Những nguyên nhân gây nên tình trạng thanh niên vi phạm đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay 002 (Trang 73 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay

2.1.3. Những nguyên nhân gây nên tình trạng thanh niên vi phạm đạo đức

thức của thanh niên về những giá trị cuộc sống, giá trị đạo đức. Đó là hạn chế trong bản thân thanh niên chưa hình thành được nhu cầu tự giáo dục.

2.1.3. Những nguyên nhân gây nên tình trạng thanh niên vi phạm đạo đức. đạo đức.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thanh thiếu niên phạm pháp và mắc các tệ nạn xã hội. Một trong các nguyên nhân căn bản của những tình trạng này là do công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, thậm chí có lúc, có nơi chưa thực sự được coi trọng, các hình thức giáo dục còn khô cứng, thiếu sức hút. Nội dung giáo dục chưa có sự chọn lọc, tinh gọn theo hướng dễ tiếp thu. Phương pháp giáo dục chưa chú ý đến việc phát huy, khơi gợi tính chủ động, tự giác rèn luyện của thanh niên – yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác giáo dục.

Sự thiếu gương mẫu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và những người lớn tuổi thậm chí những người có chức, có quyền, những người thầy, người cô trực tiếp tham gia vào công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Đó là, tình trạng tham ô, hối lộ, bao che, trù dập, buôn lậu, trốn thuế, chiếm đoạt của công v.v. đã làm cho thế hệ thanh niên mất lòng tin, không còn là những tấm gương để cho thế hệ thanh niên học tập và noi theo. Mặt khác, sự quan tâm của Đảng và các cơ quan ban ngành các địa phương đối với thanh niên và công tác thanh niên chưa được phát huy đầy đủ và đúng mức, chưa toàn diện và sâu sát. Chưa đề cao vai trò của thanh niên, có tư tưởng xem thường tuổi trẻ cho rằng họ chưa có kinh nghiệm, không đủ khả năng v.v. Do vậy mà chính sách xã hội và chiến lược con người nhất là chiến lược đối với thế hệ trẻ còn nhiều bất cập, thiếu những biện pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên tham gia có hiệu quả vào các chương trình chính sách phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Vì vậy, mà công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên chưa đạt hiệu quả cao và còn nhiều tình trạng bất cập.

Về tâm lý lứa tuổi: Sở dĩ các đối tượng thanh thiếu niên phạm pháp và mắc các tệ nạn xã hội đó là: “thanh thiếu nhi còn nông nổi, bột phát, đua đòi”. Đặc điểm của thanh niên là ưa phiêu lưu, mạo hiểm, liều lĩnh, thích là làm không suy xét. Thanh niên là những người vốn ham thích cái mới xong lại thiếu những trải nghiệm thực tiễn.

Giáo dục của gia đình có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến thanh niên. Theo Hồ Chí Minh gia đình là nơi trao truyền nhân tính đầu tiên cho con người, nơi bồi dưỡng hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình còn là tế bào của xã hội, đạo đức gia đình là “hạt nhân” của đạo đức xã hội. Một gia đình thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái và ngược lại thì ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của trẻ. Những quan niệm đạo đức truyền thống về thuỷ chung, hiếu nghĩa tuy vẫn

cô đơn, thiếu thốn về mặt tình cảm của những người già, người khuyết tật, trẻ con bị bỏ rơi, trẻ em sau khi bố mẹ ly hôn tăng lên, thiếu điều kiện chăm sóc và bảo vệ. Các em đứng trước nguy cơ bị xâm hại, bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Nhiều gia đình nông thôn khuyến khích con cái lấy chồng nước ngoài mong một sự “đổi đời”. Còn có những trường hợp bố mẹ đẩy con cái vào hoạt động mại dâm. Nhiều gia đình bố mẹ và những người lớn mải mê làm giàu, con trẻ không được dạy dỗ, giáo dục làm cho con cái trở nên hư hỏng, sa đoạ. Nhiều biểu hiện không gương mẫu trong hành vi, lối sống của bố mẹ đã làm tổn thương tới tình cảm đạo đức và nhân cách của trẻ. Thực sự môi trường gia đình là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Trong gia đình, vấn đề giáo dục đạo đức cũng chưa được quan tâm đúng mức.. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dậy con cái thành người với đúng nghĩa của nó. Nhưng hiện nay, một số các bậc cha mẹ mải lo làm kinh tế đẩy trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường, chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống với thế hệ trẻ, có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng cũng có nhiều gia đình bị cuốn hút bởi lợi nhuận nên đã ít dành thời gian chăm sóc con cái về mặt tinh thần. Họ chỉ biết tạo dựng cho con cái một cuộc sống đầy đủ về vật chất, chứ không nghĩ đến giáo dục con cái những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có những gia đình con cái hư hỏng, thậm chí đã bỏ học mà không hề hay biết, có những gia đình đến lúc con cái bị đưa ra vành móng ngựa bấy giờ mới hay, và ân hận thì đã quá muộn. Bên cạnh đó, ở một số gia đình có những xung đột bất hòa giữa cha và mẹ dẫn đến ly hôn, làm cho đứa trẻ thiếu cha hoặc thiếu mẹ. Trong hoàn cảnh như thế, có ảnh hưởng lớn tới tâm lý cũng như việc học hành của các em, sự phát triển nhân cách của các em chắc chắn sẽ bất bình thường. Trong điều kiện đó thì việc giáo dục đạo đức cho các em trở nên hết sức khó khăn.

Về ảnh hưởng của sách, báo, phim ảnh kích dâm, bạo lực: Trên thực tế có nhiều trường hợp thanh thiếu niên sau khi xem băng, sách báo, phim ảnh độc hại đã bị kích động tới cuồng loạn, hành động theo bản năng tầm thường. Lối sống phóng túng về tình dục của phương Tây đã ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trẻ nước ta. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người sử dụng internet lơn nhất trên thế giới trong đó có 8,5 triệu người sử dụng Facebook – mạng xã hội được coi là phổ biến nhất Việt Nam, con số này có thể tăng lên 18 triệu vào cuối năm 2013. Đây là kênh thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đến thanh niên Việt Nam. Vì vậy đây là nơi các bạn trẻ nếu không có bản lĩnh vững vàng, nhận thức sáng suốt, sẽ rất dễ tiếp cận với luồng tư tưởng phản động, những thế lực thù địch nhằm gia tăng các hoạt động lôi kéo, chống phá chế độ, chia rẽ thanh niên… Môi trường văn hóa bị đe dọa “văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ. Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên rất đáng lo ngại” [24, tr 169].

Do nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên còn yếu: Hiện nay không ít thanh niên nhận thức pháp luật còn rất hạn chế. Do đó thanh niên không ý thức được sự nguy hiểm và hậu quả hành vi phạm tội của mình mà chỉ hành động theo cảm tính. Họ chưa được giáo dục đầy đủ thấu đáo về pháp luật.

Nguyên nhân kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thanh thiếu niên phạm tội. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường. Vấn đề đạo đức trong kinh tế thị trường cũng chưa được giải quyết thấu đáo. Có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng đã nói đến kinh tế thị trường là ở đó không có đạo đức. Thị trường là cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé” mạnh được yếu thua, là làm theo quy luật kinh tế,

người “bóc lột” người là điều tất yếu. Người ta làm giàu bằng mọi cách. Một số thanh niên do hấp dẫn tài sản, tiền bạc, lợi nhuận khổng lồ nên cướp giật, buôn bán ma tuý. Kinh tế thị trường hiện nay đã mở ra nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ dễ tạo ra lối sống ăn chơi, sa đoạ, hưởng lạc…đưa mức độ “cầu” lên quá lớn kéo theo đó là các tệ nạn xã hội mà thế hệ trẻ lại là những người đầu tiên bị lôi kéo theo những cái xấu. Mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm không lành mạnh tràn ngập, cộng với lối sống buông thả thực dụng chạy theo đồng tiền, sống lạnh lùng sòng phẳng v.v. đang ngày càng làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức của dân tộc, những yếu tố đó đang hàng ngày hàng giờ tác động tới lớp trẻ ngày nay. Hơn bao giờ, chúng ta phải quán triệt một cách sâu sắc luận điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về sự thống nhất biện chứng giữa con người và hoàn cảnh: con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.

Về phía môi trường xã hội: Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhiều đến thanh thiếu niên, ảnh hưởng của các nhóm bạn xấu, các băng nhóm tội phạm với nhiều thủ đoạn tinh vi lôi kéo, kích động dễ dẫn tới thanh thiếu niên học tập theo nhau, phạm tội tập thể. Môi trường sống của thanh thiếu niên bị ô nhiễm về văn hoá. Ngay trên địa bàn Thủ đô mà vẫn còn nhiều xóm liều, xóm ma tuý. Sống trong hoặc gần những gia đình hầu hết thành viên đều có tiền án, tiền sự, rất dễ bị sa ngã. Hiện nay việc thực thi pháp luật chưa nghiêm: ở nhiều nơi còn xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, còn xem thường hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm ăn phi pháp.

Ngoài ra còn do những hạn chế của công tác Đoàn, Hội, Đội. Công tác này còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và tập hợp giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, phạm pháp, mắc các tệ nạn xã hội như hiện nay. Các thanh thiếu niên phạm pháp thường không tham gia vào một tổ chức xã

hội nào vì vậy họ không được giáo dục đạo đức lối sống, không được giáo dục pháp luật nên nếu đã phạm tội thì họ lại rẫt dễ bị sa ngã lại.

Cùng với những nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân rất quan trọng khác là từ chính bản thân thanh niên - với tư cách là đối tượng được giáo dục. Bên cạnh những mặt tích cực, trong một bộ phận thanh niên tỏ ra thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ít hiểu biết pháp luật, thiếu tính tự giác, thiếu ý thức khắc phục khó khăn, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ của đời sống vật chất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường dẫn đến lười biếng, buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội. Biểu hiện cụ thể là ở lớp trẻ đã xuất hiện tình trạng chây lười, bỏ bê công việc, xem nhẹ việc tu dưỡng đạo đức. Họ không những không lấy các giá trị đạo đức làm cơ sở, làm chỗ dựa cho quá trình tu dưỡng đạo đức của mình mà còn xem thường, coi nhẹ việc trau dồi các yếu tố ấy. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến những quan niệm đạo đức gia đình, hôn nhân của không ít người, chúng thẩm thấu vào trong cách cư xử cá nhân của giới trẻ, làm cho luân lý đạo đức truyền thống của gia đình trở nên xấu đi.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn thanh thiếu niên đến phạm pháp và các tệ nạn xã hội. Nguyên nhân chính là từ phía giáo dục của những cán bộ quản lý, cha mẹ, thầy cô giáo của gia đình nhà trường và xã hội

Từ thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay và những nguyên nhân như đã nêu trên cần phải khắc phục những mặt hạn chế, tìm ra hướng đi mới của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay 002 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)