7. Cấu trúc luận văn
2.1. Hợp tác giáo dục ở cấp độ nhà nƣớc
2.1.1 Viện trợ phát triển giáo dục
Có thể khẳng định, giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của cả hai nước Việt Nam và Ausralia, và là lĩnh vực hợp tác có hiệu quả cao giữa hai nước. Hợp tác trên lĩnh vực này chủ yếu được tiến hành dưới hình thức các viện trợ của chính phủ Australia cho Việt Nam. Australia là nhà tài trợ sớm nhất, thông qua các khoản viện trợ chính thức (ODA), để ủng hộ các chương trình phát triển của Việt Nam kể từ năm 1973 cho đến nay, và hiện đã trở thành một trong những nước viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Riêng về ODA, Australia đứng trong khoảng từ thứ tư đến thứ sáu trong số 10 nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Các chương trình viện trợ của Chính phủ Australia tại Việt Nam hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững, chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên, bao gồm phát triển giáo dục – nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua cung cấp nước sạch và vệ sinh, hỗ trợ cải cách kinh tế. Trong
đó, viện trợ về phát triển giáo dục đào tạo để xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao cho Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu của Australia. Ngay từ những năm 1980 của thế kỷ XX, trong lúc Việt Nam đang bị cấm vận, nhân dân và Chính phủ Australia thơng qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã giúp Việt Nam đào tạo giảng viên cao cấp tiếng Anh và nâng cao năng lực tiếng Anh cho nhiều cán bộ công tác tại các cơ quan Trung ương và các Bộ, ngành của Việt Nam. Sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, Australia là một trong những nước tích cực đi đầu trong việc phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực trong đó đứng đầu là giáo dục – đào tạo. Các hoạt động và chương trình viện trợ cụ thể như sau:
Hoạt động của AusAID:
Các chương trình viện trợ của Australia được quản lý và điều hành thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID). AusAID có nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị về chính sách và hỗ trợ cho hoạt động của Bộ trưởng phụ trách các vấn đề phát triển và hợp tác với các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp Australia, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức quốc tế nhằm xây dựng và quản lý các chương trình xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả.
AusAID là một cơ quan hành chính độc lập trực thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ này về mọi khía cạnh của các hoạt động và chính sách viện trợ.
Tổ chức “Các nhà đại sứ trẻ Australia vì sự phát triển– Australia Youth Ambasadors for Development”
Chương trình Các nhà đại sứ trẻ Australia vì sự phát triển - Australia Youth Ambasadors for Development (AYAD) là một phần trong chương trình Tình nguyện viên Australia vì sự phát triển quốc tế - một sáng kiến của Chính phủ Australia thơng qua AusAID. Chương trình tình nguyện này gửi các cơng dân Australia trẻ trong độ tuổi từ 18 -30 sang các nước ở khu vực châu Á,
Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi từ 3 đến 12 tháng, nhằm hỗ trợ các quốc gia này thực hiện nhiều dự án phi lợi nhuận trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính sách xã hội, nghiên cứu khoa học, phát triển bền vững... Tại Việt Nam, chương trình AYAD được triển khai tập trung từ năm 1999 đến năm 2001, với số vốn viện trợ 10 triệu đô la Australia. Chương trình đưa những chuyên gia và những người công tác trong lĩnh vực thương mại của Australia sang Việt Nam làm việc cho các dự án phát triển, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Những năm tiếp theo, AYAD vẫn tiếp tục cử nhiều chuyên gia hỗ trợ các dự án tại Việt Nam như Chương trình Khuyết tật và Phát triển (Disability Resource and Development - DRD).
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2014, Chương trình AYAD chính thức kết thúc để hình thành duy nhất một chương trình tình nguyện chính thức của Chính phủ Australia, Chương trình tình nguyện viên Australia vì sự phát triển quốc tế - Australian Volunteers for International Development (AVID). AVID vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ phát triển các chương trình hỗ trợ phi lợi nhuận trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội...của Chính phủ Australia cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chương trình tài trợ trực tiếp (Direct Aid Program - DAP)
Chương trình Tài trợ Trực tiếp (DAP) là một chương trình cho các dự án nhỏ được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) do Đại sứ quán Australia tại Hà Nội quản lý. Phương châm của DAP là giảm khó khăn và khuyến khích phát triển thơng qua việc tài trợ tối đa 210 triệu đồng cho mỗi dự án phát triển quy mô nhỏ, với mục đích cụ thể, được tiến hành trong một khung thời gian xác định, ở những cộng đồng gặp khó khăn tại Việt Nam. Riêng với một số dự án phức tạp ở tầm cao hơn có thể xin tài trợ tối đa 630 triệu đồng. Đại sứ quán Australia phụ trách các dự án DAP ở Bắc Trung Bộ từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. Các dự án ở Nam Trung Bộ, tính từ Đà
Nẵng trở vào do Tổng lãnh sự quán Australia tại thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm.
Qu của DAP dành cho các cá nhân, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoặc Việt Nam, viện đào tạo, viện nghiên cứu, thư viện, bảo tàng hoặc các tổ chức tham gia vào các hoạt động phi lợi nhuận, liên quan tới phát triển cộng đồng.
Tiêu chuẩn cơ bản là tất cả các dự án phải có mục tiêu cụ thể trong việc giảm khó khăn, vì mục đích phát triển cho người dân thuộc dạng khó khăn. Một số lĩnh vực có thể nhận được tiền tài trợ bao gồm: giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục, môi trường, nhân quyền, phát triển nông thôn, cải thiện hậu quả thiên tai, các vấn đề về phụ nữ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và giữ gìn bản sắc văn hố.
Những dự án mang lợi ích phát triển cụ thể cho đối tượng khó khăn hoặc chú trọng đào tạo k năng và đem lại công ăn việc làm còn được mở rộng thêm trong lĩnh vực hoạt động và dụng cụ thể thao; và hội thảo đào tạo.
Sau đây là ví dụ về một số dự án giáo dục đào tạo đã nhận được tài trợ của qu DAP trong các năm gần đây:
Tài trợ các lớp dạy nghề cho phụ nữ nghèo và người khuyết tật (Hải Dương, Hà Nam)
Cung cấp các thiết bị, cơ sở vật chất chủ yếu cho các phòng học, phòng ở cho trẻ em và thanh niên tàn tật (Huế và Quảng Bình)
Nâng cấp trạm y tế xã (Thái Bình)
Tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành viên của một câu lạc bộ người nhiễm HIV/AIDs (Bắc Kạn)
Chuyển giao và xây dựng mơ hình áp dụng cơng nghệ mới cho nông dân nhằm nâng cao thu nhập và bảo vệ mơi trường (Thanh Hóa)
Theo báo cáo thường niên của AusAID, trong năm tài chính 2012- 2013, thông qua Qu DAP, Đại sứ quán Australia đã hỗ trợ cho 13 dự án trên 09 tỉnh thành phía Bắc Việt Nam bao gồm: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Hải Dương và Hà Nội.
Qu DAP cùng với chương trình tài trợ song phương của Chính phủ Australia đạt nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và triển khai dự án tại Việt Nam.
Chương trình học tập tổng hợp Việt Nam - Vietnam Blended Learning Program
Chương trình học tập tổng hợp Việt Nam – Vietnam Blended Learning Program là chương trình viện trợ Phát triển thuộc Bộ Ngoại Giao và Thương
mại Australia tài trợ, thông qua sự điều phối của Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thế giới. Chương trình Học tập Tổng hợp nhằm hỗ trợ các tổ chức Việt Nam phát triển và thực hiện các hoạt động chia sẻ kiến thức và đào tạo góp phần cải thiện quản trị điều hành ở các cấp, thông qua sử dụng các phương pháp học tập sáng tạo và tổng hợp. Các dự án được tài trợ cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
Sử dụng công nghệ thông tin và viễn thơng, như truyền hình trực tuyến, các cơng cụ và nguồn tài liệu đa phương tiện nhằm tăng cơ hội học tập và trao đổi với các chuyên gia và tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực trong nước và trên thế giới;
- Sử dụng các phương pháp học tập tổng hợp trong việc thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo nhằm đảm bảo việc học tập có hiệu quả, lơi cuốn và hấp dẫn đối với những người hưởng lợi từ Dự án;
- Lồng ghép công nghệ thông tin và viễn thông và các phương pháp học tập chủ động vào hoạt động Dự án nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển liên quan đến Chiến lược Viện trợ Phát triển của Australia cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.
Từ năm 2006 đến 2010, chương trình đã thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị đào tạo, học viện cũng như các tổ chức xã hội. Khoảng 30,000 đô-la M được trao cho mỗi tổ chức có Dự án được lựa chọn thỏa mãn các yêu cầu của Chương trình.Tổng cộng 674.000 đơ la Australia đã được tài trợ để thực hiện các dự án phục vụ chương trình đào tạo từ xa của Việt Nam và các chương trình có phương pháp giáo dục mới, sáng tạo.
Viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục
Viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục của Australia cho Việt Nam hầu hết được tập trung cho phát triển giáo dục tiểu học cơ bản, đặc biệt cho khu vực nông thông và các cộng đồng dân tộc thiểu số. Từ năm 1998 đến năm 2001, Australia đã viện trợ hai dự án về đào tạo giáo viên và cải thiện công tác tuyển sinh; cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường tiểu học với số vốn viện trợ là 2 triệu AUD.
Trong năm 2000-2001, Australia đã cung cấp khoảng 59 triệu AUD hỗ trợ phát triển song phương cho Việt Nam. Chương trình này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ưu tiên là phát triển nguồn nhân lực, quản lý kinh tế và tăng cường mức sống của người nghèo thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển vùng nông thôn và thu nhập. Các kết quả thu được của hoạt động viện trợ giáo dục trong hai năm này là tăng cường năng lực giảng dạy và nghiên cứu tại hơn 20 trường/học viện của Việt Nam. Bốn mươi nhân sự chủ chốt từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều trường đại học đã được đào tạo về quảng bá nông nghiệp và phân tích chính sách, cùng với hơn 35 chuyên viên nghiên cứu được đào tạo về mở rộng nông nghiệp và k thuật sau thu hoạch.