Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức thanh niên hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay 002 (Trang 63 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay

2.1.2. Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức thanh niên hiện nay

Sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành công to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đó là kết quả của đường lối giáo dục - đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn ngành giáo dục, của các nhà trường, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ phía gia đình và xã hội. Bên cạnh đó công tác này vẫn nhiều hạn chế đáng phải quan tâm và phải nỗ lực khắc phục. Đáng lo ngại nhất là, với không ít thanh niên các giá trị bị đảo lộn, lý tưởng bị phai nhạt, nhận thức bị lệch lạc, đạo đức lối sống bị suy đồi. Tình trạng đó trong một bộ phận thanh niên đang diễn ra ngày càng gay gắt hơn, như Nghị Quyết 25 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đánh giá: “Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc…tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp”. Chúng ta thấy:

Trong gia đình, hiện tượng cha mẹ bị cuốn vào nhịp sống của nền kinh tế thị trường ngày càng thơ ơ với việc dạy con cái, thiếu sự gần gũi quan tâm đến con. Trong khi đó lứa tuổi thanh niên đang trải qua những chuyển biến phức tạp về mặt tâm lý nên sự quan tâm, chăm sóc con cái là vô cùng cần thiết. Trong nhiều gia đình con cái được cha mẹ nuông chiều, đưa đến tình trạng bỏ bê học hành, chơi bời trác táng. Hiện tượng con cái chơi bời, bất hiếu với ông bà, cha mẹ ngày càng tăng. Ở không ít gia đình còn xảy ra tình trạng cha mẹ đánh đập con cái, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em ảnh hưởng xấu đến quan hệ đạo đức và đời sống tinh thần. Nhiều người lớn, các bậc làm cha mẹ thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống đã làm tổn thương đến niềm tin đạo đức của lớp trẻ. Gia đình là môi trường có ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống và nhân cách của con cái nhưng lại chưa được chú trọng xây dựng bền vững.

Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa thực hiện một cách triệt để. Ở nhà trường còn nặng về truyền thụ kiến thức, không quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức. Trong việc giảng dạy các môn đạo đức thì nội dung còn khô cứng và thiếu tính thực tiễn. Nhiều trường hợp giữa lời nói và việc làm trong giáo dục đạo đức không thống nhất với nhau. Nhà trường còn có nhiều biểu hiện xuống cấp đạo đức như: sự vô lễ của học sinh đối với các thầy cô giáo, kỷ cương trường lớp không được tôn trọng, học sinh “lười học, thiếu trung thực trong thi cử, ý thức chuẩn bị ngày mai lập nghiệp chưa cao[72, tr. 76]. Tình trạng thương mại hoá giáo dục làm vẩn đục các mối quan hệ, đặc biệt trong những quan hệ vốn được coi là thiêng liêng như quan hệ thầy trò, bạn bè, tình yêu và gia đình.

Trong ngành giáo dục đào tạo, sự lạc hậu bất cập của cơ chế quản lý đã tạo nên sự dối trá dưới các khẩu hiệu “thi đua” và bệnh chạy theo thành tích: chất lượng giáo dục đào tạo đại trà giảm sút nghiêm trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm suy giảm và biến dạng nhân cách của trẻ. “Nạn dối trá trong giáo dục đào tạo tác động đến thế hệ trẻ ngay từ mẫu giáo - lứa tuổi bắt đầu học làm người đó là một sự thật đau lòng. Nạn “học giả”, “bằng thật”, nạn “học giả”, “bằng giả”, mua điểm, mua bằng cấp diễn ra đến mức báo động. Vấn đề học sinh “ngồi nhầm lớp” một cách khá phổ biến. Vấn đề tiêu cực trong thi cử “học thay, thi thay” và công nghệ sản xuất hàng loạt các loại học vị ở trình độ cao…đã bị dư luận lên án” [31, tr. 166]. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nhận định về các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đào tạo như sau: Những hiện tượng tiêu cực như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá, kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, bằng cấp và các tình trạng học thêm dạy thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục “Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa

chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm, cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo, chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [24, tr. 167 – 168]. Điều quan trọng là ngành giáo dục – đào tạo là ngành liên quan trực tiếp đến văn hoá đạo đức, đến việc hình thành nhân cách những thế hệ con người Việt Nam hiện tại và tương lai thì trong một thời gian dài đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập nhất là tình trạng thương mại hóa giáo dục đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực trầm trọng. Một nền giáo dục – đào tạo như vậy đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện căn bản.

Ở không ít trường chuyên nghiệp còn có những hiện tượng đáng buồn như: một số sinh viên khi làm khoá luận hay đồ án đã sao chép của người khác, hiện tượng mua bằng bán điểm là chuyện thường thấy trong nhà trường. Sự lơ là thiếu quan tâm trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên đã gây nên sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận thanh niên. Ngay từ Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hàng Trung Ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo làm cho xã hội lo lắng về sự suy thoái đạo đức trong mối quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp, lối sống thiếu lý tưởng, ăn chơi, nghiện hút ở một bộ phận học sinh, sinh viên.

Việc lựa chọn giá trị của một bộ phận thanh niên còn có những biểu hiện lệch lạc. Một số thanh niên rất dễ bị lôi cuốn vào những trào lưu, xu hướng mới thiếu lành mạnh, không phù hợp với chuẩn mực xã hội. Những

biểu hiện lệch chuẩn trong việc lựa chọn giá trị của thanh niên như sống buông thả bản thân, tự coi mình như một cá thể vô giá trị, sống theo bản năng không biết đến tương lai, gia đình, xã hội, đó là sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, thói hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật, sử dụng bạo lực khi có va chạm, mâu thuẫn, bạo lực học đường…Một số người trẻ tuổi có lối sống thực dụng, xem trọng giá trị vật chất và xem nhẹ những giá trị đạo đức nền tảng truyền thống, không ít bạn trẻ đo lường mức độ thành công của một cá nhân bằng địa vị, danh tiếng hay một công việc ổn định trong một doanh nghiệp nào đó có thu nhập cao chứ không phải là những điều tốt đẹp mà mỗi người có thể làm được cho cộng đồng, xã hội.

Liên quan đến thể chất của Thanh niên Việt Nam hiện nay, khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đã du nhập nhiều luồng văn hoá đạo đức, tốt có, xấu có và đã làm thay đổi những quan niệm trong thanh niên về vấn đề đạo đức. Một số vấn đề được coi là nóng bỏng nhất, có nhiều tác động tiêu cực nhất đến sức khỏe, cuộc sống và tương lai của thanh niên cũng như của toan dân tọc Việt Nam. Đó là các vấn nạn HIV/AIDS, nạn nghiện hút, mại dâm, bạo lực xã hội và tai nạn thương tật.

Trước hết là vấn nạn HIV/AIDS. Đây là vấn nạn mang tính toàn cầu xuyên thiên niên kỷ đang đe dọa nghiêm trọng tương lai toàn thể loài người nhất là giới trẻ. Theo Bộ y tế, công văn số 2955/BYT -AIDS gửi Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm: Cuối tháng 3 năm 2009, theo báo cáo của Bộ y tế thì tổng số người đang có HIV ở nước ta đã lên đến 144.483 người trong đó có 30.996 bệnh nhân AIDS. Chỉ tính riêng quý I năm 2009 đã có 5.708 trường hợp bị nhiễm mới với 1.780 trường hợp chuyển sang AIDS và có tới 663 bệnh nhân AIDS bị chết.Tuy nhiên những con số trên chăc chắn thấp hơn đáng kể so với thực tế. Uỷ ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và

phòng chống nạn ma túy mại dâm cho biết trên thực tế số người nhiễm HIV/AIDS nước ta chiếm tới 0,53%tổng dân số, tức là khoảng 455.800 người trong số ấy có tới 78.9% số người nhiễm bệnh nằm trong độ tuổi từ 15 đến 39. Điều đáng quan ngại nhất là: Hiện nay khoảng 65% tổng số người lây nhiễm mới hằng năm là thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 29. Rõ ràng vấn nạn HIV/AIDS đang là một trong những hiểm họa đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tương lai, tiền đồ của toàn dân tộc Việt Nam nói chung và của các thế hệ thanh niên Việt Nam nói riêng trong nửa đầu thế kỷ 21

Hai là sự phát triển khá mạnh của nạn mại dâm trong những năm qua làm cho dịch HIV/AIDS tăng nhanh. Mại dâm không chỉ là một tệ nạn góp phần hủy hoại chất lượng thể chất của giới trẻ Việt Nam mà còn làm băng hoại đạo đức, lối sống xã hội là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến sự tha hóa lối sống của thanh niên hiện nay. Đáng tiếc tệ nạn xã hội này vẫn tiếp tục gia tăng, trong đó thanh niên vừa là nạn nhân chính cũng vừa là thủ phạm chính. Theo cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội thì thành phần của đối tượng gái mại dâm ngày càng có xu hướng trẻ hóa: dưới 18 tuổi chiếm 14%, từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%, từ 25 - 35 tuổi chiếm khoảng 35%. Như vậy có ít nhất 91% gái mại dâm đang ở độ tuổi thanh niên. Bảng dưới đây cho thấy ảnh hưởng của tệ nạn xã hội mại dâm trong thanh niên hiện nay . Bảng này là tỷ lệ những nam thanh niên được trả lời là "có" cho câu hỏi: "Bạn đã từng có quan hệ tình dục với gái mại dâm chưa?"[74, tr31]

Bảng 2.3: Tỷ lệ nam thanh niên có quan hệ tình dục với gái mại dâm

10 15 20 25 30 35 Thành thị Nông thôn

Bên cạnh đó, nạn nghiện hút sử dụng chất ma túy, nhất là sử dụng bơm tiêm trong tiêm chích ma túy cũng là những nguyên nhân dân đến sự lây lan nhanh và khó kiểm soát của đại dich HIV/AIDS trong thanh niên Việt Nam hiện nay. Báo cáo của Uỷ ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống ma túy mại dâm cho biết vào năm 2010 có tới 28,6% số người nghiện tiêm chích ma túy nhiễm HIV. Theo Bộ lao đông Thương binh và xã hội thì nạn nghiện ma túy ở nước ta đang bành trướng khá nhanh và liên tục trong hơn 2 thập kỷ qua. Bảng thống kê sau đây cho thấy rõ xu hướng này.

Bảng 2.4: Tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam từ 2000 – 2009 [74, tr32]

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009 Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý 89.59 4 100.1 78 115.9 18 127.1 69 130. 249 128.60 2 138.5 18 133.5 94 170.00 0

Cũng theo Bộ lao động thương binh và xã hội, tính đến hết tháng 6 năm 2009, toàn quốc có khoảng 170.000 người nghiện ma túy được quản lý theo hồ sơ trong đó có tới 64.831 đối tượng chiếm 72% đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên

Ngoài ra các tệ nạn như: nạn hút thuốc lá, nạn nghiện bia rượu và các đồ uống có cồn, tai nạn giao thông, bạo lực xã hội nói chung và lối hành xử bạo lực, sinh hoạt tình dục không an toàn đang khá trầm trọng trong thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Hiện nay, một bộ phận thanh niên có những thay đổi trong nhận thức, thái độ, định hướng giá trị về nghề nghiệp, về giáo dục và đạo đức, khoa học công nghệ, về niềm tin đối với dân chủ hoá, về thái độ đối với gia đình và

cộng đồng. Bảng sau đây thể hiện sự chuyển đổi một số định hướng giá trị cơ bản của thanh niên.

Bảng 2.5: Về sự chuyển đổi của một số giá trị của thanh niên hiện nay [76, tr. 232].

TT Định hướng giá trị cũ Định hướng giá trị mới

1 Tuổi trẻ là quãng đời chuyển tiếp (hy

sinh tuổi trẻ, gác tình yêu) Tận hưởng tuổi trẻ

2 Tính cộng đồng (vì tập thể, vì tổ chức) Tính cá nhân (vì mình làm cơ sở vì mọi người)

3 Hệ quy chiếu quá khứ Cái hiện tại và tương lai

4

Cảm tính, kinh nghiệm, duy tình, duy ý

chí Lý tính thực nghiệm duy lý

5 Kiểm soát từ bên ngoài Tự kiểm soát

6 Hoặc thế này, hoặc thế khác Đa dạng hoá, đa phương hoá

7 Khẳng định và quyết đoán duy ý chí Thử nghiệm đúng sai

Trong học tập, chúng ta thấy hằng năm có đên gần 50% tổng số thanh niên Việt Nam gia nhập vào lực lượng lao động xã hội với trình độ học vấn từ cơ sở trở xuống.Với trình độ học vấn này rõ ràng là hàng triệu thanh niên Việt Nam khó có cơ hội tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ của mình ngay cả khi họ thực sự mong muốn tự nâng cao trình độ của mình. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và xã hội công bố năm 2009 thì tỷ lệ lao động thanh niên chưa qua đào tạo ở thành thị là 44%, ở nông thôn khoảng trên 70%

Một bộ phận thanh niên lại mơ hồ về chính trị, mơ hồ về lý tưởng, chưa nhận thức được tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, chưa xác

định được trách nhiệm của thanh niên nói chung và của bản thân nói riêng, chỉ lo làm ăn kinh tế bằng bất cứ giá nào, ngại tham gia những sinh hoạt Đoàn và các hoạt động xã hội. Họ đón nhận những quan niệm phương Tây, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thậm chí chưa xác định được lẽ sống. Họ không biết sống để làm gì, sống vì ai, muốn hưởng thụ không muốn cống hiến. Có những thanh niên có điều kiện ra nước ngoài học tập, công tác nhất là sang Mỹ, khi về nước đã có những thái độ chỉ trích phê phán chủ quan, phiến diện, thậm chí có thái độ đối lập.

Có thể nói những hạn chế trong lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay cần phải được quan tâm đặc biệt để uốn nắn điều chỉnh.

Trên thực tế, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta có những khuyết điểm, giáo dục đạo đức thanh niên một cách phiến diện: “Chúng ta chỉ chú ý đến giáo dục tư tưởng chính trị hoặc đồng nhất giáo dục tư tưởng chính trị với các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội” [31, tr. 167]. Ít quan tâm đến giáo dục các giá trị đạo đức về gia đình, về cá nhân, chừng mực nào đó là thiếu giáo dục về văn hoá và đạo đức nói chung.

Về nhận thức của các chủ thể giáo dục đôi khi chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, còn xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thanh niên mà chỉ chú trọng vào phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay 002 (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)