Biểu tượng Biển và Cát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 88 - 90)

Chương 3 : Phong cách thơ Ý Nhi nhìn từ phương diện hình thức thể hiện

3.3. Các biểu tượng tiêu biểu

3.3.1. Biểu tượng Biển và Cát

Biển và Cát là hai biểu tượng được Ý Nhi nhắc đến rất nhiều nhất trong

thơ. Theo như thống kê qua khảo sát 135 bài trong cuốn tuyển tập Thơ thì có tới 59 lần nhắc đến Biển chưa kể đến những những từ đồng nghĩa như “trùng khơi” cũng được tác giả nhắc tới ít nhiều, và 47 lần Ý Nhi nhắc đến Cát. Đó là hình

ảnh tượng trưng cho những sức mạnh vật chất, tinh thần lớn lao, cao cả, và đứng trước những sức mạnh to lớn ấy, con người luôn bị tác động mạnh mẽ, nảy sinh cảm giác xúc động và ngưỡng mộ sâu sắc, đem đến sức mạnh thanh tẩy tâm hồn.

Trước hết là biểu tượng Biển, tượng trưng của cho một thời tuổi trẻ “cháy

rực” với những “niềm khao khát” chẳng nguôi yên. Những“niềm khao khát

đón nhận từ biển cả”. Đã có lúc trước biển xanh ngút ngàn mà lòng se thắt với

những ước mơ:

Ta ngồi lại bên bờ như đứa trẻ

ngẹn ngào mơ

một miền xa

(Nha Trang)

Biển cũng là hình ảnh của “kết cục”, là cái còn lại sau cùng của “đoạn đường ta đã qua”:

Tôi biết đâu chính chỗ cuối con đường tôi lại gặp biển lớn lao cô độc

(Biển)

Và lòng bỗng “bàng hoàng”, “choáng ngợp” xen lẫn cảm giác vừa “dịu dàng” vừa “xót xa” khi đứng trước trùng khơi - chốn bình yên ấy:

Phong cách thơ Ý Nhi

được giấu kín sau màu xanh trầm mặc và tất cả nỗi niềm hạnh phúc

nơi những triền sóng mặn dẫn về xa.

(Biển)

Biểu tượng Biển cũng rất gần với biểu tượng Dòng sông được nhà thơ nhắc đến trong thơ, tượng trưng cho nỗi khao khát yên bình của nhà thơ. Nếu như đứng trước Ngã ba sông, nhà thơ thơ tìm lại được quá khứ bình yên: “Ngã ba

sông buổi ấy bình yên” hay như khi trở lại và đứng trước con Sông Trà: “Tôi

đâu còn trẻ để ước mong ở lại sông Trà/ước mong bình yên” thì khi đến với

Biển: “một chút gì như niềm bối rối/ trước chân trời mênh mông/nhưng lớn lao

thanh thản vô cùng/là điều biển cho tôi nhiều nhất” (Biển miền Trung). Không

chỉ có thế, Biển dường như còn là nơi nhà thơ tìm thấy tiếng động vọng của trái tim mình, biển nhẹ nhàng khỏa lấp những đoạn đường đã qua, những khổ đau chất chứa, cũng là nơi “anh” và “em” tìm thấy hạnh phúc cuộc đời mình: “Trên

đường dài ta cùng đặt chân/ ở phía cuối con đường này là biển” (Trong mùa

thu). Với ý nghĩa là nơi bình yên, Ý Nhi đứng trước Biển chiều và mong ước

được“như đứa trẻ muốn kêu to lên để nghe thấy lời mình trong biển”. Và hơn một lần nhà thơ muốn được như đứa trẻ “Ùa vào lòng sóng mênh mông/.../ đến

biển mà không sợ bị vùi lấp/lên núi mà không sợ bị gẫy đổ”. (Em bé và Biển).

Có thể thấy, trong muôn vàn nỗi khát khao thì được đi tới Biển là luôn là nỗi

khát khao thường trực trong tâm hồn không nguôi yên của nhà thơ. Đến với

Biển là đến với những giá trị như là vĩnh viễn và hồi sinh của những ước mơ,

khát vọng sau nhiều đổ vỡ.

Cùng với Biển là hình ảnh Cát. Trong thơ Ý Nhi, Cát tượng trưng cho

miền “mênh mông”, “ròng ròng tuôn chảy” “bỏng khô, chói lọi vô bờ”. Là

hình ảnh của quá khứ khó phai mờ về một thời gian khổ: “Đã bao lần trên con

Phong cách thơ Ý Nhi

bước vội trong đêm qua miền cát” và con đường chị qua là “mặt cát bỏng sôi”.

Nhưng hình ảnh của Cát, qua cách mô tả của tác giả còn gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến hình tượng những con người vô danh, đó là “mẹ cha của bao nhiêu trẻ nhỏ”, là “chồng của con của bao người góa bụa” và “những bạn bè đồng chí đã hi sinh” cho Tổ quốc hôm nay:

Những người còn sống khi đặt chân lên cát

tưởng như mình chạm tới thịt xương

cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân

cát như máu hai mươi năm đã đổ.

(Cát 2)

Câu thơ đưa người đọc liên tưởng tới bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam: “Yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ có một phần xương thịt của em tôi”. Nhà thơ cũng mải miết đi tìm những đài tưởng niệm mà đâu hay

chỉ là Cát đấy thôi. Và “người ta đứng trang nghiêm trước cát bạt ngàn” bởi đến với Cát là đến với những nhận thức sâu sắc về Tổ quốc, Nhân Dân, đến với những thức tỉnh thiêng liêng về sự bất diệt, kiên cường:

Và lòng chợt bình yên, nhẹ nhàng, khoáng đạt

trước triền cát, bỏng khô, chói lọi

(Cát 1)

Như vậy, Biển và Cát trở thành cặp biểu tượng ẩn chứa sức mạnh tinh thần lớn lao mà khi đến được với Biển và đặt chân lên trên Cát, mỗi chúng ta như

được sống với cảm giác thanh lọc. Và bằng biểu tượng này, Ý Nhi đem đến cho thơ trữ lượng triết lý trữ tình giàu có, mới mẻ trong cảm hứng đậm nét sử thi khi viết về Đất nước, Nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong cách thơ Ý Nhi (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)