Sudan, Arập Xêút và Uzbekistan, không thay đổi so với danh sách từ năm 2009 đến nay. Khi bị đưa vào danh sách CPC, các nước này hoàn toàn có thể bị Chính phủ Mỹ áp dụng một số biện pháp trừng phạt - điều đã xảy ra đối với 6 nước có tên trong danh sách trên, ngoại trừ Arập Xêút và Uzbekistan.

Các vấn đề văn hóa - giáo dục, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường và nguồn năng lượng

Một lĩnh vực khác mà Trung Quốc và Mỹ nhất trí với nhau từ chuyến thăm của Tổng thống Obama tháng 11/2009 đó là chương trình trao đổi sinh viên trong vòng 4 năm, qua đó Mỹ sẽ gửi 100.000 sinh viên sang Trung Quốc học tập (tăng hơn 25%). Hiện nay, có khoảng 600.000 sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ và có 20.000 sinh viên Mỹ học tại Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tham gia kế hoạch này bằng việc dành

10.000 học bổng cho các sinh viên Mỹ muốn học tập tại Trung Quốc bằng tiếng Trung. Hai nước cũng nhất trí sẽ tăng cường các trao đổi hàng năm trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ và thể thao.Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc thì số sinh viên Mỹ đang học tập ở Trung Quốc vẫn đang tăng đều đặn, kỉ lục là 19.194 sinh viên vào năm 2008, đứng thứ 2 trong số các nước có sinh viên học ở Trung Quốc. Năm 2010 là 18.650 sinh viên, so với 64.232 sinh viên Hàn Quốc - nước dẫn đầu về số sinh viên học ở Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã xây dựng các viện Khổng Tử tại Mỹ để tuyên truyền văn hóa, bên cạnh đó, phía Mỹ cũng có số lượng đáng kể các chuyên gia đang làm việc tại nhiều trường đại học và Viện nghiên cứu của Trung Quốc.

Ngày 25/5/2010, trong “Đối thoại chiến lược và kinh tế” tổ chức ở Trung Quốc, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận trong đó có các lĩnh vực như biến đối khí hậu, năng lượng và y tế. Bộ Y tế của hai nước đã ký bản ghi nhớ về chương trình hợp tác các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và xuất hiện trở lại. Mỹ đồng ý cho Trung Quốc vay tín dụng để mua thiết bị y tế, cáp viễn thông và nhiều thiết bị của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngày 12/4/2011, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cùng bà Lưu Diên Đông (Liu Yan Dong), Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc đồng chủ trì diễn đàn hợp tác trao đổi văn hóa, giáo dục, thể thao tại Washington. Hai bên đã đồng ý nới rộng một chương trình trao đổi giáo dục giúp học giả Hoa Kỳ và Trung Quốc học hỏi, giảng dạy và nghiên cứu tại mỗi quốc gia. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố lần đầu tiên hai bên sẽ mở Chương trình học giả Fulbright Hoa Kỳ - Trung Quốc cho các học viên cao học và giảng viên các trường đại học Cộng đồng. Chương trình này đã đưa hơn 3.000 sinh viên tốt nghiệp Mỹ- Trung và các học giả đến hai nước trong những thập niên qua.

Trung Quốc và Mỹ cũng đã đạt thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc đi du lịch tới Mỹ, thành lập diễn đàn về công nghệ bảo vệ môi trường, hợp tác công nghiệp và hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ nông nghiệp, phát triển nhiên liệu sinh học. Thỏa thuận hợp tác du lịch mới sẽ giúp tăng lượng du khách Trung Quốc tới Mỹ từ 350.000 lượt người/năm lên 580.000 lượt người vào năm 2011, đồng thời sẽ mở cửa thị trường du lịch khổng lồ của Trung Quốc cho du khách cũng như ngành công nghiệp du lịch Mỹ.

Tóm lại, quan hệ Trung Quốc và Mỹ từ khi tổng thống Obama lên cầm quyền đã diễn ra rất sôi động cùng với bối cảnh thế giới có nhiều sự đổi thay. Thời gian qua, không khó để liệt kê ra những thành tựu đã đạt được giữa Trung Quốc - Mỹ, nhưng hai nước cũng không tránh khỏi những biểu hiện căng thẳng trên hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là về chiến lược phát triển của mỗi nước. Không thể phủ nhận một thực tế đó là luôn xuất hiện sự “căng - trùng” trong quan hệ giữa Trung Quốc - Mỹ trong suốt thời gian qua, diễn biến trạng thái đó cũng chính là mối quan tâm theo dõi của các nước trên thế giới đều bởi nước nào cũng nhận thức được rằng, với tiềm lực và sức mạnh của Trung Quốc và Mỹ, quan hệ giữa hai nước này sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc với thế giới và khu vực.

CHƢƠNG 3:

ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ TRUNG - MỸ, TRIỂN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG 3.1. Thực chất quan hệ Trung - Mỹ

Trong bối cảnh thế kỷ XXI đang thay đổi nhanh chóng, các chủ thể phi quốc gia và nhiều thách thức đang nổi lên, Mỹ coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên đặc biệt trong thế kỷ này, Mỹ muốn Trung Quốc chấp nhận chia sẻ gánh nặng và giải quyết các vấn đề của thế giới, tuân thủ và đóng góp vào xây dựng một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng và sức mạnh tiềm tàng có thể đe dọa và cạnh tranh vị thế của Mỹ. Những bất đồng và khác biệt giữa hai bên là khó thể tránh khỏi và cần được xử lý trong khuôn khổ hợp tác sâu rộng, bền chặt hơn. Trong phát biểu nhân chuyến thăm Mỹ, chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã sử dụng hình ảnh con thuyền để nói tới quan hệ của hai nước - đó là quan hệ cùng thắng và cùng đi trên một con thuyền. Tuy thế, đây cũng là một cặp quan hệ phức tạp, hợp tác đan xen với cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh tất yếu đó không làm tổn hại lợi ích phát triển và không được đe dọa đến hòa bình, ổn định của khu vực cũng như của thế giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của các nước khi muốn phát triển cân bằng với cả Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng có một “mô hình” trong quan hệ Mỹ-Trung mà các đời tổng thống Mỹ phải đối mặt. Giai đoạn đầu là nỗ lực tạo dựng bầu không khí thân thiện. Giai đoạn hai có những va chạm xuất hiện, khiến quan hệ song phương căng thẳng. Giai đoạn ba, hai bên phải chấp nhận khác biệt và tìm cách hợp tác để bước vào giai đoạn thứ tư mang tính thực tế hơn. Trong các thập niên gần đây, quan hệ Mỹ- Trung đều diễn ra dưới “mô hình” này, kể từ thời Bill Clinton, tiếp theo là G. Bush và giờ đây Barack Obama cũng không phải ngoại lệ.

Trong báo cáo chiến lược An ninh quốc gia lần thứ hai của Mỹ, tổng thống Obama đã xác định lại vị trí chiến lược của Mỹ là “duy trì vị trí lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới”. Các đời tổng thống Mỹ cho dù có sự thay đổi trong ngôn từ nhưng chiến lược của họ vẫn đều nhằm duy trì vị trí bá quyền hoặc lãnh đạo của mình, tuy thế mỗi tổng thống lại có những biện pháp khác nhau. Nếu như dưới chính quyền G.Bush tiến hành “chủ nghĩa đơn phương” thì chính quyền Tổng thống Obama lại thực hiện “chủ nghĩa đa phương”. Nhưng chiến lược đơn phương và đa phương trong ngoại giao đều song song tồn tại, chỉ khác là trong mỗi thời điểm khác nhau thì sự coi trọng

tính đơn phương hoặc đa phương sẽ thay đổi và nghiêng nhiều hơn về một phía. Cũng tại báo cáo này, Trung Quốc đã được Mỹ kêu gọi gánh vác “vai trò lãnh đạo có trách nhiệm”. Đây là sự thay đổi lớn nhất trong chiến lược mới của Obama về việc xác định vị trí mới đối với Trung Quốc nhưng rõ ràng rằng, việc giao phó trọng trách này của Mỹ xuất phát từ chính lợi ích quốc gia của Mỹ vì “gánh nặng trong thế kỷ mới không thể chỉ mình Mỹ gánh vác”.

Có thể nhận thấy rằng mâu thuẫn Trung - Mỹ diễn ra trên khá nhiều các lĩnh vực mà cả hai nước cùng hiện diện, đặc biệt là vấn đề Đài Loan - một ngòi nổ nhạy cảm nhất, rất dễ dẫn tới bùng nổ và căng thẳng trong quan hệ hai nước. Nhưng xuất phát từ những tầm cao chiến lược, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào đều coi trọng việc duy trì và cải thiện quan hệ với Mỹ, ngược lại, các đời tổng thống trước Tổng thống Obama và chính quyền của ông hiện nay đều cố gắng để kiềm chế những mâu thuẫn với Trung Quốc, không làm gay gắt thêm tình hình và ảnh hưởng xấu tới quan hệ hợp tác vì hai nước đều có những lợi ích chung. Nói cách khác, thực chất trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vừa là quan hệ đối tác, vừa là quan hệ đối thủ, cùng nhau hợp tác nhưng cũng cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau.

3.2. Triển vọng phát triển quan hệ Trung - Mỹ

Đề cập tới triển vọng, xu hướng phát triển lâu dài của quan hệ Trung Quốc và Mỹ, chúng ta phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược đối ngoại của cả hai nước. Đối với Trung Quốc, chiến lược đối ngoại là nhằm phục vụ cho ba nhiệm vụ quan trọng của đất nước: hiện đại hóa đất nước, thống nhất đất nước và góp phần vào việc xây dựng một trật tự thế giới mới do Trung Quốc lãnh đạo. Trong khi đó, chiến lược đối ngoại của Mỹ là nhằm củng cố vị thế siêu cường duy nhất và vai trò lãnh đạo thế giới, nắm lấy thế chủ động để ngăn cản các cường quốc khác nổi lên thách thức vai trò và lợi ích cũng như vị thế bá chủ của mình. Tuy nhiên, những hành động cụ thể lại hoàn toàn phụ thuộc vào bộ phận lãnh đạo và tập đoàn cầm quyền mới, điều đó sẽ được biết đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2012 và Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc cũng vào năm 2012.

Trong vài ba thập niên tới đây, Mỹ vẫn sẽ là siêu cường hàng đầu thế giới, nhưng về lâu dài khó có thể duy trì được vị thế độc tôn. Cục diện an ninh chính trị toàn cầu sẽ có thay đổi do sự vươn lên mạnh mẽ của rất nhiều quốc gia, trong đó đặc biệt là Trung

Quốc. Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ - Barack Obama - thừa hưởng mối quan hệ tương đối hòa dịu và ổn định với Trung Quốc. Điều này có thể giúp chính quyền mới của Mỹ rảnh tay giải quyết những vấn đề cấp bách nhất đối với nước Mỹ trong thời kỳ đầu chính quyền Tổng thống Obama. Tuy vậy, từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay, một chương mới đang mở ra trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, thuận lợi xen lẫn khó khăn, thời cơ xen lẫn thách thức. Và cuộc đua tranh sắp tới không chỉ bó hẹp ở châu Á-Thái Bình Dương. GS.Stephen Walt nhận định, mặc dù có những yếu tố khiến xung đột khó xảy ra như quan hệ kinh tế ràng buộc, trong vòng 20 đến 40 năm tới, sự cố dễ xảy ra nếu xuất hiện những nhà lãnh đạo thiếu sáng suốt [44]. Điều quan trọng nhất là lãnh đạo hai bên cần có “tầm nhìn xa trông rộng”, xung đột sẽ chỉ dẫn tới “tuột dốc” và “suy thoái kinh tế nặng nề”. Phải có được tầm nhìn bao quát đó thì mới tránh cho mối quan hệ sẽ định hình thế kỷ XXI này không rơi vào thế đối đầu.

Hiện nay, cả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thức rằng bối cảnh quốc tế diễn biến khó lường nhưng vẫn đặc biệt cần có hòa bình và hợp tác. Nước Mỹ - cường quốc số một thế giới đang trên đường khôi phục những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ Trung - Mỹ từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)