Tiểu thuyết ĐàoThắng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của nguyễn khắc trường và đào thắng) (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2 Sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn ĐàoThắng trong

1.2.2 Tiểu thuyết ĐàoThắng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Đào Thắng tên khai sinh là Đào Đình Thắng, sinh ngày 10/08/1946 tại Bình Lục – Hà Nam. Ông từng là chiến sỹ pháo cao xạ chiến đấu tại khu IV tuyến lửa những năm kháng chiến chống Mỹ. Đào Thắng tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa I và công tác tại xưởng phim quân đội. Ông từng là chuyên viên cục tư tưởng – văn hóa. Hiện tại ông là chánh văn phòng hội nhà văn.

Sự nghiệp sáng tác của Đào Thắng cho đến nay bao gồm các tác phẩm : - Điểm cao thành phố (tiểu thuyết 1982)

- Nước Mắt (tiểu thuyết 1991) - Dòng sông mía (tiểu thuyết 2004) - Đất Xanh (2006)

- Ngàn Năm (2006) * Tiểu thuyết Đào Thắng

Đào Thắng cho đến nay vẫn chỉ trung thành với mảng tiểu thuyết. Có thể khẳng định rằng sau Điểm cao Thành phố (tiểu thuyết,1982) và Nước mắt (tiểu thuyết,1991) Đào Thắng có vẻ im hơi lặng tiếng, nhưng thực chất là ông đang ấp ủ, chuẩn bị cho sự ra đời của một cuốn tiểu thuyết có sức lôi cuốn bạn đọc. Và bạn đọc đã được đón nhận một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn hấp dẫn như một số tiểu thuyết cùng đề tài thời kỳ đầu đổi mới. Dòng sông mía ra đời, như nhà văn tâm sự, để ra mắt bạn đọc tiểu thuyết này khoảng 14 năm. Theo Đào Thắng 14 năm cho sự ra đời của một cuốn tiểu thuyết không phải là dài, bởi có những nhà văn phải mất cả một đời. Và với thành tựu mà nó mang lại cũng đủ để khẳng định tên tuổi của ông trong làng văn Việt Nam. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này không chỉ được tính bằng số lượng độc giả mà còn được đông đảo giới nghiên cứu, phê bình, báo chí, dư luận… quan tâm tìm hiểu. Với tiểu thuyết này, sau Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng đã mang đến cho độc giả những cảm nhận mới mẻ và phong phú về nông thôn Việt Nam trong suốt mấy chục năm từ trước hòa bình (1954) đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Cuốn tiểu thuyết viết về nông thôn, về người nông dân trong những thăng trầm của lịch sử thời hiện đại, qua tiểu thuyết này trong dòng chảy văn học, Đào Thắng sau những cây bút ―sắc bén‖ ở mảng văn xuôi viết về đề tài nông thôn xưa và nay như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường…đã chứng tỏ một phong cách mới, với những cách tân độc đáo cả về nội dung và phương thức biểu hiện. Sự trưởng thành trong ngòi bút sáng tác của Đào Thắng cũng giống như Nguyễn Khắc Trường gắn với thời kỳ đổi mới đất nước, nên trong quan niệm về hiện thực, về con người (người nông dân), nhà văn luôn bày tỏ một quan niệm mang tính nhân văn nhân bản.

Những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong mảng tiểu thuyết về đề tài nông thôn là những đóng góp đáng ghi nhận về sự nỗ lực trong sáng tạo, làm mới và hoàn thiện tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Hai nhà văn xứng đáng được nhận giải thưởng loại A về lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật do Hội nhà văn trao tặng.

* * *

Trong bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, nông thôn là đề tài trọng tâm và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Khi khai thác về một đối tượng không mới mẻ trong truyền thống văn học Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng vẫn khẳng định được tài năng sáng tạo của mình thông qua việc đổi mới quan niệm về hiện thực và con người. Bên cạnh đó, hai nhà văn còn biết lựa chọn ―đề tài‖ để xây dựng nhân vật, kết cấu, cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật... Chính vì vậy, bức tranh nông thôn Việt Nam trong hai tiểu thuyết vừa mang những nét của truyền thống vừa hiện đại, vừa bình yên, vừa phức tạp hiện lên sinh động, hấp dẫn trong từng trang viết.

CHƢƠNG 2

HIỆN THỰC NÔNG THÔN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MADÒNG SÔNG MÍA

2.1 Đời sống nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều maDòng sông mía

Sau năm 1986 công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã mang lại không khí tự do dân chủ cho các nhà văn, dẫn tới sự thay đổi lớn lao của nền văn học nước nhà trong đó có mảng văn xuôi viết về đề tài nông thôn. Ở đề tài này, các nhà văn có xu hướng khai thác bộ mặt nông thôn Việt Nam qua hai khía cạnh, đó là: Nông thôn Việt Nam qua sự nhận thức lại hiện thực lịch sử và nông thôn qua sự tiếp cận đời sống phong tục, tâm linh. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi muốn tìm hiểu: Hiện thực nông thôn qua sự nhận thức lại và nông thôn qua sự tiếp cận đời sống phong tục, tâm linh ở Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của nguyễn khắc trường và đào thắng) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)