3.3 .Tác động của quan hệ Trung-Mỹ
3.3.2. Tác động đối với Việt Nam
Không phải là một nước lớn nhưng Việt Nam lại nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Mỹ. Cũng từ đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng và tác động đáng kể bởi sự biến động trong quan hệ giữa hai nước lớn này. Một bên là Trung Quốc - với quan hệ truyền thống từ hàng ngàn năm, lại là một nước láng giềng, một bên là nước Mỹ hùng mạnh với những mối quan hệ có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao (các cuộc chiến tranh Mỹ ở Việt Nam (1945-1975), giai đoạn bình thường hóa quan hệ từ năm 1995…). Bước sang những thập niên đầu tiên của thế kỷ mới, cả Mỹ và Trung Quốc đều có sự điều chỉnh chiến lược của mình và khu vực Đông Nam Á, bán đảo Đông Dương cũng như Việt Nam là những đối tượng mà hai nước đều muốn tranh giành ảnh hưởng.
Đối với Mỹ, trong tam giác quan hệ Mỹ - Việt - Trung, thái độ của quốc gia này đối với Việt Nam thoải mái hơn Trung Quốc. Tuy Mỹ cần sự cộng tác của Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn coi Trung Quốc là kẻ cạnh tranh tiềm ẩn, trong khi đó Việt Nam lại không được coi là mối đe dọa đối với nền an ninh nước Mỹ mà ngược lại, Việt Nam đóng vai trò quan trong trong một trật tự chính trị - quân sự đang hình thành ở Châu
Á- Thái Bình Dương. Giữa Mỹ và Việt Nam không có xung đột về mặt lãnh thổ, do đó Mỹ đã áp dụng chính sách ngoại giao thân thiện với Việt Nam như mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế, hợp tác trao đổi văn hóa, khoa học. Tuy nhiên, cũng vẫn cần phải cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của một số thế lực thù địch, luôn nhăm nhe lật đổ chính quyền Việt Nam hiện nay. Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng không ngừng được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, lại là quốc gia có vị trí địa lý địa chiến lược và địa kinh tế quan trọng trong khu vực.
Dẫu vậy, những động thái của Trung Quốc và Mỹ vẫn khiến cho Việt Nam gặp không ít trở ngại, đặc biệt khi nhận thức được vai trò của Việt Nam trong khu vực, hai quốc gia này không ngừng tìm mọi cách lôi kéo, khống chế đối với Việt Nam trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Mọi cử chỉ của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ với Mỹ đều rất nhạy cảm với Trung Quốc và ngược lại, do đó Việt Nam đã bị đẩy vào tình thế “đặt lên bàn cân” đề các nước lớn này trao đổi, mặc cả. Cần nhận thấy rằng, khi Mỹ cứng rắn với Trung Quốc và quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng, Việt Nam phải đối phó với áp lực từ Trung Quốc vì nước này muốn Việt Nam ngả về phe mình, còn khi quan hệ Trung - Mỹ chủ trương hợp tác với nhau, Việt Nam sẽ thành con bài mặc cả cho những lợi ích riêng của hai nước này. Có thể kể ra đây một số ảnh hưởng của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, trước những mâu thuẫn giữa đồng USD và Nhân dân tệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp rất nhiều khó khăn. Để tránh bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm cách "tuồn" hàng qua Việt Nam hoặc đầu tư đặt nhà máy tại Việt Nam gia công hàng cho Trung Quốc để tràn vào thị trường Mỹ, với phần đóng góp phụ trội rất thấp của Việt Nam. Trong cán cân thương mại năm 2009, Việt Nam xuất siêu khoảng 8,35 tỉ USD vào thị trường Mỹ và 3,77 tỉ USD vào EU, nhưng lại nhập siêu 11,2 tỉ USD từ Trung Quốc, nghĩa là "lời" bao nhiêu với Mỹ và EU thì lại "hụt" gần bằng ấy với Trung Quốc. Về hàng hóa trao đổi, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại nguyên liệu thô (than đá, cao su, sắn, dầu thô, máy vi tính) và nhập khẩu hàng hóa thành phẩm (máy móc, nguyên liệu dệt may, gia giầy, sắt thép, máy vi tính, xăng dầu, hóa chất).
Trên lĩnh vực an ninh - quân sự, mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ - Trung về vấn đề Biển Đông đã dẫn đến một sự hội tụ những lợi ích chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam và
sự cải thiện trong hợp tác quân sự giữa hai nước. Đặc biệt với việc Mỹ can dự vào biển Đông cũng khiến cho thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong vùng biển này phải e dè hơn chứ không hung hăng như trước nữa.Trong tam giác Mỹ - Việt - Trung, Mỹ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều với Việt Nam. Dù Mỹ cần sự hợp tác của Trung Quốc để đối phó với một số vấn đề quan trọng toàn cầu thì Trung Quốc vẫn bị Mỹ là một đối thủ tiềm tàng. Không chỉ không có xung đột chiến lược giữa Mỹ với Việt Nam, mà trong cách nhìn của Mỹ, Việt Nam là một lực lượng quan trọng đóng góp vào trật tự an ninh đang nổi lên ở châu Á - Thái Bình Dương. Quan điểm tích cực này về Việt Nam đã khuyến khích Mỹ thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước. Cho đến nay, mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam từ phía Mỹ biến đổi tỉ lệ nghịch với những hành động hiếu chiến của Trung Quốc và tỉ lệ thuận với quyết tâm và khả năng của Việt Nam trong việc đóng một vai trò độc lập ở châu Á.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á để gia tăng kiềm chế Trung Quốc, hoặc những hành động triển khai kế hoạch phòng thủ quân sự xuống khu vực biển Đông của Trung Quốc đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích về chủ quyền, an ninh, phòng thủ và kinh tế của Việt Nam. Việt Nam có vị trí địa-chính trị rất nhạy cảm đối với những mối quan hệ và can dự ấy. Đúng là sự thỏa hiệp giữa các nước lớn chưa hẳn đã diễn ra vào một thời điểm nhất định, mà là cả một quá trình. Trong quá trình này, để các nước lớn không thể mặc cả, đổi chác trên lưng mình, chúng ta phải có kế sách đối trọng và cân bằng. Vị thế của nước nhỏ trong cuộc chơi lớn là tư thế độc lập, tự cường, xây dựng quốc gia thành một thực thể chính trị - kinh tế - văn hóa có bản sắc. Đó chính là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hoàn cảnh mới.
KẾT LUẬN
Cho tới thời điểm này, Barack Obama nắm quyền Tổng thống nước Mỹ đã hơn nửa nhiệm kỳ, đó là quãng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải là ngắn. Thời gian đó đủ để chúng ta nhận thấy những sự thay đổi do các tác động trong chính sách đối ngoại mới mà Tổng thống Obama cùng chính quyền của mình đã làm được và cả những việc còn hạn chế, trong đó những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc.
Quan hệ Trung - Mỹ có vai trò quan trọng không chỉ với riêng hai nước mà còn có ảnh hưởng lâu dài tới các khu vực, các nước khác trên thế giới. Xét từ cấp độ song phương, quan hệ Trung - Mỹ đã có một nền tảng vững chắc và một tương lai với những triển vọng và cơ hội. Những nhân tố tích cực thúc đẩy quan hệ hai nước cũng ngày càng nhiều lên, nhưng vẫn còn đó những nhân tố tiêu cực làm ảnh hưởng mối quan hệ vốn vẫn tồn tại sự khác nhau về chế độ xã hội, về ý thức hệ, quan niệm giá trị cũng như chuẩn mực đạo đức. Trong bối cảnh đó, hai nước cần đi những bước đi vững chắc và “phù hợp lợi ích chung của hai bên” và “quan hệ Trung - Mỹ sẽ tạo dựng thế kỷ XXI” như mong muốn của các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Kể từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay, quan hệ Trung - Mỹ luôn là cặp quan hệ dành được sự quan tâm nhiều nhất của các nước trên thế giới bởi đây là hai cường quốc đại diện cho hai mô hình xã hội tiêu biểu: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong vòng 10 năm đầu tình hình quan hệ Trung - Mỹ khá ổn định, thời gian còn lại luôn nổi sóng và không ổn định nhưng vẫn chưa hề phá vỡ đại cục “vừa đối kháng vừa hợp tác” giữa hai nước. Điều này cho thấy có một vài nhân tố khá ổn định giữ cho quan hệ Trung - Mỹ, quyết định cho quan hệ Trung - Mỹ dù như một bản nhạc lúc bổng lúc trầm nhưng hướng đi cơ bản vẫn là ổn định. Ngoại trưởng H.Clinton cũng đã từng nhắc tới hình ảnh “con thuyền” trong quan hệ của hai nước: “Cùng trên một con thuyền, hai bên phải cùng chèo lái”. Sự liên thuộc về lợi ích kinh tế được xem là chiếc dây lèo, có thể lái con thuyền Mỹ - Trung đi đúng hướng. Hiện nay, những lợi ích trong hợp tác phát triển kinh tế, thương mại là nhân tố gắn kết hai nước Trung-Mỹ nhưng không ai có thể nói trước được những mâu thuẫn về lợi ích chiến lược, sự tranh giành ảnh hưởng và tập hợp lực lượng trong khu vực và trên thế giới của hai nước. Nếu như nền kinh tế Mỹ lại rơi vào cuộc suy thoái nghiêm trọng một lần nữa, hệ thống đồng đô la Mỹ bị sụp đổ thì Trung Quốc sẽ chịu
tổn thất vô cùng lớn, nền kinh tế thế giới bao gồm cả nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ nảy sinh những khó khăn rất lớn. Ngược lại, nếu kinh tế Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng thì cũng gây ra những tác dụng phụ rất lớn đến kinh tế Mỹ, thậm chí cho cả nền kinh tế thế giới.
Nhưng những nhân tố khác cũng quyết định không nhỏ tới việc duy trì con thuyền này đi một cách ổn định và bền vững. Mỹ là quê hương của chủ nghĩa thực dụng, Trung Quốc cũng là bậc thầy của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cơ hội. Do đó, cả hai sẽ không dễ gì từ bỏ lợi ích quốc gia của mình. Có thể ở tầng sâu họ đối đầu, nhưng ở mặt ngoài họ lại luôn tỏ ra thân thiện và hợp tác. Thực chất của mối quan hệ này vẫn sẽ là hợp tác, lợi dụng lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau bởi cả hai nước còn đang rất cần đến nhau. Sự hòa dịu hay căng thẳng của quan hệ Trung - Mỹ đều có tác động lớn đến tính ổn định và phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Cả hai nước đã rất hiểu nhau, đều nhận thức được rằng cần phải hợp tác, chia sẻ những lợi ích quan trọng và lâu dài cho quốc gia mình, do đó có thể tóm lại khái quát cho quan hệ Trung - Mỹ trong các giai đoạn là “hợp tác và phát triển”. Giai đoạn từ khi chính quyền của tổng thống Barack Obama lãnh đạo cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Đối với Việt Nam, do tính chất nhạy cảm trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ nên việc lựa chọn chính sách đối ngoại là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việt Nam vừa phải tập trung xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, tăng cường sức mạnh quốc gia nhưng cũng đồng thời phải duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và Mỹ, đưa quan hệ với mỗi nước đi vào chiều sâu. Riêng những lĩnh vực còn bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ có liên quan đến Việt Nam, Việt Nam cần phải tận dụng vai trò của cộng đồng ASEAN để có tiếng nói chung, tạo ra chỗ dựa vững chắc trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng của quan hệ Trung - Mỹ, do đó cần nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng đắn những diễn biến mới của quan hệ hai nước này trong giai đoạn hiện nay và tương lai để đưa ra được chủ trương chính sách đối ngoại kịp thời, thích hợp. Có lẽ, đường lối đối ngoại cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ là chính sách mà Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn muốn duy trì và hướng tới. Việt Nam sẽ tận dụng những cơ hội trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ mà không làm cản trở, phương hại đến lợi ích của mình, đồng thời đề phòng những tác động bất lợi có thể xảy ra. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng cần tiếp tục phát triển quan hệ nhiều mặt với các trung tâm quyền lực khác, cùng với các nước Đông Nam Á hợp tác với Nga, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu vào các cơ chế đa phương và các công việc chung, tạo ra thế cân bằng linh hoạt và ràng buộc lẫn nhau theo các tầng bậc quyền lực trong khu vực. Thực hiện tốt đường lối đối ngoại cân bằng đó sẽ là điều kiện tối ưu cho Việt Nam phát triển, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, góp phần vào hòa bình ổn định cũng như sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách:
Tiếng Việt
1. Trung Quốc 2020 ( 2001), NXB Khoa học-xã hội.
2. Thế giới sau chiến tranh lạnh(2006), NXB Quân đội nhân dân.
3. Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn (2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, NXB Thế giới.
4. Nguyễn Thái Yên Hương - Tạ Minh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ (sách tham khảo dùng trong các trường Đại học), NXB Giáo dục Việt Nam
5. Nguyễn Văn Lập (biên soạn), Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức, Thông tấn xã Việt Nam.
6. Nguyễn Văn Lập (2001), Quan hệ Trung - Mỹ có gì mới, NXB Thông tấn. 7. JUN MA (2002), Trung Quốc - Nhìn lại một chặng đường phát triển, NXB Trẻ.
8. Phạm Quang Minh (2007), Tập bài giảng môn Quan hệ quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương.
9. Lê Văn Mỹ (2007), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa : Ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học - xã hội.
10.Lê Văn Mỹ (2009), Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008), NXB Khoa học Xã hội.
11.Lê Văn Mỹ (2011), Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, NXB Từ điển Bách Khoa.
12.Đỗ Tiến Sâm & M.L.Titarenko (2009), Trung Quốc những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt, NXB Từ điển Bách Khoa.
Tạp chí
Tiếng việt:
13.Dương Danh Dy (2010), “Một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay, số 9 (150), 2010,tr.28-37
14.Banning Garret(2004), “Sự trói buộc chiến lược”: Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ 21,
Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), tr.13-33.
15.Đỗ Sơn Hải (2011), “Mỹ - Trung: mối quan hệ đang thay đổi”, Tạp chí Việt Mỹ 40,
16.Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Quan hệ Việt-Mỹ: 35 năm nhìn lại”, Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (82) tháng 9 năm 2010, tr.5-24.
17.Giả Cân Lương (2011), “Sau 10 năm gia nhập WTO Trung Quốc rút ra bài học gì?”,
Tạp chí đối ngoại (Ban đối ngoại Trung ương), số 11 (26) - 11/2011, tr.43-47.
18. Nguyễn Huy Quý (2011), “Động thái mới trong quan hệ Trung - Mỹ: xu thế hòa hoãn và tác động đối với khu vực”, Nhịp cầu tri thức, số 43, tháng 7-2011, tr.18-22.
19.Nguyễn Huy Quý (2011), “Trung - Mỹ củng cố lòng tin qua chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Joe Biden”, Nghiên cứu Trung Quốc số 9(121) -2011, tr.29-35. 20.Vũ Lê Thái Hoàng (2010), “Quan hệ Mỹ - Trung và trật tự khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương”, Nghiên cứu quốc tế, số 1 (80) tháng 3 năm 2010, tr.83-94.
21.Phạm Sao Mai, “Nội hàm chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc”, Nghiên cứu quốc tế,số 1 (84) tháng 3 năm 2011, tr.63-74.
22.Mạnh Tường Thanh(2002), Chiến lược an ninh đối ngoại và vai trò quốc tế của Trung Quốc, Các vấn đề quốc tế (tài liệu tham khảo đặc biệt), tr.13-24.
23.Trung Quốc muốn gì: ý đồ tương lai của một cường quốc đang nổi lên, Các vấn đề