Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởngvà phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa thuần tại gia lâm hà nội (Trang 35 - 37)

3.1.3 .Thời vụ kỹ thuật gieo cấy

3.4. Các chỉ tiêu vàphương pháp theo dõi

3.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởngvà phát triển

3.4.1.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển và các chỉ tiêu theo dõi

Xác định thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông đã chín, đơn vị tính (ngày).

Giai đoạn mạ: được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Sức sống của mạ: quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy với điểm 1 được cho là mạ phát triển mạnh, điểm 5 là điểm trung bình và điểm 9 với quần thể có sức sống yếu.

- Số lá mạ khi cấy (lá/cây). - Tốc độ ra lá (ngày/lá).

- Chiều cao cây mạ: đo từ mặt đất đến mút lá cao nhất (cm).

Chỉ tiêu theo dõi giai đoạn sau cấy:

-Ngày bắt đầu đẻ nhánh: khi 10% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên. - Thời gian kết thúc đẻ nhánh: khi lúa đạt dảnh tối đa.

- Thời gian đẻ nhánh: ngày. - Tổng số dảnh/khóm (dảnh). - Tỷ lệ thành bơng (%).

- Ngày bắt đầu trỗ: 10% số cây có bơng thốt khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm. - Ngày kết thúc trỗ: 80% số cây trỗ.

- Thời gian trỗ: ngày. - Độ cứng cây (điểm): + Điểm 1: cứng cây. + Điểm 5: trung bình. + Điểm 7: yếu. + Điểm 9: rất yếu.

3.4.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

a. Động thái tăng trưởng chiều cao: tiến hành đo sau khi lúa bén rễ hồi xanh định kỳ 7 ngày/lần. Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất, đo 10 cây đã đánh dấu và tính trung bình, đơn vị tính cm.

b. Động thái đẻ nhánh: theo dõi định kì 7 ngày/lần, đếm 5 cây, tính trung bình. - Số nhánh tối đa: tổng số nhánh khi kết thúc đẻ.

- Số nhánh hữu hiệu: là số nhánh có ít nhất 3 lá - Khả năng đẻ nhánh:

+ Điểm 1: rất cao, hơn 25 dảnh/cây. + Điểm 2: cao, < 25 dảnh/cây.

+ Điểm 5: trung bình, 10- 19 dảnh/cây. + Điểm 7: thấp, 5 – 9 dảnh/cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa thuần tại gia lâm hà nội (Trang 35 - 37)