7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1 Nhân vật mang dấu vết tha hóa và yếu tố bi kịch
Có thể nhận thấy rằng tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng như tiểu thuyết viết về nông thôn luôn lấy sự ―hoàn thiện‖ qua việc biểu hiện nhân vật. Các tác phẩm viết về nông thôn thời kỳ này đã miêu tả nhân vật thường đặt cạnh nhau những mặt tốt – xấu, thiện – ác. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma và
Dòng sông mía có không ít những nhân vật thèm khát danh vọng, quyền lực, dục vọng mà sẵn sàng chà đạp lên mọi chuẩn mực đạo đức. Sự tha hóa của người nông dân trong hai tiểu thuyết này không chỉ là do chịu sự tác động, chi phối của hoàn cảnh mà còn ở ngay trong ý thức từng nhân vật.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, hoàn cảnh và dục vọng cá nhân là động lực chi phối các nhân vật Phúc - Thủ - Hàm. XómGiếng Chùa của Nguyễn Khắc Trường đằng sau vẻ ngoài phẳng lặng của làng quê là những mâu thuẫn bức xúc đan cài vào nhau, làm nổi bật lên cuộc sống thực tại của người nông dân. Bên cạnh những tập tục hủ lậu tranh giành ruộng đất, quyền lực, mâu thuẫn dòng họ là vấn đề hạnh phúc của con người. Qua cuộc đấu tranh giữa thiện – ác là vấn đề đạo đức và nhân cách của con người hiện nay. Những nghịch lý và hoàn cảnh xã hội đã đẩy những nhân vật vào trong cảnh huống mất thăng bằng trong sự phát triển về nhân cách con người. Hoàn cảnh và dục vọng cá nhân đã
chi phối những hành động của các nhân vật Phúc – Thủ - Hàm, biến họ thành những nhân vật vừa là tội phạm vừa là nạn nhân của chính mình. Cuộc xung đột giữa hai dòng họ Trịnh Bá – Vũ Đình thực chất là cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai chi họ này. Cả Trịnh Bá Thủ và Vũ Đình Phúc đều là Đảng viên nhưng quan hệ giữa họ là quan hệ bằng mặt mà không bằng lòng. Họ đối đãi với nhau theo kiểu “ăn miếng trả miếng” và không từ một thủ đoạn nào để thanh trừ nhau. Là những người đại diện cho Đảng, xã nhưng họ lại đặt quyền lợi của dòng họ, gia đình và cá nhân lên trên. Cuộc tranh giành quyền lực giữa họ đã làm cho đại bộ phận nông dân Giếng Chùa điêu đứng, gây bao bi kịch đau thương cho những người dân lương thiện.
Nhân vật Thủ trong tiểu thuyết thuộc loại người xảo quyệt và mưu mô nhất. Ở Thủ đâu có ý thức dòng họ mạnh mẽ như Hàm, cái mà Thủ quan tâm là dựa vào ưu thế dòng họ để đạt mục đích danh vọng cho mình. Hắn đã làm tất cả để giữ được cái chân “Bí thư đảng ủy xã”, hắn tự nhủ giữ được chức vụ đó tức là uy quyền của hắn sẽ cao, hắn sẽ hãnh diện trước sự kính nể của bà con nông dân. Nhân vật này rất có tài xoay chuyển tình thế, đơn giản hóa mọi vấn đề phức tạp, chuyển từ tư thế của kẻ thua trận sang kẻ thắng trận một cách nhanh chóng. Phương châm của Thủ là “lùi một bước để tiến hai bước”. Chính vì vậy, trong cuộc đấu đá quyền lực với Phúc, Thủ đã lợi dụng bà Son, biến bà thành chiêu bài cho sự tranh đua của hắn. Hắn đã ép bà Son gặp ông Phúc – tình nhân cũ của bà để đảo ngược tình thế. Nói đến tài xoay chuyển tình thế của Thủ, Nguyễn Khắc Trường đã có đoạn bình luận: “Tài thật! Xoay chuyển được đến thế thì tài thật! Đối thủ này cao cường lắm”[94;Tr.191] và có lẽ Thủ là thủ phạm trực tiếp gây ra cái chết của bà Son. Điều mà bất cứ ai đọc tác phẩm này cũng cảm thấy trăn trở: Tại sao sau khi gây nên cái chết của bà Son mà Thủ không hề tỏ ra ân hận, hối lỗi mà trái lại hắn còn tiến sâu hơn vào sự tranh giành quyền lực. Càng lao vào tội lỗi thì bi kịch mà Thủ gây ra cho chính mình càng tăng lên. Bàn về vấn đề này, hẳn ai trong mỗi chúng ta đều nhớ câu châm ngôn “ gieo gió ắt phải gặp bão”. Thủ gây nên tội lỗi bao nhiêu thì giờ đây anh phải gánh chịu bấy nhiêu. Xã hội thay đổi, thế hệ trẻ có ý thức trách nhiệm sẽ đứng lên nắm chính quyền, những cán bộ như Thủ - Phúc sẽ bị đào thải, địa vị quyền lực mà Thủ có được trong tay là nhờ sự xảo quyệt mà có rồi đây những Đảng viên chân chính
lên nắm chính quyền thì mọi sự xảo trá ấy sẽ bị lột tẩy chân tướng. Đó chính là ý nghĩa nhân văn, nhân bản mà Nguyễn Khắc Trường muốn gửi tới chúng ta qua tác phẩm này.
Cũng như Thủ, nhân vật Phúc là kẻ tham lam, vị kỷ. Ở nhân vật này cái tốt đẹp trước đây dần biến mất và thay vào đó là sự tha hóa đạo đức. Những hành vi xấu của Phúc đôi khi tự phản lại anh, nhấn chìm anh trong những bi kịch. Lúc trẻ Phúc là một cậu giáo có khát vọng về tình yêu hạnh phúc, đã có vợ nhưng lại thầm yêu trộm nhớ cô Son – một cô gái xinh đẹp nhất làng. Nhưng lòng tham đã khiến anh để tuột mất tình yêu và hạnh phúc của chính mình. Chỉ vì một chút lợi ích cá nhân ― thừa kế tài sản‖ mà Phúc đã để tuột khỏi tay mình mối tình đẹp đẽ ấy và trở thành tình địch của ông Hàm (chồng bà Son), suốt hơn ba mươi năm và phải đến khi ông vớt cái xác bà Son ở đoạn sông chỗ Vai Cày thì kí ức của mối tình xưa lại được khơi dậy “sau bao nhiêu năm không giáp mặt bây giờ lại nhìn tận mặt, chạm tận tay vào làn da người xưa nhưng là một làn da đã sũng nước, trơn nhầy như cá”[94;Tr.252]. Bi kịch của nhân vật này không chỉ dừng lại ở đây, để thử thách lòng trung thành với Đảng và giữ danh dự cho mình Phúc đã tố bố mình và phán xử anh em họ hàng như những kẻ thù địch. Bi kịch của Phúc là bi kịch của thói xấu xa gây nên trong hoàn cảnh nghiệt ngã của xã hội.
Bên cạnh đó, do sự biến động của xã hội, của đời sống đã đẩy những người nông dân đến bên lề của sự tha hóa về nhân cách. Nhân vật ―bộ ba‖ Phúc- Thủ - Hàm là những cán bộ có chức quyền trong xã, trong dòng họ, gia đình nhưng lại mưu mô xảo quyệt, dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí lãnh đạo, những con người vô lương tâm với cả những người thân của mình. Cái xóm Giếng Chùa tưởng chừng như yên ổn đã tự phơi bày những điều nhếch nhác, hủ lậu, ăn chưa đủ no nhưng vì ý thức dòng họ cùng những toan tính nhỏ nhen mà họ đã tìm cách để triệt hạ nhau, giao tranh một cách quyết liệt tạo nên sự hỗn loạn giữa hai phe đối địch Trịnh Bá – Vũ Đình. Trong không gian một cái làng vốn có danh là ―sang nhất xã” ấy lại ẩn chứa bên trong những cơn sóng ngầm chỉ chờ thời cơ để quyết chiến. Sự độc ác, mưu mô, xảo trá của những Phúc – Hàm – Thủ theo cách nói của Tùng: “Họ là những con nhím, bộ lông của họ là cả một tấm áo đầy những mũi tên nhọn”[94;Tr.266] miệng luôn nói đoàn kết nhưng bên trong
lại ngấm ngầm hại nhau khiến cho tình làng nghĩa xóm vì miếng lợi mà “người ta đang dùng cả luật rừng để xâu xé, giành giật như giành giật một miếng mồi‖[94;Tr.350]. Vì sự tính toán nhỏ lẻ mang tính cá nhân đã đẩy những nhân vật này đến sự tha hóa về nhân cách, chỉ vì cái tư lợi mà con có thể đấu tố cha. Chi tiết cụ Cố Đại quyết từ Phúc bởi vì Phúc đã dám quay lưng ―phản‖ lại gia đình mình là một chi tiết đắt giá phần nào nói lên sự tha hóa, băng hoại nhân cách đạo đức của Phúc. Việc anh ―vì lợi ích giai cấp‖ đã đứng lên tố giác cha mình tưởng chừng như là ý thức tộc họ đang suy tàn, nhưng không khi ý thức ấy được khơi dậy thì sức mạnh của nó là không giới hạn. Chính vì vậy, sau hơn ba mươi năm quay lưng cụ Cố đã chịu quy phục hoàn toàn, đã tha thứ cho đứa con bất hiếu. Đối với nhân vật Trịnh Bá Hàm, thì mối thâm thù truyền kiếp từ đời cha ông để lại cộng với sự ghen tuông trỗi dậy đã khiến Hàm làm một việc quả là táng tận lương tâm ―đào mộ người chết”. Có thể nói, sự tha hóa nhân cách của những nhân vật này là một tất yếu, khi cuộc sống đang ở cái kỳ khủng hoảng, làm lại, tất cả đang bị xuống cấp nghiêm trọng con người không thể thoát khỏi hoàn cảnh.
Phản ánh con người là nạn nhân mang dấu vết tha hóa và yếu tố bi kịch ở
Mảnh đất lắm người nhiều ma là do hoàn cảnh đã làm băng hoại đạo đức của một bộ phận nông dân và ở Dòng sông mía, Đào Thắng cũng tiếp nối mạch ngầm ấy. Những nhân vật của Đào Thắng đã tha hóa đạo đức ngay ở phần ―người‖ bản năng. Năm 2004, Dòng sông mía của Đào Thắng là cuốn sách hiếm hoi tiếp tục khai thác vấn đề căn cốt của nông thôn Việt Nam xoay quanh lối sống, số phận của người nông dân. Tác giả Bùi Việt Thắng nhận xét: “Nhìn tổng thể Dòng sông mía đã khơi lên được tầng vỉa văn hóa của đời sống nông thôn, nông dân việt Nam trong một thời đại đầy bão tố xã hội” [ 84]. Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra trong tiểu thuyết này, vấn đề xuống cấp đạo đức của con người trở thành vẫn đề nổi bật và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Có ý kiến cho rằng: Nếu như người nông dân trong sáng tác của Nam Cao tha hóa, mê muội, biến chất là chính bởi xã hội thực dân nửa phong kiến, nguyên nhân chính do hoàn cảnh khách quan, thì ở đây tác giả đã truy tìm nguyên nhân của sự tha hóa ngay trong bản chất con người, khám phá từ trong con người hai mặt tự nhiên và xã hội, tốt và xấu, thiện và ác, trong đó
mặt xấu đang lấn át mặt tốt, cái xấu ngự trị ngay trong con người. Đọc Dòng sông mía, qua những hành động tội ác dã man của Lẹp, Đào Thắng đã đem đến cho người đọc một sự ám ảnh ghê gớm về tình trạng con người mất nhân tính, nhân phẩm trở thành loài thú vật đáng sợ. Hoàng Ngọc Hiến trong bài: Trên đất nước có bao nhiêu làng mía có đoạn viết: “Trong xã hội làng mía, những câu chuyện loạn luân, trả thù, chửi bới, xách mé, cưỡng hiếp, thông dâm, chọc ghẹo, trẫm mình, đấu tố…xảy ra như cơm bữa”[42]. Vấn đề nhức nhối trong tiểu thuyết ―Dòng sông mía‖ là sự xáo trộn tôn ti trật tự, giá trị truyền thống bị đảo lộn vì những thân phận người vốn dĩ chỉ biết làm nay trở thành những tên lưu manh đổ đốn. Lão Quýt râu đen nhờ thời mà trở thành phó chủ tịch kiêm trưởng công an xã, một kẻ có đủ trai, đủ gái nhưng vẫn có những hành vi ti tiện muốn dan díu với chị cả Thuần. Thằng Lẹp sinh ra đã khốn khổ vì cái thân hình ―nửa người nửa cá” lại là một bần cố nông sau lại trở nên hung hãn, hằn học và là
“hiện thân của cái ác”[86;Tr.209]. Sự tàn nhẫn của Lẹp đúng như ông Nghĩa suy nghĩ và linh cảm “nó sinh ra trong tà ám, nuôi dạy trong hận đắng và nó được giáo dục bằng một cách khác, kích thích sự thù hận, phân chia. Nó được bồi đắp bằng sự hung hãn của cái ác”[86;Tr.209]. Cũng không phải ngẫu nhiên bà Mến – mẹ của Lẹp lại gọi chúng là đồ vô lương tâm, bọn quỷ sa tăng hiện hình “người thôn quê chúng tao xưa nay có ác thế bao giờ đâu. Chết một người khóc một người, chết hai người khóc hai người, rách lành đùm bọc, no đói có nhau, hết gạo vác rá sang nhà nhau vay một bát, hai bát, cho nhau củ đao, củ sắn , củ khoai lúc đói lòng, còn họ hàng máu mủ ruột thịt với nhau sao bỗng dưng quay ra ác với nhau đến vậy‖[86;Tr.246]. Chính con người bản năng vượt trội đã biến Lẹp trở thành thú vật. Trước sự cám dỗ của dục vọng, hắn bất chấp cả đạo lý, hãm hiếp cô Bé – em cùng cha khác mẹ, cưỡng bức chị cả Thuần – chị dâu của mình. Đào Thắng miêu tả cảnh cưỡng hiếp chị cả Thuần của Lẹp thật man rợ hơn thú vật “Anh cu Lẹp lồng lộn thọc cái mỏm tay cụt vào mồm khiến chị Thuần kêu lên ằng ặc. Mỏm tay kia hắn thúc vào bụng hất tung cái múi quần ra làm nó rách toạc. Chị dẫy dụa chống trả, co hai chân lên. Anh cu Lẹp cẩn thận quỳ hai gối trâu lên đùi làm cho chị không dẫy dụa được nữa, chị phì nước bọt qua cái mỏm tay cụt rồi cứ thế kéo mạnh cái quần thâm sau cuộc hành lạc hắn của hắn. Người đàn bà rú lên ằng ặc ngất đi. Bấy giờ, anh cu Lẹp
mới rảnh rang nghĩ tới việc cởi cái quần bị chó đớp rách toạc ống ra. Và hắn một mình làm cái công việc ấy hùng hục, cắn xé, kì cho tới khi thỏa mãn, hắn mới đứng lên, lảo đảo bước đi” [86;Tr.243] rồi bỏ chị chỏng chơ chết giấc, nằm lịm, khiến đàn kiến bu đậu khắp người chị. Có lẽ, đây là đoạn văn có sức ám ảnh lớn nhất đối với người đọc về sự băng hoại, xuống cấp của đạo đức, sự tha hóa về nhân cách của con người cũng như nỗi nhục nhã, đau đớn tột cùng mà người phụ nữ nông thôn phải gánh chịu. Điều khiến chúng ta cảm thấy băn khoăn, trăn trở khi tìm hiểu tác phẩm này đó là: Qua bao nhiêu tội ác mà Lẹp gây ra mà hắn không mảy may suy nghĩ, ám ảnh gì, từ việc kẹp cổ giết chết Bê Con, rồi hãm hiếp Bê Lớn, đến việc hắn dùng súng bắn chết ông Nghĩa (chú ruột mình) và giở trò thú tính ngay cả với chị dâu của mình (chị cả Thuần). Chuỗi tội ác của Lẹp quả là ghê gớm, nhưng những tội ác mà hắn gây ra cũng bị quả báo. Những đứa con của Lẹp do Bê Lớn sinh ra đều là quái thai ―hài nhi không có chân, mặt người, mắt như mắt cá, bùng nhùng như một chậu thịt, màu đỏ bầm‖[86;Tr247] và Bê Lớn – vợ của Lẹp từ đấy mắc chứng bệnh không nói vĩnh viễn. Từ đấy cho đến sau này Lẹp và Bê Lớn có sinh thêm hai lần nhưng cả hai lần ấy vẫn chỉ là ―nửa người nửa quái, lèo nhèo, phập phồng, vất vào đầy lùm cái chậu men cỡ đại‖ buộc Lẹp sau mỗi lần hậu sinh ấy đều phải ―đổ gio nóng, phủ kín mặt chậu…vội cắp nách cái chậu ấy khệ nệ đưa ra ngoài bờ sông đổ ùm xuống nước‖. Có lẽ đây là một sự trừng phạt đối với Lẹp. Phải chăng, bi kịch của Lẹp là bi kịch của mối quan hệ loạn luân (Lẹp và Cô Bé), mối quan hệ giữa em chồng và chị dâu (Lẹp và chị cả Thuần); bi kịch của sự thù hận giữa những người thân trong một gia đình ( Lẹp thù hận ông Quĩ Nhất – cha đẻ của mình và tự tay bắn chết ông Nghĩa- chú ruột mình). Những tội ác của Lẹp đã chà đạp lên những luân thường đạo lý, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong tiểu thuyết Dòng sông mía, Đào Thắng một mặt đi sâu khai thác sự tha hóa trong tư cách đạo đức của con người, mặt khác chú ý đến bản chất bên trong, miền khuất lấp trong mỗi con người. Nhà văn hướng đến phần bản năng cá thể, thậm chí là sự hoang dã của nó. Có thể nói, con người tự nhiên và con người xã hội luôn đấu tranh bài trừ nhưng cuối cùng con người tự nhiên vẫn lấn át con người xã hội.