Biểu tượng Mùa Thu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 90 - 93)

Chương 3 : Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện hình thức thể hiện

3.3. Các biểu tượng tiêu biểu

3.3.2. Biểu tượng Mùa Thu

Mùa thu vốn là chủ đề quen thuộc của thi ca mọi thời đại, từ cổ chí kim và từ đông sang tây. Có lẽ do nét thi vị đặc trưng được tạo nên bởi khí trời trong

Phong cách thơ Ý Nhi

trẻo, bởi sự dịu nhẹ hơi sương bảng lảng và gió heo may hiu hắt đã gợi hứng cho nhiều thi nhân. Và Ý Nhi là một trong số đó. Mặc dù không xuất hiện nhiều như các biểu tượng Biển và Cát (theo thống kê là 22 lần xuất hiện trực tiếp với hai từ “mùa thu” trên tổng số 135 bài) nhưng Mùa Thu trở thành biểu tượng

thiên nhiên đẹp một cách gợi cảm trong sự bay bổng của trí tưởng tượng nhưng cũng giàu tính tượng trưng. Trước hết, Mùa Thu là sự hiện diện của cái đẹp như bao đời nay vốn có: “em đi qua những khoảng trời mùa thu trong vắt”. Bước đi của mùa thu đi ngỡ như chạm đến đâu cũng có thể nhận ra bởi cảnh sắc và cái khí vị thật đặc trưng của nó làm xao động lòng người. Cho nên, giữa bộn bề của cuộc sống, dù có lúc người ta bị thời gian cuốn trôi thì trong những khoảng lặng của cuộc đời, những tâm hồn nhạy cảm trước thời gian vẫn nhận ra thu đã về:

“Bất chợt mùa hương lạ/ngẩng đầu lên vòm cao/trắng ngần mùi hoa sữa/thu đến tự khi nào” (Ghi chép), như nhà thơ Hữu Thỉnh bất chợt thấy thu về qua

mùi hương ổi thơm ngát “phả vào trong gió se”. Có lẽ, Mùa thu trong câu thơ này của Ý Nhi đang nói về mùa thu Hà Nội. Bởi ai từng sống chỉ một mùa thu thôi ở Hà thành thì có lẽ cũng đã khó mà quên được mùi hương hoa sữa ngào ngạt và nồng nàn mỗi độ thu sang đặc biệt là những khoảnh khắc thả hồn mình trên phố mỗi đêm đêm. Như nhạc sĩ Phú Quang cũng đã từng cảm hứng mà sáng tác ca khúc Hoa sữa. Và như bao thi nhân khác, cảm nhận về mùa thu của ý Nhi cũng bắt đầu từ sự đổi thay của lá, nhưng là trong cảm nhận về một sự dịu dàng. Lá được nhắc tới trong một trường liên tưởng giàu hình tượng. Đó là “Cái đốm lửa dịu dàng mùa thu”. Mùa thu còn hiện diên trong thiên nhiên, cỏ cây, sông nước,....và cả trong kỷ niệm của “anh” và “em”:

Sao em nhớ những đêm Hồ Gươm

hơi thu len trong cỏ cây, trong sóng nước

len trong ánh đèn mờ sương Tháp Rùa

Phong cách thơ Ý Nhi

những người thiếu nữ

len trong nỗi ngậm ngùi hai ta

(Ký ức)

Mùa Thu cũng là biểu trưng cho thời Quá khứ đã xa vời mà trong đó, tác giả được sống trong thế giới của những ước vọng, khát khao, chờ đợi:

Mùa thu ngủ yên giữa tầng lá thắm

gió trong xanh như nước chảy qua rừng

hạt cát vàng của bao chuyện thần tiên

nằm nghe sóng ồn ào qua bãi vắng

(Mùa thu chưa tới)

Có những khi nhà thơ đồng hóa Mùa Thu- miền bình yên ấy với “anh” và tình yêu của anh. Đó là khi cánh cửa mở ra trước nhau và: “em bắt gặp mắt nhìn anh bổi hổi/ như có cả nhiều mùa thu chờ đợi/ mùa thu nắng vàng màu da cam” (Cánh cửa).

Trong cảm hứng về đất nước, Mùa Thu còn là biểu tượng của cuộc đời mới tràn đầy sức sống với hình ảnh “sông nước, bầu trời, bờ bến mới”. Nó cũng là

Mùa Thu của những ước vọng, của những niềm khao khát. Và đặc biệt, vượt ra

khỏi ý nghĩa tả thực, Mùa Thu còn là sự hiện hữu của những gì trong sạch nhất để soi chiếu những giá trị của cuộc đời: “... mỗi khi lòng ta đối diện với những

gì trong sạch nhất/ những gì như mùa thu” (Mùa thu). Tuy nhiên, Mùa Thu

cũng gợi lên bao nỗi lo âu bởi đằng sau cái “vòm trời xanh dịu kia” rất có thể là

“cơn bão lớn”. Nhà thơ từng chờ đợi mùa thu với “nỗi lòng không xác thực”,

với cảm giác “vừa hân hoan, vừa ưu phiền”. Một nỗi lo âu giăng tỏa khắp cõi lòng “trước mỗi độ thu về” bởi một linh cảm “điều lớn lao sẽ xảy ra trong

khoẳnh khắc ấy”. Như vậy, trong nghĩa tượng trưng Mùa Thu trong thơ Ý Nhi

Phong cách thơ Ý Nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)