Phương pháp cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay 002 (Trang 41 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Về nội dung giáo dục đạo đức và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho

1.2.2. Phương pháp cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho

đạo đức cho thanh niên.

1.2.2.1. Phương pháp nêu gương người tốt, phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện.

Tư tưởng về giáo dục đạo đức cho thanh niên của Hồ Chí Minh đã được mọi thanh niên hăng hái tiếp thu và noi theo. Người thực hiện việc giáo dục đạo đức thanh niên một cách công phu, tỷ mỷ gắn liền giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức trong thực tiễn: “giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh mới của xã hội” [57, tr. 455]. Theo Hồ Chí Minh phải uốn cây từ lúc còn non, phải trồng người từ khi còn thơ ấu. Đây là công việc thường xuyên lâu dài được Người quan tâm suốt đời "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" Đó là một triết lý đúng đắn về phương pháp giáo dục nhân cách con người, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi.

Người chú trọng lấy gương tốt, việc tốt để giáo dục đạo đức thanh niên. Trong mỗi con người ai cũng có mặt thiện, mặt ác, mặt tốt, mặt xấu. Các mặt đối lập thường xuyên đấu tranh với nhau, cái xấu thường dễ lấn át cái tốt, vì vậy muốn có được đạo đức phải gian nan rèn luyện, kiên trì nhẫn nại. Hồ Chí Minh đã viết:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyền mới thành công”

Mỗi con người sống ở trên đời phải trải qua bao khó khăn gian khổ, gian nan vất vả trong cuộc sống. Nếu không kiên trì, không nhẫn nại rèn luyện thì không thể thành công, không thể có đạo đức. Hơn nữa việc rèn luyện đó cũng không chỉ qua một lần là xong mà phải rèn luyện trong cả đời người. Với mỗi người, với mỗi tập thể và tổ chức đều phải như vậy. Thế hệ thanh niên cách mạng và Đảng cách mạng cùng phải chú trọng, rèn luyện đạo đức.

Người đã nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm nay là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay, ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [56, tr. 557]. Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình trở thành người vừa có đạo đức tốt, vừa có trình độ văn hoá. Bác nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình” [61, tr. 50].

Hồ Chí Minh thường xuyên sử dụng là phương pháp nêu gương để giáo dục thanh niên: “Lấy gương tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [56, tr 558]. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên và nhân dân ta, Người thường dẫn ra những hành động của các nhân vật lịch sử có tính chất nêu gương như: công lao dựng nước của Hùng Vương, tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng… Trong cuộc sống, Người yêu cầu phải bằng tấm gương lao động, tấm gương hiếu nghĩa, tấm gương hy sinh vì nước, vì dân… để giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường. Người yêu cầu thanh niên phải theo những tấm gương kiên trì học tập của Lương Thế Vinh, Cao Bá Quát…Đem những tấm gương đó mà khích lệ tinh thần hăng say phấn đấu học tập cho thế hệ trẻ. Bác còn nhắc nhở thanh niên luôn trân

trọng, lắng nghe, tìm hiểu, suy ngẫm gương người tốt, việc tốt những sáng kiến sáng tạo: “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình biết học hay biết lợi dụng mà thôi” [57, tr. 62]. Đầu năm 1945, dân ta phải sống trong lầm than, đói khổ, hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Nạn đói ấy rất nghiêm trọng, với cương vị là Chủ tịch nước, Người kêu gọi đồng bào ta nhường cơm sẻ áo cho nhau. Hơn nữa chính Người gương mẫu thực hiện điều đó. Người nói: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước. Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy hơn bất cứ một lĩnh vực nào, trong rèn luyện đạo đức việc bồi dưỡng nêu gương việc tốt, người tốt là rất quan trọng và cần thiết,không được xem thường. Nhiều giọt nước hợp lại mới thành suối, thành sông, thành biển. Nếu không nhận thức được điều đó thì chỉ “thấy ngọn mà quên mất gốc”. Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải chú trọng đến tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân người tốt việc tốt muôn hình muôn vẻ ấy sẽ là chất liệu quý để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Một năm trước khi mất, năm 1968, Người đã chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động, giáo dục, học tập, noi gương người tốt, việc tốt nhằm tạo ra động lực tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức là chỉ rõ quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục con người toàn diện. Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là kết hợp

giáo dục và tự giáo dục. Đây là phương pháp tốt nhất để “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam và làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Người nhấn mạnh : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”

và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Vì thế, nền giáo dục mới phải thực hiện phương pháp dạy và học mới để đạt được mục tiêu: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”, “học để tin tưởng” và “học để hành”. Nhà trường phải bảo đảm cho thế hệ trẻ vươn lên làm chủ kho tàng kiến thức văn hóa của nhân loại, trang bị đầy đủ vốn hiểu biết về văn hóa, tri thức khoa học, công nghệ. Thế hệ trẻ cần phải được giáo dục về lý tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa – hạt nhân của nhân cách người lao động mới. Người căn dặn: Phải có phương pháp giáo dục tốt để giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên.

1.2.2.2. Phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, gắn chặt giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn.

Trong phương pháp giáo dục đạo đức thanh niên, Hồ Chí Minh lưu ý rằng cần phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn. Hành không chỉ là vận dụng những điều đã học mà còn là nguồn gốc của những tri thức mới bởi thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Học mà không hành thì trở thành vô ích. Đạo đức không chỉ là ý thức đạo đức mà quan trọng hơn phải biểu hiện thành tình cảm, niềm tin và hành động đạo đức. Đạo đức phải thể hiện trong hành động. Bởi giá trị đạo đức được đánh giá trên cơ sở tác dụng của nó đối với thực tiễn. Bởi vậy trong học tập nói chung và tu dưỡng đạo đức nói riêng học và hành phải luôn đi đôi với nhau.

Trong giáo dục cũng như giáo dục đạo đức, theo Hồ Chí Minh, cần phải có phương pháp phù hợp. Giáo dục phải căn cứ vào “trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng”. Người viết: “Công nhân, nông

dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải tùy theo hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt”. Người đặc biệt coi trọng kết hợp các hình thức giáo dục, không tách rời hay tuyệt đối hóa bất cứ một hình thức nào: “Giáo dục trong nhà trường dù có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Giáo dục đạo đức cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng phải bắt đầu từ giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và được củng cố, phát triển bền vững. Những hình thức giáo dục đó phải kết hợp bổ sung cho nhau đồng thời và đồng bộ tạo ra sự thống nhất và thúc đẩy lẫn nhau kết hợp giữa xây và chống làm cho cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân cái xấu thì mất dần đi rồi mất hẳn.

Trong quá trình học tập tu dưỡng, đạo đức mỗi thanh niên trước hết cần xác định mục đích học tập, động cơ học tập đúng đắn, có kế hoạch học tập cụ thể, tận dụng hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức tự học để trau dồi tri thức, để dần hoàn thiện mình. Theo Hồ Chí minh phải giáo dục và rèn luyện cho thanh niên đức tính trung thực, dũng cảm, tự tin, khiêm tốn. Đó là những phẩm chất đạo đức để làm người và ở đời phải giáo dục và rèn luyện cho thanh niên biết phòng tránh và vượt qua những thói xấu đẻ ra từ căn bệnh cá nhân chủ nghĩa như kiêu ngạo, khoe khoang. Tóm lại muốn giáo dục thanh niên đạt hiệu quả cao nhất thiết phải kết hợp giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó gia đình là yếu tố đầu tiên để hình thành nhân cách: “Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải chú ý tới giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa” [57, tr. 456].

Hồ Chí Minh nhấn mạnh giáo dục phải toàn diện, phải giáo dục đạo đức trên tất cả các lĩnh vực. Có rất nhiều nghề nghiệp và mỗi nghề nghiệp lại có những chuẩn mục đạo đức riêng.

Những nội dung phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên mà Hồ Chí Minh xác định là sự kế thừa và phát triển những giá trị tinh hoa trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Hồ Chí Minh đã nâng truyền thống tới hiện đại thể hiện được tinh thần thời đại, làm sáng tỏ tầm quan trọng chiến lược của đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời đại. Phương châm, phương pháp giáo dục của Người lại hết sức thiết thực, tinh tế, thấm nhuần sâu sắc tính khoa học, cách mạng và nhân văn. Đó là những đặc tính nổi bật trong tư tưởng của Người trong đó có tư tưởng về giáo dục đạo đức cho thanh niên.

1.2.2.3. Phải tu dưởng đạo đức, xây đi đôi với chống.

Giáo dục đạo đức thanh niên là một công việc khó khăn, tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì như người làm vườn cần mẫn. Phải chăm chỉ bắt sâu, chăm chỉ chăm bón cho cây xanh tốt để có hoa thơm, trái ngọt. Trong sự so sánh cụ thể và lối diễn đạt giản dị đó ta thấy ý tưởng sâu sắc của Người đối với giáo dục đạo đức cho thanh niên. Theo Người : “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [55, tr. 293]. Hồ Chí Minh chỉ rõ mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đấy cũng là công việc phải làm kiên trì bền bỉ suốt đời , không người nào có thể chủ quan tự mãn. Người thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân” của Khổng Tử, từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người. Người cũng thường nêu lại tấm gương của người xưa, mỗi tối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó có thể biết mình tốt xấu ra sao. Đối với mỗi người việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công – sinh hoạt, học tậ, lao động, chiến đấu, trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp

đến rộng, từ nhỏ đên lớn – gia đình, nhà trường, xã hội, từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể, với cấp trên, cấp dưới. Có rèn luyện công phu như vậy, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp nâng cao.

Với Hồ Chí Minh, giáo dục hình thành đạo đức cho thanh niên còn phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây là xây dựng đề ra những chuẩn mực, giá trị mới, tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để định hướng cho mọi người. Chống là tiêu trừ cái sai, cái ác, cái xấu là biểu hiện của những tàn dư đạo đức, lối sống còn rơi rớt và những tiêu cực mới phát sinh. Xây gắn liền với chống nhưng phải hướng vào lấy xây là chính

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên có những đặc điểm nổi bật đó là: biện pháp nêu gương, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phải có phương pháp giáo dục theo từng đối tượng, giáo dục phải toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay 002 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)