7. Cấu trúc luận văn
3.3. Một số dự báo và khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ giáo dục
dục Việt Nam - Australia
Để nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục giữa Việt nam – Australia, trước tiên cần xác định rằng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục sẽ tiếp tục là ưu tiên giữa 2 nước. Xác định được điều này, mỗi quốc gia sẽ đưa ra những chiến lược và các chương trình hành động phù hợp. Về phía Australia, hàng năm đều có kế hoạch và ngân sách hợp lý cho các chương trình viện trợ giáo dục ở Việt Nam, các chương trình học bổng chính phủ, các chương trình của tổ chức phi chính phủ và các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích sẽ được chú trọng hơn nữa. Trong khi đó, phía Việt Nam cũng củng cố hệ thống quy định pháp lý về đầu tư, đào tạo, cải cách giáo dục, nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư từ Australia cho ngành giáo dục của nước ta. Đồng thời, phổ biến và tuyên truyển rộng rãi các hoạt động hợp tác giáo dục với Australia, như các chương trình học bổng, du học, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề ngắn hạn… đến nhiều học sinh, sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh của Việt Nam.
Thứ hai, cần nhận thấy rằng lực lượng lao động chủ chốt của Việt Nam được đào tạo tại Australia, có hiểu biết sâu sắc về quốc gia này sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước một cách tồn diện. Với những chính sách khuyến khích các du học sinh tại Australia về nước làm việc, cống hiến cho đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các du học sinh này sẽ là cầu nối cho sự hợp tác giữa hai nước. Được học tập ở một đất nước với môi trường đào tạo bài bản, nội dung chương trình hiện đại, phương pháp học tiên tiến, đội ngũ giảng viên tâm huyết và chuyên môn cao, các du học sinh tốt nghiệp có trình độ chun mơn, kiến thức sâu. Việt Nam cần những người có kiến thức, kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề khác nhau như vậy để phát triển nền kinh tế, nền giáo dục đào tạo của đất nước. Đi du
học ở Australia đồng nghĩa với việc du học sinh sẽ có dịp trải nghiệm nền văn hóa của nhiều quốc gia khác qua các sinh viên quốc tế, mở rộng mối quan hệ và học cách làm việc trong các doanh nghiệp tồn cầu. Chính từ những điều này, du học sinh có thể đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, cũng như các phương thức làm việc tiến bộ, chia sẻ các kinh nghiệm cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ dựa trên những trải nghiệm của mình từ nền giáo dục và văn hóa Australia. Những giải thưởng tơn vinh, chính sách thu hút cựu du học sinh về nước, các chính sách ưu đãi, khuyến khích khác sẽ tạo điều kiện phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực chất lượng cao này. Đối với chính các cựu du học sinh này, bản thân họ cũng cần nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiêm túc học tập, rèn luyện tốt tại đất nước bạn, để nâng cao kiến thức, hiểu biết, khả năng của mình, đúng như chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác giáo dục với Australia: “Mong muốn tăng cường hợp tác là yêu cầu chính đáng của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Mỗi sinh viên Việt Nam học tập tại nước bạn cần phát huy cao tinh thần hiếu học của dân tộc, tuân thủ pháp luật của bạn, học tập rèn luyện tốt để sau này trở về phục vụ đất nước” (Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp với Phó thủ hiến Bang West Australia và Đại học Australia hồi tháng 3 năm 2008).
Thứ ba, Việt Nam trên cơ sở mối quan hệ hợp tác giáo dục Australia, cần tranh thủ học hỏi nước bạn để xây dựng và phát triển các phương pháp giáo dục cốt lõi, chủ đạo, tương tự như tại Australia và các nước phương Tây có nền giáo dục phát triển. Mỗi loại triết lý giáo dục thường đi kèm theo một phương pháp dạy và học khác nhau. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng các trang thiết bị học tập dù hiện đại đến đâu thì cũng chỉ là những công cụ hỗ trợ học tập chứ không phải là những phương pháp giảng dạy và học tập. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều văn bản quy định các chuẩn mực của nhà giáo, các tương quan giữa thầy cơ giáo và học sinh, vai trị của người học và người dạy, mỗi đối tượng được phép học những gì và học như thế nào và khơng
được phép học hay làm những gì. Chúng ta chỉ thấy phần lớn tại các trường khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" nhưng có rất nhiều học sinh chưa hiểu các em phải học những "lễ" gì. Nếu khơng có những chính sách lớn về đổi mới phương pháp dạy và học, các thầy cơ giáo sẽ khơng có định hướng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học sinh cũng sẽ không rõ các quy định về cách thức được phép học tập. Như vậy, triết lý giáo dục chính là thứ mà học đường Việt Nam đang cần để đổi mới phương pháp dạy và học nhằm xây dựng một nền giáo dục có chất lượng tại Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam cần tranh thủ tăng cường học hỏi kinh nghiệm thực tế của Australia để đạt được thành cơng trong q trình cải cách giáo dục của mình, thơng qua mối quan hệ hợp tác giáo dục lâu đời. Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam đã được thực hiện tương đối lâu, nhưng vẫn chưa thu được hiệu quả. Đến nay, sau 15 năm cải tổ, phải khách quan đánh giá, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về mặt số lượng. Nếu năm 1993 Việt Nam chỉ có các trường đại học, cao đẳng cơng lập và một số rất ít các trường dân lập, thì nay, 15 năm sau, đã có thêm trên 100 trường đại học, cao đẳng dân lập và tư thục đã được thành lập và đưa vào hoạt động. Ngồi ra cịn có ba trường đại học quốc tế và vài trăm trung tâm đào tạo tiếng Anh, công nghệ thông tin và kinh doanh do người nước ngồi trực tiếp đầu tư hay theo hình thức liên doanh. Tuy nhiên về mặt chất lượng, giáo dục Việt Nam đặc biệt là giáo dục cao đẳng và đại học cịn nhiều bất cập lớn và có nhiều than phiền từ mọi phía, thể hiện rất rõ trên báo chí và qua các kỳ họp của Quốc hội gần đây. Nguyên nhân là do vô số những mâu thuẫn lớn khá trầm trọng của giáo dục kéo dài hàng chục năm: Mâu thuẫn giữa quy mô phát triển với những điều kiện bảo đảm chất lượng. Mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng với một đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vừa thiếu, vừa yếu (do xuất phát điểm thấp, chất lượng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khơng hiệu quả) vừa không đồng bộ. Mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng với cơ chế quản
lý giáo dục (tổ chức, tài chính) phân tán, bất cập. Mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục của thời đại cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển năng lực sáng tạo cá nhân với phương thức và phương pháp giáo dục truyền thụ một chiều, vừa bảo thủ, vừa kìm hãm sự vận động và khai sáng tư duy. Khi thực hiện cải cách, chúng ta lại chưa có sự quyết đốn, tư duy giáo dục chậm đổi mới, cơ chế quản lý còn yếu kém, phân tán, thiếu lý luận khoa học giáo dục. Trong khi đó, Australia cũng đã từng hai lần thực hiện cải tổ giáo dục và đã đạt được những thành công ngoạn mục. Trong những năm đầu của thập kỷ 1980, Australia hầu như khơng có sinh viên quốc tế đến học, ngoại trừ những người có học bổng của chính phủ Australia. Thế nhưng chỉ sau hai lần cải tổ giáo dục, ngày nay Australia có gần nửa triệu sinh viên học sinh quốc tế đến học, thu vào một nguồn ngoại tệ đáng kể: 12,5 tỷ đô la Australia (khoảng 9 tỷ đô la M ) trong năm 2007, và vượt lên đến 14,5 tỷ AUD trong năm học 2007-2008. Lần cải tổ giáo dục thứ nhất của Australia vào năm 1988, chỉ trước phong trào cải tổ giáo dục của Việt Nam 5 năm. Chú trọng của Australia thời điểm đó nhằm vào cải tổ cơ cấu của các trường cao đẳng, đại học. Theo đó, hai hệ thống đại học lúc bấy giờ gồm các trường cao đẳng, đại học nghiêng về đào tạo (Colleges of Advanced Education) và các trường đại học truyền thống (Universities) được sáp nhập thành một hệ thống duy nhất, gọi là Hệ thống Giáo dục Quốc gia Hợp nhất (Unified National System). Mục đích nhằm một là gia tăng cơ hội cho sinh viên tham gia vào giáo dục đại học cao đẳng nhiều hơn, hai là giúp giáo dục đại học cao đẳng phục vụ tốt hơn về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa, và ba là cung cấp một môi trường học tập linh hoạt và uyển chuyển hơn cho mọi tầng lớp sinh viên. Mười một năm sau, với quyết tâm xây dựng hạ tầng cơ sở nghiên cứu trong các trường đại học Australia và gia tăng số sinh viên học bậc sau đại học, chính phủ Australia đã cho ra đời bản Bạch thư mang tên Tri thức và đổi mới. Cùng với chương trình hành động cụ thể, chỉ ba năm sau con số nghiên cứu sinh gia tăng đáng kể đúng như kế hoạch đã đề ra.
Song song với hai lần cải tổ sâu rộng giáo dục bậc đại học cao đẳng, chính phủ Australia cịn cho ra đời nhiều chính sách giáo dục khác. Chương trình Tham gia đóng góp vào giáo dục đại học cao đẳng (HECS) dựa trên nguyên tắc “người đi học phải trả tiền” tạo nên sự bình đẳng trong học tập. Chương trình quốc gia về quy trình kiểm định giáo dục đại học (National Protocol for Higher Education Approval Processes) và sự ra đời của một cơ quan kiểm định độc lập có tên Tổ chức chất lượng trong các trường đại học Australia (Australian Universities Quality Agency) đã đóng góp khơng nhỏ vào tiến trình kiểm định chất lượng trong hệ thống giáo dục đại học cao đẳng của Australia.
Bên cạnh cải tổ giáo dục, chính phủ Australia cịn xây dựng và cho ra đời nhiều luật lệ liên quan đến các loại thị thực đối với mỗi loại sinh viên, học sinh du học tại Australia. Ví dụ thị thực số 570 cho những người đến Australia để học tiếng Anh với thời gian dài hơn 3 tháng; thị thực 571 cho học sinh phổ thông; thị thực 572 cho học viên bậc cao đẳng, thị thực 573 đối với sinh viên bậc đại học, thị thực 574 cho nghiên cứu sinh… giúp tăng cơ hội du học Australia cho sinh viên quốc tế.
Chính phủ Australia ban hành nhiều đạo luật nhằm bảo vệ thương hiệu của giáo dục Australia. Đạo luật về việc cung cấp dịch vụ giáo dục phục vụ sinh viên học sinh quốc tế (ESOS Act 2000). Theo đó, sinh viên học sinh quốc tế đến Australia học được bảo đảm về chất lượng học tập lẫn các dịch vụ phục vụ người đi học; các chương trình đào tạo đạt chất lượng đúng như các tiêu chuẩn quốc gia; và các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ giúp sinh viên thi hành đúng pháp luật Australia, đặc biệt là các thị thực sinh viên. Đạo luật quốc gia 2007 (The National Code 2007) quy định trách nhiệm và bổn phận của các chính phủ (liên bang và các bang, lãnh thổ), các chuẩn mực ứng xử của mỗi trường học có tiếp nhận sinh viên học sinh quốc tế đến học, và cả các cơ sở tư vấn du học ở nước ngoài. Một cơ sở giáo dục muốn tiếp nhận sinh
viên học sinh quốc tế vào học phải đăng ký với Chính phủ liên bang. Nhà trường phải thỏa mãn 15 tiêu chí mới được cấp số CRICOS. Khi có CRICOS trường mới được phép nhận sinh viên quốc tế. CRICOS là số đăng ký với chính phủ liên bang về cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo dành cho sinh viên học sinh quốc tế (Commonwealth Register of Institutions and Courses for Overseas Students). Nhờ vậy, giáo dục Australia luôn là một điểm đến chất lượng và uy tín hàng đầu đối với sinh viên quốc tế.
Để quá trình cải cách giáo dục của Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực như Australia, chúng ta cần học tập kinh nghiệm từ nước bạn với khuyến nghị sau:
- Quy tất cả các hệ thống trường, cơ sở đào tạo về dưới sự quản lý của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam giống như tập quán và hệ thống quản lý của Australia cũng như của các nước phương Tây. Các trường cao đẳng và đại học Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhiều bộ khác nhau, khó quản lý.
- Triển khai văn bản phát triển trách nhiệm quản lý và năng lực phát triển giáo dục cho các trường đại học, cao đẳng. Hiện nay cơ chế điều hành các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng của Việt Nam là nguyên nhân gây ra nạn thui chột trong quản lý tại các trường đại học, cao đẳng như nạn thụ động, thiếu sáng kiến, ỷ lại, tiêu cực.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho các trường cao đẳng, đại học ngồi cơng lập. Theo luật giáo dục Việt Nam và triết lý tài chính giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục, đào tạo đều có nhiệm vụ đào tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Do đó nguồn thuế của nhân dân phải chi trả cho các hoạt động giáo dục, đào tạo không phân biệt các hoạt động ấy nằm trong cơ sở công lập hay tư thục.
- Phải xây dựng chính sách về du học. Du học là đầu tư cho giáo dục và tương lai. Đầu tư phải có hiểu biết khu vực địa lý và lựa chọn đối tác đầu tư. Cho đến nay tại Việt Nam du học còn là phong trào, mang tính tự phát hơn là
có kế hoạch. Chính phủ thơng qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chính sách du học để cho nguồn đầu tư giáo dục của nhân dân đạt hiệu năng cao. Một chính sách du học được hoạch định đúng mức sẽ thể hiện được chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ trong nhiều thập kỷ về sau.
- Cần có chính sách phát triển các chương trình và dịch vụ giáo dục quốc tế. Việt Nam được thế giới đánh giá là một địa điểm đầu tư có tiềm năng và một địa chỉ du lịch an tồn và mang tính văn hóa cao. Dựa trên các thế mạnh ấy, Việt Nam cần xây dựng các chính sách thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc. Muốn một chính sách như thế thành công, chúng ta phải chuẩn bị các cơ sở giáo dục có tiêu chuẩn quốc tế, mơi trường học tập quốc tế, nội dung học tập và nghiên cứu có chất lượng.
Để phát triển mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia toàn diện hơn, chúng ta cần áp dụng các chính sách khuyến khích và các biện pháp thúc đẩy một cách đồng bộ, cụ thể và hiệu quả. Việc áp dụng các chính sách này dựa trên tình hình thực tế của mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai bên và có sự điều chỉnh để phù hợp hơn và hiệu quả hơn.
Ngồi các chương trình học bổng chính phủ, hai nước cần chú trọng hơn thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa các bang của Australia với các thành phố, tỉnh thành Việt Nam, giữa các trường đại học với nhau. Về phía Việt Nam, cần đầu tư nghiên cứu thêm các giải pháp để tăng cường chiều hợp tác giáo dục từ phía Việt Nam thay vì chủ yếu là tiếp nhận những hỗ trợ/ đầu tư từ phía Australia. Ngồi ra, Việt Nam cũng cần chú ý đến chọn lọc tiếp thu nền giáo dục Australia sao cho phù hợp với thực tế tình hình giáo dục Việt Nam.
Về bộ máy quản lý tổ chức, chúng ta cần cố gắng nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ máy quản lý tổ chức giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những cơ quan, tổ chức nước ngồi có nhu cầu trao đổi, hợp tác hay đầu tư giáo dục với Việt Nam. Với vấn đề khó khăn kinh phí, Việt Nam có thể kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức trong nước/ việt kiều, doanh