Nhân vật có số phận bi thảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của nguyễn khắc trường và đào thắng) (Trang 65 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2 Nhân vật có số phận bi thảm

Đời sống con người bị khủng hoảng trầm trọng đã có biết bao số phận chìm nổi. Mỗi số phận một hoàn cảnh, L.Tôn – xtôi đã từng nói: “Mọi hạnh phúc đều giống nhau, nhưng bất hạnh lại chẳng ai giống ai...”. Có lẽ viết về nông thôn, Nguyễn Khắc Trường đã chỉ ra gốc rễ của mọi mâu thuẫn dòng họ, mối quan hệ huyết thống được phát triển trên cơ sở của sự tranh chấp ruộng đất và quyền lợi vật chất, danh vọng. Vì địa vị người ta đã không từ một thủ đoạn nào miễn sao có lợi cho dòng họ mình, cho cá nhân mình. Trong cuộc chiến ấy, người chịu mất mát, thiệt thòi, đau khổ nhất là bà Son – người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Cái chết của bà không làm cho mâu thuẫn giữa hai dòng họ bớt đi căng thẳng, mà trái lại người ta coi cái chết ấy như là một minh chứng cho sự tranh giành quyền lợi của phe mình “Ai cũng thấy sau đám này, cái hố ngăn cách giữa hai họ lớn và thế lực nhất làng càng sâu hoay hoáy”[94;Tr289]. Những người phụ nữ như bà Son đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc nhưng cuộc đời quả thật trái ngang đã đẩy bà đến số phận bất hạnh. Bà lấy chồng nhưng không yêu chồng, cuộc đời bà là một chuỗi ngày tẻ nhạt, buồn bã, vô vị. Người chị gái của bà Son đã nói về cuộc đời em gái mình “cái vui của dì ấy không cõng nổi cái buồn. Đời dì ấy như bát cơm của kẻ khó, lổn nhổn ít gạo nhiều khoai‖[94;Tr242]. Sống với ông Hàm, bà chỉ biết sống với bổn phận của người vợ, người mẹ. Bà nén chặt nỗi đau vào lòng, cuộc đời bà “có no mà không có vui, có lành mà không có ấm”[94;Tr.198].Thời con gái bà đã yêu cậu giáo Phúc một mối tình đẹp, dù biết Phúc đã có vợ và một đứa con song cô Son không vì lẽ đó mà từ chối tình cảm của Phúc, trái lại cô bất chấp cả dư luận để đến với người mình yêu “cô đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi để sống bên nhau”[94;Tr.198]. Song sự bất chấp của cô đã không được đền đáp, cậu giáo Phúc vì chút tư lợi vật chất đã không dám bỏ người vợ ―khô chân gân mặt‖ để chạy trốn với Son. Cuộc đời quả là lắm trái ngang, cô Son phải nuốt nước mắt vào lòng để sống tiếp cuộc đời còn lại với anh Hàm thọt – người đã theo đuổi cô rất lâu mà cô không màng đến. Đó là nỗi đớn đau đã đeo đẳng suốt cuộc đời, lấy ông Hàm bà tình nguyện sống làm ―con hầu, con hạ‖ cho ông chứ ―không bao giờ yêu ông‖. Bà muốn được yên thân mà cũng không được bởi ông Hàm không dễ dàng quên đi chuyện cũ của bà với ông Phúc và còn làm tổn thương danh dự

của bà, biến bà trở thành nạn nhân đáng thương của cuộc thù. Trong cái làng Giếng Chùa đã không còn chỗ cho người đàn bà đẹp người, đẹp nết, nhân hậu ấy.Sự áp chế của hoàn cảnh xã hội, của đồng tiền và quyền lực đã khiến bà trở nên khốn khổ. Nhiều lúc bà tự hỏi “có bao nhiêu ngày bà thấy mình được sống sung sướng, mãn nguyện? Có bao nhiêu giờ phút bà được trôi nổi trong ngọt ngào mê đắm. Đã bao giờ bà thấy mình với ông Hàm là một đôi cá thờn bơn, mỗi người chỉ có một nửa tấm thân, một nửa cặp mắt nhìn, một nửa đôi mang thở, nếu lúc nào cũng hòa nhập tuy hai mà là một, lúc nào cũng quấn quýt đắm say. Đã bao giờ bà thấy mình là một cành tầm gửi và ông là cái cây vững chắc để bà bíu vào, dựa vào”[94;Tr.144]. Là một người luôn có ý thức bà đã tự ý thức được cuộc sống bất hạnh của mình, bà cố gắng chịu đựng để ―vì các con‖ nhưng người ta đã lợi dụng sự cả nể của bà mà lấn át, đẩy bà đến cùng đường của sự oan nghiệt: ―nhảy sông tự vẫn‖. Lúc trẻ bà đã từng mong muốn được chết trong vòng tay của người mình yêu và điều mong muốn đó trở thành sự thật sau ba mươi năm thù hận. Cả đời bà chưa được hưởng một phút giây hạnh phúc mà luôn phải sống trong sự hận thù, tranh chấp của gia đình chồng. Cái chết của bà như một lời cáo buộc chính quyền nham hiểm và xảo quyệt đã đẩy bà rơi vào bước đường cùng.

Trong tiểu thuyết này, nhân vật bi kịch nhất là bà Son và lão Quyềnh, họ là nạn nhân của thế lực đồng tiền, của tham vọng, quyền lực. Vì địa vị, danh vọng và đồng tiền đã biến những kẻ như Thủ, Quàng đã bất chấp tình người, tình anh em máu mủ để làm những việc táng tận lương tâm. Trong nhân vật Quàng luôn xuất hiện một con ma keo kiệt, và con ma ấy đã buộc anh phải chôn cất ông anh xấu số của mình thật nhanh gọn, đỡ tốn kém bằng cách bó chiếu. Sự việc này quả là đau xót, vì sức mạnh của đồng tiền mà người ta đối xử với người thân của mình như vậy!.

Dòng sông mía, những nhân vật có số phận bi thảm như: bà Mến, chị cả Thuần... Sau lần cắt tóc cho Bê Lớn theo lời nhờ của Lẹp, bà cả Thuần đã trở nên điên dại, tinh thần bất ổn. Biết bao hồi ức năm xưa trở lại nguyên vẹn trong tâm trí bà. Hồi ức mà bà định khi chết sẽ đem theo xuống mồ cuối cùng bà cũng phải nói sự thật cho Khuê. Những lời trăn trối mà anh Thuần nói với chị lúc sắp nhắm mắt xuôi tay “tôi không ngờ lại bỏ mình, bỏ con mà đi sớm thế này. Khi

tôi chết rồi, mình tìm ai yêu thương thật lòng, thì cứ đi bước nữa ở với họ, chỉ xin mình đừng bỏ con bơ vơ tội nghiệp chúng nó”[86;Tr.344] khiến chị càng xót xa cho số phận gái góa của mình. Sau khi chồng chết, chị cả Thuần đã phải sống với những định kiến, dèm pha của người đời. Người đàn bà góa ở quê đã phải chịu biết bao tủi nhục, muốn đứng vững để nuôi con cái trưởng thành và lo lắng cho con, mong muốn ấy thật giản đơn vậy mà sao nó lại khó với chị đến vậy? Và khi nghe những lời mạt sát, mắng nhiếc nó làm tăng thêm nỗi khổ đau, tủi nhục trước cảnh “ vợ Khuê con dâu bà đưa chuyện ấy trước bàn dân thiên hạ bêu xấu, dè bỉu một cách tàn nhẫn. Không những danh tiết thờ chồng nuôi con, cái chỗ víu vào đấy nó giúp bà gắng gỏi, sống thầm bấy lâu, bị xé rách không chút thương tiếc mà cái góc khuất cất giấu trong lòng bà bị bới tung ra để xỉ vả”[86;Tr471-472]. Nỗi đau ấy dâng lên đến đỉnh điểm, linh hồn chị “chết trong khi còn có thể sống, có cả chứa bên trong cái thâm ý chế nhạo cuộc đời”[86;Tr459]. Chị bất hạnh, đau đớn, tủi hờn để rồi đẩy chị đến bàn tay của tử thần.

Ngoài chị cả Thuần, nhân vật cũng có số phận bi thảm là bà Mến.Bà Mến giãi bày tận cùng gan ruột về ước vọng hạnh phúc với chị cả Thuần trước dòng đời đen bạc. Đó là tiếng nói đau đớn tủi hờn và cả sự phản kháng của người phụ nữ nông thôn trước hoàn cảnh nghiệt ngã ấy: “Người đàn ông chết sớm thì phải trả cho người đàn bà cái quyền có con với người khác. Cốt sao sống yêu cho thẳng, đừng lừa gạt gian dối, đừng để con bơ vơ. Lấy thêm một lần chồng, thêm một lần đời, sao nỡ bắt người đàn bà chồng chết rồi, chỉ mình, rồi già, rồi chết”

[86;Tr486-487]. Suốt cả một đời bà chịu đau khổ, thua thiệt. Khi ông Chép – chồng bà vì ngông cuồng nên bị cá thần quở phạt mà phải chết, đón xác chồng chỉ còn thoi thóp, tím ngắt bà Mến cảm thấy ―mệt mỏi rã rời và lòng nặng trĩu nỗi hờn tủi đau đớn‖. Lòng người đàn bà ấy xót thương cho ông chồng bạc mệnh, lại xót thương cho thân mình và bà thốt lên “tôi sẽ là gái già cô độc. Tôi làm người ở góa. Người đời sẽ sợ tôi, người ta sẽ bảo những hài nhi tôi đỡ không sống được sẽ oán tôi...” [86;Tr48.]. Người đàn bà ấy đau khổ vì chưa có một mụn con, khát khao chính đáng và thật tội nghiệp bởi bà nhận thức về nỗi tuyệt vọng của mình. Tương lai của bà là chuỗi ngày tháng dằng dặc buồn thương .Bao nhiêu kỳ vọng của cuộc đời bà đặt vào thằng con trai khốn khổ của

bà, người mẹ đó luôn độ lượng, chở che cho đứa con quái thú, phải chứng kiến hết tội ác này đến tội ác khác lòng bà đau thăt lại và đau đớn hơn hết đó là khi bà chứng kiến sự ra đời của đứa cháu mà bà đã từng hy vọng, nhưng thật trớ trêu ca đỡ cuối cùng của đời bà lại phải chứng kiến quả báo của thằng Lẹp. Tâm hồn người mẹ ấy đau thắt lại. Khi cuộc sinh nở của Bê Lớn đã hoàn tất, bà đã lần đường tới dòng Châu Giang cùng với đứa cháu không được làm người. Bà đã trẫm mình xuống dòng Châu Giang trong sự tuyệt vọng và bế tắc. Nhưng lúc này bà cảm thấy cái chết nó như một sự giải thoát của đức Chúa lòng lành, người đã cứu bà ra khỏi cõi đời mà cái ác đang hiện hình ngay ở chính thàng con trai bà.

Trong tiểu thuyết này, ngoài những nhân vật phụ nữ có kết cục bi thảm chúng ta còn thấy bi kịch của người lính khi trở lại cuộc sống thường ngày. Trở về nơi mình sinh ra bên dòng sông Châu Giang – vùng quê của những bãi mía ngọt lịm, Khuê quyết định dựng lò, khôi phục nghề làm mía gia truyền, những mong phần nào bù đắp cho mẹ già và vợ con sau này,làm rạng danh gia đình, dòng tộc và quê hương. Ít năm sau , mơ ước ấy trở thành hiện thực. Nhưng thật trớ trêu, những thành quả mà Khuê dày công gây dựng được sau bao nhiêu năm vất vả, khổ nhọc đều bị những người thù ghét phá bỏ. Không những thế cuộc sống gia đình anh đang dần rạn nứt do những xung đột thường xuyên xảy ra giữa mẹ và vợ Khuê, giữa Khuê và vợ… Tấn bi kịch ập xuống gia đình Khuê khi mẹ Khuê đã phát điên, phát dại, ra sông trẫm mình vì không thể chịu nỗi tủi nhục, cô độc. Trong cơn giận giữ, Khuê đã không kìm nén nổi cơn tức giận cuồng mê nên anh đã xô xát với vợ, hậu quả là Côn đã xảy thai. Dõi theo tấn bi kịch gia đình Khuê, người đọc nhận thấy đỉnh điểm của bi kịch là hành động của Côn – vợ Khuê cầm lấy cái thai nhi non đầy máu giơ lên trước mặt anh có sự chứng kiến của bà con trong xóm, xỉ mắng anh đầy cay độc: “Đây, con tao đây! Mày mang nấu cháo cho cả lò cả ổ nhà mày ăn đi”[86;Tr.508-509]. Hành động của Côn như giọt nước làm tran ly. Đứng trước cảnh gia đình “trở thành chốn địa ngục, ở đấy vợ chồng ghét bỏ nhau, oán thù nhau, chửi rủa, làm bẽ mặt nhau”[86;Tr508-509]. Khuê đau đớn nhục nhã ê chề. Tổ ấm gia đình dường như tan vỡ hoàn toàn không thể hàn gắn.Khuê quyết định ra đi, rời xa vợ con,quê hương, bà con làng xóm. Cuộc ra đi của anh giống như một cuộc chạy trốn khỏi

một thế giới đầy những ô tạp. Sự chạy trốn của Khuê là sự chạy trốn của kẻ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, đó là nỗi đau của một người lính khi trở về với cuộc sống ngày thường nhưng đã bị cuộc đời khước từ. Và rồi Khuê tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho chính mình.

Mảnh đất lắm người nhiều ma do sự biến động của xã hội, của đời sống đã đẩy những người nông dân đến bên lề của sự tha hóa về nhân cách. Nhân vật ―bộ ba‖ Hàm - Thủ - Phúc - là những cán bộ có chức quyền trong xã, trong dòng họ, gia đình nhưng lại mưu mô xảo quyệt, dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí lãnh đạo, những con người vô lương tâm với cả những người thân của mình. Cái xóm Giếng Chùa tưởng chừng như yên ổn đã tự phơi bày những điều nhếch nhác, hủ lậu, ăn chưa đủ no nhưng vì ý thức dòng họ cùng những toan tính nhỏ nhen mà họ đã tìm cách để triệt hạ nhau, giao tranh một cách quyết liệt tạo nên sự hỗn loạn giữa hai phe đối địch Trịnh Bá – Vũ Đình. Trong không gian một cái làng vốn có danh là ―sang nhất xã‖ ấy lại ẩn chứa bên trong những cơn sóng ngầm chỉ chờ thời cơ để quyết chiến. Sự độc ác, mưu mô, xảo trá của những Phúc – Hàm – Thủ theo cách nói của Tùng: “Họ là những con nhím, bộ lông của họ là cả một tấm áo đầy những mũi tên nhọn”[94;Tr.266] miệng luôn nói đoàn kết nhưng bên trong lại ngấm ngầm hại nhau khiến cho tình làng nghĩa xóm vì miếng lợi mà “người ta đang dùng cả luật rừng để xâu xé, giành giật như giành giật một miếng mồi‖[94;Tr.350]. Vì sự tính toán nhỏ lẻ mang tính cá nhân đã đẩy những nhân vật này đến sự tha hóa về nhân cách, chỉ vì cái tư lợi mà con có thể đấu tố cha. Chi tiết cụ Cố Đại quyết từ Phúc bởi vì Phúc đã dám quay lưng ―phản‖ lại gia đình mình là một chi tiết đắt giá phần nào nói lên sự tha hóa, băng hoại nhân cách đạo đức của Phúc. Việc anh ―vì lợi ích giai cấp‖ đã đứng lên tố giác cha mình tưởng chừng như là ý thức tộc họ đang suy tàn, nhưng không khi ý thức ấy được khơi dậy thì sức mạnh của nó là không giới hạn. Chính vì vậy sau hơn ba mươi năm quay lưng cụ Cố đã chịu quy phục hoàn toàn, đã tha thứ cho đứa con bất hiếu. Đối với nhân vật Trịnh Bá Hàm, thì mối thâm thù truyền kiếp từ đời cha ông để lại cộng với sự ghen tuông trỗi dậy đã khiến Hàm làm một việc quả là táng tận lương tâm ―đào mộ người chết”. Có thể nói, sự tha hóa nhân cách của những nhân vật này là một tất yếu, khi cuộc sống

đang ở cái kỳ khủng hoảng, làm lại, tất cả đang bị xuống cấp nghiêm trọng con người không thể thoát khỏi hoàn cảnh.

* * *

Trước bước ngoặt chuyển mình của dân tộc, tiểu thuyết nông thôn đã hòa vào dòng chảy để phán ánh trọn vẹn bức tranh nông thôn đương đại ở bề sâu dưới cái nhìn nhận thức lại hiện thực và nhu cầu đạo đức tối đa. Hẳn nhiên, nhiều vấn đề mới, cách nhìn và cả hệ hình tư duy mới được đặt ra cấp thiết, sâu sắc trong mạch ngầm tiểu thuyết. Nó mang đến hơi thở mới cho văn xuôi nói chung và sức cuốn hút mãnh liệt cho tiểu thuyết viết về nông thôn nói riêng với nhiều dáng nét độc đáo hơn. Sự vận động hợp quy luật của văn xuôi đã mở ra nhiều ngả đường để tiểu thuyết nông thôn đi sâu vào mọi ngõ ngách của làng quê thanh bình nhằm tìm kiếm, phát hiện những vẻ đẹp, những đau khổ, những ẩn ức... trong từng thân phận người nông dân. Sự đóng góp đó đã mang lại sức sống mới, chiều sâu mới, cho nên tiểu thuyết nước nhà bằng những trang văn rất riêng, đã khẳng định tiếng nói, tâm hồn, bản lĩnh củạ dân tộc mà các nhà văn chân tài đã miệt mài sáng tạo.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT

MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MADÒNG SÔNG MÍA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của nguyễn khắc trường và đào thắng) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)