Sai về phương pháp thực hiện, nặng đấu tố, nhẹ giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc từ năm 1955 đến năm 1957 (Trang 60 - 62)

Bảng 2.1 Thống kê tình hình chia quả thực trong giảm tô đợt 6

3.1. Một số sai lầm

3.1.3. Sai về phương pháp thực hiện, nặng đấu tố, nhẹ giáo dục

Trong giảm tô và cải cách ruộng đất, đặc biệt là giảm tô đợt 7, hiện tượng nhục hình đã diễn ra phổ biến. Bản Báo cáo tóm tắt công tác giảm tô của hai đoàn giảm tô Bắc Bắc và Vĩnh Phúc đã nêu những hạn chế trong công tác của đội là: “Chưa thực sự dựa trên cơ sở phát động tư tưởng quần chúng, dựa hẳn vào bần cố nông, phát động tư tưởng khổ chủ để phát hiện và nắm chắc khả năng địch, rồi lại trên cơ sở đã nắm vững khả năng mà phát động quần chúng đấu tranh bắt địch phải thanh toán, cho nên khi truy tố chỉ truy chung chung, hỏi vu vơ… tạo thêm chỗ dựa cho địch ngoan cố, do đó địch càng ỳ ra không chịu thanh toán, kết quả đi đến chỗ dùng nhục hình, gây ra nhiều vụ tự sát có hại cho cuộc đấu tranh của nông dân mà không thanh toán được, cuối cùng cán bộ đâm bi quan, hoang mang giao động, cho là địch hết khả năng rồi, không tích cực đấu tranh nữa” [91, tr. 1].

Hiện tượng dùng nhục hình, truy bức là rất phổ biến, nó không chỉ ảnh hưởng đến chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người mà còn gây tâm lý căng thẳng, hoang mang trong nông thôn. Đấu tố cả những người có công với kháng chiến, cách mạng, những người là quân nhân, liệt sỹ đã hy sinh nhằm cung cấp đủ số lượng cho chỉ tiêu được đặt ra 5% địa chủ trong mỗi địa phương.

Xuất phát từ việc đánh giá thấp các tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương, đặc biệt hơn, Vĩnh Phúc được coi là “cái nôi” của Quốc dân Đảng nên khi tiến hành phát động quần chúng, các đội công tác chỉ thấy khuyết điểm mà không thấy mặt tiến bộ, do đó đã bỏ qua hoàn toàn vai trò của tổ chức Đảng ở địa

phương. Các đội nhất loạt tiến hành “bắt rễ, xâu chuỗi” theo cách thức riêng, không dựa vào tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương. Đây là một sai lầm, bởi các tổ chức Đảng, chính quyền ở địa phương vốn có liên hệ mật thiết với quần chúng, rất am hiểu về tình hình địa phương lại bị loại ra khỏi việc đánh giá đối với chính các tổ chức, hoạt động của địa phương mình. Thay vào đó, những người được định quyền đánh giá, phân loại, xử trí đối với các tổ chức địa phương đa số lại là những cán bộ cải cách được cử từ nơi khác tới, không nắm rõ về địa phương. Do đó, những sai lầm do chủ quan, áp dụng một cách máy móc sai lầm của địa phương này áp dụng vào địa phương khác.

Khi phát động quần chúng, với tư tưởng làm “nhanh, gọn”, cán bộ không đi sâu vào quần chúng để giáo dục, ngại gian khổ, không lắng nghe ý kiến, thắc mắc của quần chúng trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, với chính sách “Dùng phương pháp cải cách mà dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ, sửa đổi chế độ ruộng đất” không chỉ từng bước đem lại ruộng đất cho người nông dân mà còn đảm bảo vai trò của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội kể cả giai cấp địa chủ đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là phương thức đúng đắn và sáng tạo của Trung ương Đảng lúc bấy giờ.

Thực dân Pháp vào xâm lược Việt Nam đem theo mô hình bóc lột của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ - cho vay nặng lãi. Giai cấp địa chủ Việt Nam ngày càng lệ thuộc và được Pháp dung dưỡng, bóc lột theo một phương thức mới, có sự xen lẫn của yếu tố thực dân. So sánh với chính sách ruộng đất thực hiện ở miền Nam, sau khi nhiệm vụ dân tộc hoàn thành, thực hiện chính sách “hiến điền”, toàn bộ ruộng đất của giai cấp địa chủ được chia đều cho nông dân lao động trong không khí hòa bình, trái ngược với cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc từ năm 1955 đến năm 1957 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)