Biểu tượng Vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 93 - 95)

Chương 3 : Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện hình thức thể hiện

3.3. Các biểu tượng tiêu biểu

3.3.3. Biểu tượng Vườn

Vườn cũng là biểu tượng thiên nhiên được Ý Nhi nâng tầm ý nghĩa thẩm mỹ đặc biệt trong thơ. Không kể đến các bài thơ viết lẻ, Ý Nhi dành riêng cho không gian này một tập thơ mang tên Vườn. Và cũng như hình ảnh Biển, Dòng

Sông hay Mùa Thu, hình ảnh Vườn trong thơ Ý Nhi mang ý nghĩa của thiên

nhiên đơn giản mà bình yên. Thực ra, hình ảnh khu vườn không phải là mới trong thơ. Tuy nhiên mỗi nhà thơ tìm đến với khu vườn và miêu tả nó với một ý nghĩa đặc trưng, ký thác vào đó những nỗi niềm riêng. Vườn trong thơ Nguyễn Bính là khu vườn quê dân dã của hoa bưởi, hoa chanh, hoa cam, của giậu mồng tơi xanh rờn... Vườn trong thơ Hàn Mặc Tử lại tồn tại những trường nghĩa khác nhau của thực và mộng. Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh khu vườn vừa mang nét đẹp của thiên nhiên xứ Huế, vừa ẩn chứa những ý nghĩa triết lý sâu xa và trở thành một biểu tượng văn hoá xứ Huế. Khu vườn trong thơ Ý Nhi cũng rất đẹp. Đó là hình ảnh của khu “vườn trưa” đầy sức sống sau cơn mưa tháng ba bất chợt: “Đất cằn trong khô khát/ bỗng mát lành sau mưa/ cây lá xanh vườn trưa/ lại nồng nàn hơi thở” (Dẫu chỉ là cơn mưa). Vườn trong thơ Ý Nhi luôn

là sự hiện hữu cho sức sống với hoa trái xum xuê. Đó là khu vườn trong ký ức gắn với những kỷ niệm ngọt ngào: “Vườn mẹ cha trĩu sai hoa trái/ đã rủ trùm

bóng mát xuống đời ta” (Gặp mẹ mẹ ở quê hương). Có khi, nhà thơ lạc hẳn vào

trong không gian tươi mát của khu vườn xóm cát với những hoa, những quả ngào ngạt sắc hương:

Tôi lạc giữa vòm na xanh ngát

vị nồng hăng như thể gọi mời

bưởi đã sai

ổi đã chín lâu rồi

hoa đã mọc trên cỏ ngù lối cát

Phong cách thơ Ý Nhi

Hình ảnh Vườn thường được mô tả gắn liền với màu xanh của tán cây, và tiếng chim trong trẻo, biểu trưng cho vẻ bình yên tươi đẹp của thiên nhiên:

Đôi lần

em nhìn tán cây kia mà ứa nước mắt

vì màu xanh

đôi lần

em nghe tiếng chim khuyên

mà ứa nước mắt

vì sự trong trẻo

(Vườn I)

Và cùng với hình ảnh “chùa trong phố”, “hồ trong phố”, hình ảnh “vườn trong phố” cũng tạo ra sự cân bằng của không gian bình yên tĩnh lặng quý giá giữa phố phường chật hẹp. Nếu “Chùa như thể bóng cây/ giữa tháng ngày vất

vả” cho người mệt mỏi có thể dừng chân thì Vườn trong phố như người bạn

thân thiết để mỗi khi đặt chân tới chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị của trời đất “trong hoa cúc dại”, “trên cành dâu tím thẫm trước hiên nhà” hay “trong

cỏn non dịu mát” và đặc biệt hơn là để thấy được hạnh phúc trong sự bình yên

tĩnh tại hiếm tìm:

Ôi khu vườn khoảnh khắc của đời ta

khi ta được ở bên người yêu mến

cuộc đời bỗng sáng trong, bình yên, đơn giản

khi dịu dàng tay nắm lấy bàn tay

(Vườn trong phố)

Có thể nói với Ý Nhi đó là khu vườn tinh thần. Và như trong hành trình đến với Biển, đến với Vườn cũng là để thỏa nỗi khát bình yên vốn hiện hữu

trong tâm nhà thơ. Có thể được nhắc đến ở khía cạnh khác nhau và sức biểu hiện cũng ở những mức độ không giống nhau nhưng mỗi lần nhắc tới Vườn,

Phong cách thơ Ý Nhi

Em tìm đến góc xa nhất của khu vườn

em muốn trốn vào sự bình yên

em muốn trốn sâu mãi, sâu mãi vào tình yêu của anh.

(Vườn I)

Tập Vườn cũng là tập thơ kết thúc tạm gói lại hành trình đến với thơ của Ý Nhi. Điểm lại từng tập thơ, từ Nỗi nhớ con đường và Đến với dòng sông, đến

Người đàn bà ngồi đan, qua Ngày thường, Mưa tuyết đến Gương mặt và đến

Vườn, ta cũng có thể phần nào hình dung ra cái hành trình nội tâm của tác giả.

“Đó là một hành trình tinh thần lặng lẽ mà quyết liệt nhằm tìm kiếm cái diện mạo đích thực của bản ngã mà thực chất cũng là nhằm để tìm ra câu trả lời về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống... Và như một logic, càng đến gần cái đích nhận thức ấy, thơ Ý Nhi càng bộc lộ một sự thanh thản, nhẹ nhõm đến “trong suốt”. Đấy là trạng thái của người đã tự mình vượt qua được những ràng buộc, giới hạn của chính bản thân để đạt tới sự cân bằng như một biểu hiện “đốn ngộ” trong tinh thần, tư tưởng. Vườn là biểu tượng kết đọng ý nghĩa đó” [48]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)