7. Kết cấu của luận văn
1.2. Về nội dung giáo dục đạo đức và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho
1.2.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho
đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
1.2.1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên. dục đạo đức cho thanh niên.
1.2.1.1. Giáo dục lý tưởng cách mạng
Lý tưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Lý tưởng thôi thúc con người hành động để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích. Đã là con người ai cũng cần có lý tưởng để phấn đấu. Đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên – tuổi đẹp nhất của đời người, mỗi thanh niên dù ở điều kiện và cương vị khác nhau đều hướng tới những ước mơ cao nhất và đẹp nhất của đời mình. Thanh niên là lớp người trẻ tuổi đang hoàn thiện nhân cách. Thanh niên khao khát lý tưởng và hành động thực hiện lý tưởng hướng tới các giá trị xã hội, nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm và sự từng trải để có cách suy xét đánh giá các giá trị, lựa chọn giá trị theo sự chỉ dẫn sáng suốt của lý trí. Vì thế thanh niên rất cần đến những tác động của giáo dục xã hội để định hướng cho họ thực hiện lý
tưởng mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Lý tưởng cách mạng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho thanh niên là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng trên đất nước ta và trên thế giới. Theo Hồ Chí Minh có giác ngộ lý tưởng mới giúp thanh niên hiểu lý tưởng đó cáo đẹp như thế nào, thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lý tưởng.
Thế hệ trẻ Việt Nam trong quá khứ đen tối khi nước mất nhà tan đã từng chứng kiến sự thất bại của tầng lớp cha anh đi trước, nhưng trong sự thất bại đó họ cảm nhận rõ khí thế chống Pháp trong hàng ngũ những sĩ phu yêu nước của các bậc tiền bối. Nguyễn Tất Thành lớn lên giữa lúc đất nước đang chìm đắm trong cảnh nô lệ. Người thanh niên trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết Nguyễn Tất Thành đã tích cực tham gia phong trào yêu nước. Người đã cảnh báo: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm hồi sinh”. Và "Bản án chế độ thực dân Pháp" tác phẩm lý luận, chính trị của Người đã tác động đến tư tưởng thanh niên Việt Nam, thức tỉnh thanh niên đến với lý tưởng cách mạng. Người giáo dục, thúc đẩy thanh niên hăng hái tham gia phong trào cách mạng, tích cực học tập văn hoá, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, Người chú trọng giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cũng như những phẩm chất đạo đức mới mà thanh niên cần có. Những tư tưởng của Người về giáo dục đạo đức cho thanh niên đã được thanh niên học tập một cách nghiêm túc, và cho đến nay những tư tưởng ấy vẫn còn giá trị tích cực và cần phải tiếp tục giáo dục cho thế hệ trẻ. Một trong những điều quan tâm của Người là vấn đề
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và quần chúng nhân dân. Bởi vì “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên” [54, tr. 185].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ lý tưởng cao cả và đúng đắn cho mỗi người cộng sản cho mỗi thanh niên chúng ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: “Người cộng sản chúng ta không được một phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước chúng ta”. Mỗi thanh niên khi bước vào đời phải hình thành cho mình lý tưởng cuộc sống phù hợp với lý tưởng chung của dân tộc, phải góp cuộc đời mình vào sự nghiệp đấu tranh, từ bỏ danh lợi để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.1.2 . Giáo dục tinh thần yêu nước.
Trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu là giáo dục tinh thần yêu nước, được biểu hiện ở hai chữ Trung - Hiếu. Trong năm điều Người dạy thiếu niên nhi đồng, điều thứ nhất là: “Yêu tổ quốc yêu đồng bào”, đối với thanh niên “trước hết phải yêu tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”. Người thanh niên phải một lòng một dạ chiến đấu vì tổ quốc, trung thành với Đảng, ngay thẳng. Chữ “Trung” theo quan niệm xưa là trung với vua, với triều đại phong kiến, chữ “Trung” hay phẩm chất “trung” này được Hồ Chí Minh mở rộng hơn với những nội dung mới khác về chất, không phải trung với vua mà “trung thành tuyệt đối với tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng” [54, tr. 480]. Trung với nước tức là trung thành với lý tưởng với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Trung với nước có nghĩa là trong mối quan hệ cá nhân với đất nước, với tổ quốc phải biết đặt lợi ích của tổ quốc, của những người dân lên trên, quyết tâm phấn đấu, thực hiện mục tiêu cách mạng, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng. Bằng cách đó, Hồ Chí Minh đã chuyển hoá đạo đức cũ thành đạo đức cách mạng.
Chữ “trung” đi liền với chữ “hiếu”, đó là hiếu với dân, từ phạm vi gia đình đã được Hồ Chí Minh mở rộng ra toàn xã hội. hiếu với dân không dừng lại ở chỗ thương dân, coi dân là đối tượng phải phục vụ tận tâm: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” [53, tr. 47]. Giữa trung và hiếu có mối quan hệ thống nhất “Đảng lo cho dân, cho nước, cho tất cả mọi người. Vì vậy trung với Đảng thì phải hiếu với dân”. Sự thống nhất đó là thống nhất giữa lập trường dân tộc và lập trường giai cấp.
Giáo dục tinh thần yêu nước của thanh niên được Người khẳng định: “cốt nhất của nhà trường là dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [54, tr. 102]. Huấn thị tại đại hội sinh viên lần thứ 2(1958), Người dạy thanh niên phải có 6 cái yêu: tổ quốc, nhân dân, xã hội chủ nghĩa, lao động, khoa học và kỹ thuật. Trong đó yêu tổ quốc, yêu nhân dân được đưa lên hàng đầu. Yêu tổ quốc thì làm sao thanh niên phải làm cho tổ quốc giàu mạnh. Muốn cho tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Theo Người cách tốt nhất để bồi dưỡng lòng yêu nước cho thanh niên là giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. Thông qua giáo dục truyền thống, những giá trị tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc, ý thức và hành vi sẵn sàng xả thân bảo vệ độc lập và chủ quyền của quốc gia…được củng cố, được nâng lên làm cho thanh niên thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực của cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập. Những giá trị ấy trở thành tình cảm, động lực thôi thúc thanh niên vượt qua mọi khó khăn, hy sinh gian khổ để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia … được củng cố, được nâng lên, làm cho thanh niên thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực của cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập. Những giá trị ấy trở thành tình cảm, động lực thôi thúc thanh niên vượt qua mọi khó khăn, hy
sinh gian khổ để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, vươn lên trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
1.2.1.3. Giáo dục đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là tiêu chí quan trọng để đánh giá con người. Để hoàn thiện nhân cách cho thanh niên Người chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho những người cách mạng. Đã là người cách mạng thì phải có những phẩm chất đạo đức là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc. Một cán bộ cách mạng không chỉ có tài mà còn phải có đức, phải coi đức là gốc của người cách mạng.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên. Đây là nhiệm vụ hàng đầu, bởi Người chỉ rõ “thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng”. Vì vậy để làm cho thanh niên nhận thức rằng đạo đức cách mạng là “nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước, tận hiếu với dân” [57, tr. 480]. Với bốn đức để làm người: cần, kiệm, liêm, chính, Thanh niên phải biết phấn đấu, hy sinh, đặt lợi ích của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Do đó phải chí công vô tư và trọn đời trung hiếu với dân, với nước. Nói về tầm quan trọng của đạo đức, Người lấy những hiện tượng tự nhiên gần gũi để so sánh:
“Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người” [54, tr. 631].
Vì vậy, giáo dục đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính cho thanh niên là một điều cần thiết và tất yếu
Chữ Cần theo Hồ Chí Minh tức là siêng năng, chăm chỉ, nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được. Như Hồ Chí minh lấy một ví dụ về kết quả của “Cần” đó là: Trong 20 triệu đồng bào ta, cho 10 triệu là thanh niên và thành nhân có sức làm việc. Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng hồ, thì mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ, mỗi năm lên 3.600 triệu giờ. Chỉ những giờ ấy đã bằng động viên 400 triệu người làm trong một ngày 9 giờ. Cứ tính một giờ làm là đáng giá một đồng bạc, thì mỗi năm nước ta thêm được 3.600 triệu đồng. Đưa số tiền đó vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công. Đó là kết quả của chữ “Cần” [ 54, tr. 364 - 365].
Một yêu cầu nữa của chữ cần là tất cả mọi người đều phải Cần. Bác đã ví mọi người khi gắn kết với nhau thì như một sợi dây chuyền quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy trong một công việc tập thể mà một người nào đó lười biếng thì công việc sẽ bị chậm lại. Với thanh niên cần là siêng học siêng làm. Vì thế Người dạy thanh niên phải học tập tốt, lao động tốt.
Kiệm theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau. Bởi cần mà không kiệm thì “làm chừng nào, xào chừng ấy”. Kiệm mà không cần thì không tăng lên, không phát triển được. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là bủn xỉn, tiết kiệm là chỉ tiêu xài những việc cần thiết: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu, khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù tốn bao nhiêu công cũng vui lòng” [54, tr. 637]. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra kết quả của việc kết hợp giữa cần và kiệm là: “bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân ấm no, kháng chiến mau chóng thắng lợi, kiến quốc sẽ mau chóng thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới” [54, tr. 639]. Thanh niên trong lực lượng vũ trang phải biết tiết kiệm thuốc đạn, lương thực và vải vóc, giữ gìn của công, chiến lợi phẩm.
Kiệm đối với thanh niên các ngành sản xuất là tiết kiệm nguyên vật liệu, tự nguyện tự giác giữ kỷ luật lao động, không đi sớm, biết phát huy sáng kiến kinh nghiệm…
Liêm là trong sạch, không tham lam. Hồ Chí Minh đã phân tích ngày xưa người làm quan không đục khoét của dân là liêm. Nhưng chữ liêm ấy chỉ là theo nghĩa hẹp. Chữ liêm được Hồ Chí Minh mở rộng ra không chỉ đối với quan chức, cán bộ mà mọi người đều phải liêm, liêm cũng phải đi đôi với kiệm: “Có kiệm mới liêm được vì xải mà sinh tham lam” [54, tr. 640]. Tham ở đây là tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, tham sống yên và những người như vậy được coi là bất liêm. Người cũng nêu lên ý nghĩa lớn của việc thực hiện cần, kiệm, liêm: “một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”[54, tr. 642].
Chính theo Hồ Chí Minh nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Trái với chính là tà. Một con người cần, kiệm, liêm thôi chưa đủ mà còn phải chính
nữa. Để thực hiện tốt chữ chính, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cá nhân phải tự mình chính trước vì vậy mới giúp người khác chính được.
Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết cho tất cả mọi người nói chung và thanh niên nói riêng. Thanh niên là lớp người trẻ nên rất cần bốn yếu tố này để hoàn thiện nhân cách xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa.
Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, gian khổ đi trước hưởng thụ nhận sau. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn là giáo dục tình yêu thương con người. Theo Hồ Chí Minh người cách mạng là người giàu tình cảm. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người nên mới đi làm cách
mạng, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại cơm no áo ấm, tự do cho con người. Con người mà Hồ Chí Minh nói đên là những con người cụ thể xung quanh ta. Đó là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng chí, đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại. Nó đòi hỏi mọi người luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với bản thân mình, rộng lượng với người khác. Người dạy thanh niên yêu thương con người trước hết là tôn trọng nhân phẩm của con người, là tìm mọi cách nâng cao người lên. Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau cùng phấn đấu cho một lý tưởng chung.
Để giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh còn giáo dục cho thanh niên không sợ khó, khổ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”. Nhiệm vụ thanh thiếu niên không chỉ là học tập, rèn luyện mà còn phải biết cống hiến hy sinh. Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà, mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà phấn đấu như thế nào”.
1.2.1.4 Giáo dục thanh niên từ bỏ chủ nghĩa cá nhân..
Trong công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc giáo dục thanh niên từ bỏ chủ nghĩa cá nhân. “Nó là mẹ đẻ ra toàn bộ mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, tham ô, lãng phí. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng” [59, tr 306]. Nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, Người cho rằng, để thực hiện điều đó một cách hiệu quả thì mỗi người phải tự mình hoà vào tập thể, phấn đấu cố gắng vì lợi ích của tập thể, phải đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích của cá nhân. Muốn thế thì phải giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào trí tuệ của nhân dân, của tập thể, hoà