Chương 3 : Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện hình thức thể hiện
3.2. Ngôn ngữ thơ
“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki). Ngôn ngữ sử dụng trong văn học là ngôn ngữ của nhân dân được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn nên ngoài tính nhân dân, ngôn ngữ còn mang dấu ấn chủ quan của tác giả. Tuy nhiên, dù cùng là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những đặc trưng khác nhau. Trong thơ, ngôn ngữ có những đòi hỏi khắt khe riêng, đòi hỏi sự hàm súc, gợi tả, giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng… Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong bài viết Thơ là gì có xu
hướng giải thích thơ dựa trên cấu trúc ngôn ngữ: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn từ này, tức là đối lập hẳn với ngôn ngữ hàng ngày”. Ở văn xuôi tự sự, ngôn ngữ mang tính tạo hình được đề cao, trong khi đó, ngôn ngữ thơ chú trọng tới việc bộc lộ thế giới của cái tôi nội cảm bên trong của con người.
Phong cách thơ Ý Nhi
Ngôn ngữ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Thông qua ngôn ngữ, chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh thần của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn… sẽ đến được với người đọc”. Và vì vậy mà ngôn ngữ là công cụ thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách cũng như tài năng của nhà văn.
Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Ý Nhi, chúng ta thấy nổi bật đặc điểm thơ trữ tình điệu nói chi phối đến ngôn ngữ được sử dụng ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ đời thường với vốn từ thuần Việt khiến cho thơ Ý Nhi rất gần gũi với thực tế. Từ lối kể, lối tả đến cách xưng hô đều dẫn dụ đến thứ ngôn ngữ giản dị thân quen. Nhưng càng về sau, thơ Ý Nhi càng gia tăng thêm chất nghĩ trong thơ bởi đã “từ bỏ sự giãi bày nặng chất duy cảm buổi đầu, chị bước nhanh tới những lời thơ tiết chế nặng chất suy tư” [49]. Nói như vậy có nghĩa là ở ngôn ngữ thơ Ý Nhi, chúng ta thấy hai đặc điểm nổi bật, vừa là thứ ngôn ngữ đời thường giản dị, lại vừa mang xu hướng khái quát, đậm chất triết luận.
3.2.1. Ngôn ngữ đời thường giản dị
Thơ Ý Nhi vốn giản dị, không bóng bảy và rất ít chữ. Bà chọn thơ là phương cách để giãi bày và trần tình nỗi lòng, để cứu cánh cho những nỗi lòng không xác thực giữa ngày yên nên những dòng tâm sự của nhà thơ như trải trên từng dòng thơ, mộc mạc và chân thành. Ý Nhi cũng từng quan niệm về một bài thơ hay là: “ về cảm xúc - phẩm chất cao nhất là sự thành thực. Về hình thức thì cần phải đạt đến sự giản dị”. Và quan niệm này đã được bà thể hiện rất rõ trong thơ. Có thể thấy dù ở mảng đề tài nào thì ngôn ngữ mà nhà thơ sử dụng vẫn toát lên vẻ giản dị của cái đời thường. Ngôn ngữ ấy mang tới giọng kể tự nhiên, chân thực về những câu chuyện đời thường như trong bài Nhà văn Nguyên Hồng, Ngày thường, Hà Nội, tháng 5.1987...
Phong cách thơ Ý Nhi
Ví như chiếc máy quay có thể ghi lại mọi vấn đề của cuộc sống, nhiều bài thơ của Ý Nhi với những câu thơ giản dị của lối thơ không vần và lắm lúc văn xuôi một cách triệt để dường như đã phá đi cái vẻ bề ngoài vốn có thường thấy của thơ ca. Nhà thơ đã phản ánh cả những vấn đề thời sự tưởng chừng như khó mà đem vào trong thơ một cách tự nhiên và chân thực. Đó là chuyện “giá gạo
cao chóng mặt”, chuyện hàng quán bày bán la liệt những “mỹ phẩm”, “hàng
ăn”, rồi cả vấn đề thị hiếu thẩm mỹ phản ánh đặc trưng văn hóa thời đại qua hình ảnh“ các anh chàng mới phất, phóng cúp đỏ ào ào qua phố”, hay chuyện sinh hoạt của ngày thường với hình ảnh:
Tiếng trẻ reo ngoài vườn
láng giềng qua trước ngõ
rau muống đầu mùa lên cao
hoa chuối cuối xuân hạ giá
anh bán rắn ngồi ngoài hồ Thuyền Quang
người ngơ ngẩn trước quầy xổ số
người xếp hàng mua thuốc lá Sa Pa.
(Ngày thường)
Những chuyện tưởng chừng như đơn giản, thậm chí là có thể coi là “vặt vãnh” ấy lại chính là cuộc sống, như khi Ý Nhi viết về những “trận bóng đá” và sự hâm mộ của khán giả trước những “vận động viên”, những “cầu thủ” lừng danh trên sân đấu, họ là một phần không thể thiếu làm nên hơi thở thời cuộc.
Nếu phân tích chi tiết hơn về ngôn ngữ thơ Ý Nhi, chúng ta sẽ thấy bà sử dụng nhiều đại từ: anh, chị, em, cô, bác, mẹ, con, cháu, ông, họ, ta, người ta, chúng ta... Những ngôn ngữ này đem đến cho thơ Ý Nhi và người đọc một cảm giác tâm tình như đang trò chuyện và giãi bày tâm sự:
Mẹ ơi,
Phong cách thơ Ý Nhi
bình yên bên mẹ.
(Hà Nội, Tháng 5.1987)
Hay trong Khóc bác Bùi Xuân Phái, chúng ta thấy một giọng điệu tâm tình và gần gũi làm sao: “Thưa bác/ cháu thắp nén hương này/xa Hà Nội hàng nghìn cây số/ và xa bác biết chừng nào”. Những đại từ “anh”, “em” lặp lại và
xuất hiện với tần suất liên tục, nhất là trong những bài thơ đầy xúc cảm khi viết về người đàn ông hào hoa, can trường và lý tưởng trong sâu thẳm trái tim và nỗi mong nhớ của nhà thơ. Có những bài thơ ngắn như Tập làm lục bát, một khúc ru về tình yêu ngọt ngào được nhà thơ sử dụng triệt để đại từ “anh” và “em” với số lượng 6 từ “anh” và 9 từ “em” trên tổng số 23 câu thơ. Thậm chí nhiều lúc, thế giới trong mắt nhà thơ dường như chỉ là của “anh” và “em” mà thôi. Khi ấy, ta cảm nhận được những trải lòng với nguyện cầu của người con gái, trong giây phút huy hoàng của số phận đã tìm thấy “anh” (Năm lời cho bài hát). Ngoài ra, khi khảo sát hệ thống đại từ nhân xưng trong thơ Ý Nhi, chúng ta không thể bỏ qua những đại từ xưng “tôi”, “ta”. Sự xuất hiện với tần số khá dày các đại từ này đã giúp Ý Nhi thể hiện được cái bản ngã thẳng thắn, quyết liệt bộc trực của mình: “Tôi đã bị lừa dối, phản trắc/.../tôi thường mua đắt mọi thứ/.../ tôi rất ít
bạn/.../tôi ngại các tiệc vui/ và nhiều khi tôi khóc vì chính những cái khiến những người quanh tôi vui sướng” (Tiểu dẫn). Đó là “tôi” của những phút giây
yêu lòng, của những khát vọng, đam mê và những nỗi nhớ da diết: “Tôi là đứa trẻ muốn kêu to để nghe thấy lời mình trong biển” hay “Tôi không sao tránh được lo âu mỗi độ thu/.../Tôi thường đợi mùa thu với nỗi lòng không xác thực”,
và có lúc cái “tôi” ấy không ngại bộc lộ mình: Đã từ lâu lắm/ tôi mới khóc/như đứa trẻ dại khờ...”. Và có lẽ nếu thiếu đại từ này, nhà thơ dường như chỉ trữ
tình bằng mắt, bằng ý, bằng tâm, mà miệng thì câm lặng, để rồi hòa tan vào thế giới xung quanh, làm lu mờ bản ngã cũng như bà khó mà thể hiện được những xúc cảm cùng dòng suy tư trăn trở bà gửi gắm trước cuộc đời. Vì thơ Ý Nhi là
Phong cách thơ Ý Nhi
kiểu thơ trữ tình điệu nói, cho nên chúng ta bắt gặp rất nhiều những phụ từ như “vẫn”, “đã”, “sẽ”, “đang”, những hư từ và các quan hệ từ như “và”, “nhưng”, “có lẽ”, “có thể” được sử dụng với dụng công nghệ thuật đặc biệt, nhiều khi được lặp lại liên tục thể hiện những trúc trắc, đối nghịch của tâm trạng. Đơn cử như bài thơ Đà Lạt, có đến 12 từ “và” đứng đầu câu trên tổng số 21 câu thơ, riêng một khổ thơ 8 dòng thì cũng có đến 8 từ “và”: “Và bậc thềm/ Và ô cửa/Và lá/Và bờ dốc im lìm/Và mặt hồ vắng lặng/ Và tường vi lung linh bờ
dậu/ Và nắng ngập lòng phố nhỏ”. Điều này cũng đồng nghĩa là việc sử dụng
ngôn ngữ với Ý Nhi cũng là một sự kỳ công và chắt lọc, theo đúng nghĩa là một nhà thơ “biết tiết chế”, “cầm giữ” từng từ ngữ và sử dụng chúng làm sao để đem lại “vẻ đẹp” thực chất của những “món ăn” cũng như “niềm hạnh phúc” có thể đem lại cho mọi người” như tuyên ngôn về nghệ thuật bà gửi gắm trong
Ngày thường. Ngoài ra thì trong thơ Ý Nhi còn xuất hiện rất nhiều địa danh, nơi
nhà thơ từng đặt chân đến, từng đi qua, từng sống với những ngày tháng đầy kỷ niệm như: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Quảng Bình, Huế, Tuy Hòa, Nha Trang, Sài Gòn hay Cà Mau, mũi đất thân thương nới cuối cùng của Tổ quốc, và thậm chí là những địa danh trên thế giới như Praha, Matxcơva. Mỗi miền đất ấy lại được gắn với những cảnh vật, những tên đất, tên đường, tên phố, tên sông, tên biển. Vùng Đại Từ - Thái Nguyên gắn liền với hình ảnh những con đường đất đỏ, đồi lưa thưa hoa lau,... và “nước lũ tràn qua suối Đôi”. Nơi ấy có Lệ và những tháng ngày cùng học: “Lớp chúng mình giữa
đồi/gió lùa qua vách nứa”. Nhắc tới Hải Phòng, không thể không nhắc tới Thủy
Nguyên và những con đường đã đi vào tiềm thức như Cầu Đất, Tràng Kênh, đến với Huế thì không thể quên được vẻ thơ mộng của Sông Hương, núi Ngự Bình bên cầu Tràng Tiền. Và có lẽ, được nhắc tới nhiều hơn cả là Hà Nội. Điều này cũng dễ hiểu bởi Ý Nhi có ba mươi năm gắn bó với nơi đây. Nhà thơ cũng từng chia sẻ trên báo Phụ nữ, Chủ nhật số 45 ra ngày 25.11.2011 trong bài viết
Phong cách thơ Ý Nhi
của Trần Thị Khánh Hội rằng: “Hà Nội vốn có vẻ đẹp, một sức quyến rũ đặc biệt đối với người làm thơ ngay cả khi họ chỉ đi ngang, hoặc chưa tới”. Và thế là hình ảnh của Hà Nội của thời xa xưa xen lẫn cái ồn ào của nhịp sống hiện đại hòa làm một trong nỗi niềm suy tư, trăn trở của nhà thơ như trong bài Hà Nội,
tháng 5 năm 1987, Một Hà Nội, Lời từ biệt Hà Nội.. Quả thực, với những ai đã
từng được sống ở mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến này thì khó mà quên được hình ảnh “một Hà Nội ngói nâu/lặng lẽ mây trời/.../ những phố dài hoa
sữa”. Hà Nội đó là Hồ Gơm với “hơi thu len lên trong cỏ cây, sóng nước/len trong ánh mờ sương Tháp Rùa”; là hồ Thuyền Quang với những cây sồi tán lá
xanh trầm tĩnh; là phố Hàng Buồm, phố Bà Triệu, cả những ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà san sát bên những khu chợ ồn ào la liệt hàng quán, làm thay đổi diện mạo của một Hà Nội một thời ngõ vắng thâm nâu. Tất cả gợi lên cái thân quen của cái thường ngày, làm nên diện mạo thời đại và giúp người đọc cảm nhận được cái hơi thở thường của cuộc sống.
3.2.2. Ngôn ngữ trí tuệ đậm chất triết luận
Cùng với xu hướng chung của thơ ca nói riêng và văn học thời kỳ này nói chung, thơ Ý Nhi cũng mang đặc điểm khái quát, tổng hợp. Càng về sau, Ý Nhi dường như càng dồn nén cảm xúc, sự dồn nén tưởng chừng như đẩy Ý Nhi đến với một thái độ khách quan đến lạnh lùng. Thực ra, năng lực khái quát phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tư tưởng, liên tưởng, triết học và không thể thiếu được vốn sống. Với “người đàn bà” đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, đi nhiều nơi và sống trong nhiều cảm xúc, như một sự tất yếu trong quá trình định hình phong cách, thơ Ý Nhi ngày càng nặng dần về chất nghĩ và điều này khiến cho ngôn ngữ thơ cũng đi theo chiều hướng trí tuệ, triết luận và khái quát. Bà đi vào lối phân tích và chính ngôn ngữ này “đã làm cho diện mạo thơ Ý Nhi thay đổi khá nhiều”[49] ”. Nói như Mã Giang Lân thì “thơ Ý Nhi không phải loại thơ đọc một lần, đọc qua là có thể cảm ngay được cái hồn của câu chữ
Phong cách thơ Ý Nhi
và cái hay của lao động nghệ thuật. Có khi cảm được rồi nhưng nói đôi lời thì thật là khó. Nhiều ý tứ người đọc đuổi theo nhưng nó cứ cựa quậy, duỗi ra và tuột mất” [14, tr.483]. Còn Hà Ánh Minh thì cho rằng: “Ý Nhi không những viết bằng ngôn ngữ của cảm xúc, mà chủ yếu viết bằng ngôn ngữ của trí tuệ. Thơ chị không thể ngâm, chỉ có thể đọc, không thể trở thành lời bài hát, mà sức trào dâng vẫn dạt dào. Những bài thơ dài, những khổ thơ dài cứ hực lên sức nóng, mạch ngầm suy cảm của chị” [37]. Dấu mốc mà chúng ta có thể nhìn rõ nhất sự thay đổi trong ngôn ngữ thơ của Ý Nhi là từ tập Người đàn bà ngồi đan trở đi. Ý Nhi thể hiện nhiều suy tư trăn trở nhưng không chỉ đơn thuần là ý nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ mà là những ý tưởng về nhân sinh quan và về nghệ thuật, được nhà thơ đúc kết từ sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình. Đó là những trăn trở về đạo đức, về thời cuộc. Bà luôn đặt ra rất nhiều những câu hỏi khi đứng trước những nghịch lý của cuộc đời. Và theo đó, những từ ngữ đối lập được xếp đặt cạnh nhau như một cách để bà có thể chiêm nghiệm một cách rõ nét hơn: “Không thở dài/ không mỉm cười/chị đang giữ kín đau thương/hay là
hạnh phúc/chị đang tràn ngập niềm vui/ hay là ngờ vực?” (Người đàn bà ngồi
đan). Trong bài Một buổi chiều ở Praha, Ý Nhi bộc lộ cảm xúc:“tôi như người
đánh mất/ lại như người vừa tìm thấy” bởi một nỗi lòng không xác thực đan
xen giữa: niềm vui - nỗi buồn/ hạnh phúc- khổ đau. Dường như trong cuộc sống này, con người luôn bị đặt trước những sự lựa chọn, giữa thủy chung và phản
trắc, giữa hận thù và tha thứ. Cuộc sống trở thành bức tranh muôn màu ẩn chứa
những nghịch lý bởi: Những giá trị không cân bằng luôn đổi chỗ/cái đã vỡ tan,
cái mới dựng lên/ tất cả mọi điều xa khuất” (Biển chiều). Ngôn ngữ thơ không
những thế còn mang ý nghĩa khái quát với những từ ngữ biểu hiện những trạng thái của cuộc sống như đen - trắng, mất - còn, sống- chết, lo toan, nụ cười và
giọt lệ, mắn mắn và rủi ro, mưa nắng đời thường, rồi cả niềm vui - nỗi buồn,
Phong cách thơ Ý Nhi
của đời sống, những câu hỏi lớn hay là những chiêm nghiệm suy tư của một tâm hồn lúc nào cũng trăn trở trong hành trình tìm kiếm cái bản ngã và ý nghĩa cuộc đời. Bên cạnh đó, chúng ta thấy xuất hiện trong thơ hệ thống những hình ảnh mang tính biểu tượng như Biển, Cát, Mùa Thu, Sông Trà,... (sẽ được khảo sát chi tiết hơn trong phần tiếp theo) mà “ẩn chứa đằng cái ngôn ngữ mô tả rất hình tượng kia là một thứ ngôn ngữ phân tích luận lý”. Và thành công của Ý Nhi về tăng cường chất nghĩ là “không phải lối buông cần để thỉnh thoảng giật lên một câu triết lý chợt đến nào đó theo lối ăn may tài tử; đối với Ý Nhi, những tư tưởng, ngẫm nghĩ, suy tư đã được tâm trạng hóa...” [50]. Bên cạnh đó, ngôn ngữ triết luận còn mở ra cho thơ một không gian và không gian nghệ thuật đa chiều hơn mà cụ thể ở đây là những từ ngữ gắn liền với miền không gian đối