Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa thuần tại gia lâm hà nội (Trang 43)

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN MẠ CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2015 TẠI GIA CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2015 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

4.1.1. Khả năng sinh trưởng của cây mạ

Cây lúa sinh trưởng ở giai đoạn mạ thường không dài, chỉ khoảng 10 – 30 ngày tùy vào từng loại giống, mùa vụ cấy điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai. Tuy thời gian sinh trưởng của mạ chỉ chiếm 20% tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa, nhưng lại có một ý nghĩa rất quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa và là tiền đề để ra tạo ra năng suất lúa sau này vì cây mạ phải sinh trưởng tốt, khỏe, khơng sâu bệnh thì mới phát triển tốt ở các thời kì sau. Cây mạ tốt là cây mạ khỏe, to cây, đanh dảnh, màu xanh lá gừng, không sâu bệnh. Cấy đúng tuổi, kết hợp với điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, kỹ thuật canh tác tốt tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe ở các thời kỳ sau.

Bên cạnh đó chất lượng mạ còn tùy thuộc vào giống ban đầu, điều kiện chăm sóc như: nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng cung cấp cho cây mạ vv… Đây là đặc điểm quan trọng trong chu trình phát triển của cây lúa non. Khi thâm canh cây lúa đều cần nắm vững đặc điểm này nhằm tạo ra điều kiện đủ để cho cây lúa non phát triển theo quy luật, cơ sở ban đầu để áp dụng thâm canh cây lúa. Theo dõi thời kỳ mạ chúng tôi thu đượckết quả một số chỉ tiêu ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về cây mạ trước khi nhổ cấy của thí nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 Chỉ tiêu Giống Vụ Xuân 2015 Vụ Mùa 2015 Tốc độ ra lá TB (ngày/lá) Chiều cao (cm) Bề rộng gan mạ (mm) Số mạ (lá) Màu sắc lá mạ Số cây mạ đẻ nhánh (cây) Đánh giá sức ST (điểm) Tốc độ ra lá TB (ngày/lá) Chiều cao (cm) Bề rộng gan mạ (mm) Số mạ (lá) Màu sắc lá mạ Số cây mạ đẻ nhánh (cây) Đánh giá sức ST (điểm) LD1 2.8 19,5 4,4 3,4 Xanh tím 1 1 2,7 26,8 4,4 5,4 Xanh tím 1 1 LD2 2.8 20,2 4,3 3.7 Xanh đậm 1 1 2,7 27,2 4,3 5,2 Xanh đậm 1 1 LD3 2.8 19,2 3,8 3,8 Xanh đậm 1 5 2,3 24,2 3,8 4,8 Xanh đậm 1 5 LD4 2.8 20,5 3,8 3,6 Xanh nhat 1 5 2,2 23,5 3,8 4,6 Xanh nhạt 1 5 LD5 3.2 27,1 3,8 3,3 Xanh nhat 1 1 2,6 27,7 4,3 5,3 Xanh nhạt 1 1 LD6 2.9 20,5 4,0 3,5 Xanh đậm 1 5 2,3 24,5 4,0 4,9 Xanh đậm 1 5 LD7 2.9 20,0 4,3 3,0 Xanh đậm 1 1 2,6 25,1 4,3 5,0 Xanh đậm 1 1 LD8 2.8 24,1 4,6 3,0 Xanh tím 1 1 2,8 27,8 4,6 5,2 Xanh tím 1 1 LD16 2.8 21,1 4,0 3,3 Xanh nhạt 1 5 2,3 24,1 4,0 4,3 Xanh nhạt 1 5 LD17 2.9 20,2 4,3 3,9 Xanh nhạt 1 1 2,6 26,2 4,3 4,9 Xanh nhạt 1 1 ĐC 2.7 19,1 3,6 3,1 Xanh nhạt 1 9 2,0 20,1 3,6 4,1 Xanh nhạt 1 9 download by : skknchat@gmail.com

Trong giai đoạn này, nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mạ. Tuy vậy, ruộng mạ do được che phủ cẩn thận nên nhìn chung mạ sinh trưởng phát triển khá tốt. Các giống đều có tuổi mạ là 38 ngày và được cấy cùng ngày.

Tốc độ ra lá mạ: Với cùng một phương pháp làm mạ, làm đất, bố trí cùng

mật độ, thời gian như nhau và cùng tuổi cấy là 38 ngày nhưng các giống lúa khác nhau có số lá khác nhau. Trong vụ xuân, các giống lúa có tốc độ ra lá mạ từ 2,0- 2,8 ngày/lá. Tất cả các giống thí nghiệm đều có tốc độ ra lá mạ cao hơn so với đối chứng BT7-KBL. Trong đó các giống có thời gian ra lá mạ nhanh nhất là LD8, LD2, LD1, LD5, LD7. Trong khi đó, vụ mùa các giống lúa có tốc độ ra lá nhanh hơn, đạt mạ từ 2.8-3,4 ngày/lá; các giống thí nghiệm đều có tốc độ ra lá mạ cao hơn so với đối chứng BT7-KBL và thấp hơn đối chứng KD18, các giống có thời gian ra lá mạ nhanh nhất là LD2, LD17, LD5, LD7.

Ở vụ xuân, chiều cao cây mạ của các giống trước cấy dao động từ 20,1- 27,8cm. Trong đó, giống LD8 có chiều cao cây mạ lớn nhất là 27,8cm và giống BT7-KBL có chiều cao cây mạ thấp nhất là 20,1cm. Vụ mùa có chiều cao cây mạ dao động từ 19.1 – 28.6 cm. Trong đó, giống KD18 có chiều cao cây mạ lớn nhất là 28,6cm và giống BT7-KBL có chiều cao cây mạ thấp nhất là 19,1cm. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có chiều cao cây mạ cao hơn so với đối chứng BT7-KBL.

Bề rộng gan mạ: bề rộng gan mạ tùy thuộc vào giống, mật độ gieo, điều

kiện khí hậu thời tiết và chế độ chăm sóc. Nó là cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mạ. Bề rộng gan mạ lớn thì cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và ngược lại. Bề rộng gan mạ ở lúa vụ xuân dao động từ 3,6-4,6mm. Giống LD8 có bề rộng gan mạ lớn nhất là 4,6mm. Giống đối chứng BT7-KBL có bề rộng gan mạ nhỏ nhất là 3,6mm. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có bề rộng gan mạ lớn hơn đối chứng. Trong đó các giống LD1, LD5, LD7, LD17, LD2 có bề rộng gan mạ lớn nhất, các giống cịn lại có bề rộng gan mạ bé hơn. Trong khi đó, bề rộng gan mạ ở giống vụ mùa dao động từ 3,6-5,0mm. Giống KD18 có bề rộng gan mạ lớn nhất là 5,0mm. Giống đối chứng chất lượng BT7- KBL có bề rộng gan mạ nhỏ nhất là 3,6mm và giống đối chứng về năng suất có bề rộng gan lá lớn nhất. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có bề rộng gan mạ lớn hơn đối chứng chất lượng nhưng nhỏ hơn đối chứng về năng suất. Trong đó các giống LD1, LD5, LD7, LD17, LD2 có bề rộng gan mạ lớn nhất, các giống cịn lại có bề rộng gan mạ bé hơn.

Màu sắc lá mạ: các dịng thí nghiệm có màu sắc lá mạ là xanh nhạt, xanh

tím và xanh đậm. Màu sắc này là màu đặc trưng của cây mạ trước khi nhổ cấy. Số cây mạ đẻ nhánh: Số cây mạ đẻ nhánh thể hiện sức sinh trưởng mạnh của giống. Các giống thí nghiệm đều chưa có cây mạ nào đẻ nhánh.

Đánh giá sức sinh trưởng của mạ: Qua theo dõi ta thấy các giống có sức sinh trưởng bình thường, lá màu xanh, khơng có hiện tượng sâu bệnh hại. Mạ khơng có hiện tượng bị chết nhưng khơng đẻ nhánh. Để đánh giá sức sinh trưởng của cây mạ, quan sát quần thể mạ: về tình hình sinh trưởng, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh (01 dảnh hay nhiều hơn 1 dảnh). Các giống lúa tham gia thí nghiệm có sức sinh trưởng của mạ cao là các giống LD1, LD2, LD5, LD7, LD8, LD17 (điểm 1). Các giống lúa cịn lại có sức sinh trưởng của mạ ở mức trung bình (điểm 5). Giống đối chứng BT7-KBL có sức sinh trưởng của mạ yếu nhất (điểm 9).

Nhìn chung, các số liệu trên cho chúng ta thấy rằng các giống tham gia thí nghiệm đều phát triển theo đúng đặc trưng, đặc tính và quy luật sinh trưởng của cây lúa giai đoạn mạ.

4.1.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Mùa 2015 tại Gia Lâm–HàNội vụ Xuân và vụ Mùa 2015 tại Gia Lâm–HàNội

Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một giống do đặc tính di truyền của giống quyết định. Tuy nhiên điều kiện ngoại cảnh cũng có sự chi phối và ảnh hưởng nhất định đến từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.Trong cùng một điều kiện sinh thái các giống lúa khác nhau thường có thời gian sinh trưởng, phát triển khác nhau. Thời gian sinh trưởng phát triển là chỉ tiêu quan trọng để xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng giống ở từng vùng sinh thái nhất định. Cây lúa từ khi nảy mầm đến thu hoạch là một quá trình sinh trưởng liên tục, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự khác biệt nhau về nhu cầu dinh dưỡng, tốc độ ra lá, tăng chiều cao, khả năng đẻ nhánh.

Trong vụ Xuân năm 2015, chúng tôi tiến hành gieo mạ từ ngày24/01/2015, cấy ngày 3/03/2015, tuổi mạ đạt 38 ngày. Cây mạ sinh trưởng nên nhiệt độ biến động từ 13oC -18oC, có thể nói, đổi với điều kiện vụ Xuân thì đây là mức nhiệt tương đối ấm áp. Nhưng để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt, chúng tơivẫn áp

Vụ Mùa năm 2015, chúng tôi tiến hành gieo mạ từ ngày 11/7/2015,cấy ngày 29/7/2015,tuổi mạ đạt 18 ngày.Do vụ Mùa có điều kiện thời thiết thích hợp nên mạ sinh trưởng vàphát triển tốt. Thời gian sinh trưởng của cây mạ vụ Xuân dài hơn vụ Mùa do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khi hậu như nhiệt độ, lượng mưa độ ẩm nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực vụ Xuân lúc gieo mạ gặp rét nên tốc độ bệnh rễ hồi xanh, tốc độ ra lá hay tăng chiều cao cây điều chậm kéo dài thời gian sinh trưởng.

Trước khi cấy, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng mạ của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2 và bảng 4.3.

Bảng 4.2. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởngvà phát triển của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm

Tên giống TM BRHX ĐN KTDN Trỗ CHT TGT CQT TGST 10% 50% 80% 100% LD1 38 9 20 48 71 76 78 80 112 9 142 LD2 38 9 20 55 71 74 77 79 83 8 113 LD3 38 8 19 54 67 70 74 76 83 9 113 LD4 38 8 19 54 69 71 78 75 82 6 112 LD5 38 8 19 54 75 78 81 83 85 8 114 LD6 38 8 20 55 80 83 85 87 90 7 120 LD7 38 8 18 53 75 78 81 83 84 8 114 LD8 38 8 19 54 69 73 76 79 111 10 141 LD16 38 8 21 48 69 71 73 75 79 6 108 LD17 38 9 24 52 68 70 72 73 80 5 109 ĐC 38 9 21 56 71 75 78 81 108 10 138 Chú thích: TM: Tuổi mạ BRHX: Bén rễ hồi xanh BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh CHT:Chín hồn tồn

TGTCQT:Thời gian trỗ của quần thể TGST:Thời gian sinh trưởng

Các giống được gieo cùng ngày 24/01/2015 và cấy ngày 02/03/2015 nên có cùng tuổi mạ là 38 ngày. Sau ngày cấycác giống hồi xanh, đa số các giống hồi xanh cùng với đối chứng BT7-KBL, chỉ có một số giống là hồi xanh chậm hơn.

Giai đoạn đẻ nhánh được tính từ khi cây xuất hiện nhánh mới tới cây đạt số nhánh cao nhất. Do điều kiện thời tiết vụ Xuân nên các giống hồi xanh và đẻ nhánh chậm hơn. Giống LD17 sau cấy 24 ngày mới bắt đầu đẻ nhánh, giống LD16và đối chứng BT7-KBL sau cấy 21 ngày thì bắt đầu đẻ nhánh.Các giốngcó thời gian kết thúc đẻ nhánh dao độngtừ 18-21 ngày sau cấy. Giống đối chứng BT7-KBLkết thúc đẻ nhánh muộn nhất là 56 ngày sau cấy. Tất cả các giống còn lại đều kết thúc đẻ nhánh sớm hơn đối chứng.

Giai đoạn trỗ là giai đoạn rất quan trọng và rất mẫn cảm đối với cây lúa, nó quyết định số hạt/bơng và số hạt chắc/ bơng. Nhìn chung cây lúa trỗ vào những ngày trời nắng nhẹ, quang mây, gió nhẹ và nhiệt độ trung bình từ 25-32oC là tốt nhất. Thời gian từ cấy đến trỗ 10% của các giống biến động từ 62- 80 ngày. Trong đó trỗ sớm nhất và sớm hơn đối chứng là các giống LD3 với 67 ngày sau cấy, LD17 với 68 ngày sau cấy, LD4, LD16 và LD8 với 69 ngày sau cấy.Giống trỗ muộn nhất là 80 ngày sau cấy, còn lại các giống khác đều trỗ muộn hơn hoặc trỗ cùng với đối chứng. Thời gian trỗ của quần thể kéo dài từ 5-10ngày. Giống LD17 có thời gian trỗ ngắn nhất là 5 ngày, sau đó đến giống LD16 với thời gian trỗ là 6 ngày. Giống LD8 có thời gian trỗ tương đương đối chứng là 10 ngày. Tất cả các giống cịn lại đều có thời gian trỗ ngắn hơn đối chứng.

Các giống LD16, LD17 tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm cực ngắn ngày dao động từ 108-109 ngày. Hai giống LD1 và LD8 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày dao động từ 141-142 ngày. Giống đối chứng BT7-KBLcó thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (138 ngày). Tất cả các giống cịn lại có thời gian sinh trưởng dao động từ 112-120 ngày và thuộc nhóm ngắn ngày.

Bảng 4.3. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dịng, giống thí nghiệm vụmùa 2015 tạiGia Lâm

Tên giống TM BRHX ĐN KTĐN Trỗ CHT TGT CQT TGST 10% 50% 80% 100% LD1 18 7 13 49 62 66 69 71 112 9 130 LD2 18 7 12 49 60 65 68 70 74 8 113 LD3 18 7 12 49 59 64 67 69 76 9 113 LD4 18 6 12 49 59 65 68 70 77 6 112 LD5 18 6 12 49 54 58 60 63 65 8 114 LD6 18 6 12 49 52 55 57 59 62 7 120 LD7 18 6 12 49 55 59 62 64 69 8 114 LD8 18 6 12 49 58 62 65 68 70 10 135 LD16 18 6 12 48 58 60 62 64 96 6 108 LD17 18 6 12 49 53 58 61 64 71 5 109 ĐC-BT7 18 7 12 49 58 61 64 67 94 10 105 ĐC- KD18 18 5 11 42 45 48 51 53 60 8 110 Chú thích: TM: Tuổi mạ BRHX:Bén rễ hồi xanh BĐĐN:Bắt đầu đẻ nhánh TGST: Thời gian sinh trưởng

KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh CHT:Chín hồn tồn

TGTCQT: Thời gian trỗ của quần thể

Các giống được gieo cùng ngày 11/07/2015 và cấy ngày 29/07/2015 nên có cùng tuổi mạ là 18 ngày. Sau ngày cấy thì các giống hồi xanh, một số giống hồi xanh chậm hơn đối chứng BT7-KBL, còn lại các giống khác sau ngày hồi xanh cùng với BT7-KBL. Tất cả các giống đều hồi xanh chậm hơn đối chứng KD18.

Do điểu kiện vụ Mùa thời tiết thuận lợi nên các giống đẻ nhánh sớm hơn so với vụ Xuân. Giống LD1 sau cấy 13 ngày mới bắt đầu đẻ nhánh, cácgiốngcịn lại ngồi trừ đối chứng KD18 thì đều sau cấy 12 ngày đẻ nhánh. Giống KD18 đẻ nhánh sớm nhất là sau cấy 10 ngày. Các giốngcó thời gian kết thúc đẻ nhánh dao độngtừ 18-21 ngày sau cấy. Giống đối chứng BT7-KBL kết thúc đẻ nhánh muộn nhất là 56 ngày sau cấy. Tất cả các giống còn lại đều kết thúc đẻ nhánh sớm hơn đối chứng.

Thời gian từ cấy đến trỗ 10% của các giống biến động từ 45-62 ngày. Trong đó trỗ sớm nhất và sớm hơn đối chứng là các giống LD3 với 67 ngày sau cấy, LD17 với 68 ngày sau cấy, LD4, LD16 và LD8 với 69 ngày sau cấy. Giống trỗ muộn nhất là 80 ngày sau cấy, còn lại các giống khác đều trỗ muộn hơn hoặc trỗ cùng với đối chứng. Thời gian trỗ của quần thể kéo dài từ 5-10ngày. Giống LD17 có thời gian trỗ ngắn nhất là 5 ngày, sau đó đến giống LD16 với thời gian trỗ là 6 ngày. Giống LD8 có thời gian trỗ tương đương đối chứng là 10 ngày. Tất cả các giống cịn lại đều có thời gian trỗ ngắn hơn đối chứng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, các giống LD16, LD17 và đối chứng BT7- KBL tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm cực ngắn ngày dao động từ 105-109 ngày. Hai giống LD1 và LD8 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày dao động từ 130-135 ngày. Tất cả các giống còn lại và đối chứng KD18 có thờigian sinh trưởng dao động từ 110-120 ngày và thuộc nhóm ngắn ngày.

4.1.3. Một số đặc điểm về sinh trưởng phát triển

4.1.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao

Chiều cao là một những đặc tính di truyền của giống. Sự tăng chiều cao cây của các dòng, giống là một chỉ tiêu đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây. Khả năng sinh trưởng của cây phụ thuộc vào nhiều tốnhư giống chế độ nước, dinh dưỡng, mật độ và điều kiện ngoại cảnh khác. Chiều cao cây của dịng, giống có liên quan đến nhiều mặt trong đời sống của cây lúa, như khả năng chống đổ, khảnăngtăng mật độ gieo cấy, khả năng để nhánh, v.v...

Qua theo dõi quá trình tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm. ở hai vụ Xuân và vụ Mùa thu được kết quả ở bảng 4.4 và 4.5

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2015 Sau ngày cấy Giống 7 14 21 28 35 42 49 56 63 LD1 36,3 37,5 48,9 61,2 69,9 75,7 79,7 83,9 90,2 LD2 37,2 38,7 49,7 61,3 67,0 73,6 82,8 87,9 - LD3 34,1 36,6 46,1 58,5 66,8 68,8 73,1 80,0 81,5 LD4 36,8 38,2 47,1 57,6 60,4 63,7 67,7 78,1 88,6 LD5 30,7 33,6 43,5 58,3 62,8 66,5 71,3 73,7 79,1 LD6 37,2 40,4 53,2 63,8 65,7 69,5 72,2 74,5 77,4 LD7 37,6 40,9 50,4 64,2 67,5 72,6 79,2 85,8 90,3 LD8 32,2 35,9 46,5 62,1 67,3 74,0 79,2 85,6 102,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa thuần tại gia lâm hà nội (Trang 43)