CHƯƠNG I: NHỮNG BỘ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 8 & 9 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI KHOA VẬT LÍ- TRƯỜNG ĐHSP- ĐHĐN
3. Các bài thí nghiệm lớp 9
3.1. BÀI 1: THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN BẰNG VÔN KẾ VÀ AMPE KẾ (Bài 3, trang 9, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Xác định điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kê dựa vào công thức I
R U
- Biết cách sử dụng vôn kế, ampe kế
- Vẽ và mắc đƣợc sơ đồ mạch điện để đo điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
2. Dụng cụ thí nghiệm
- 1dây dẫn có điện trở chƣa biết giá trị - 1 nguồn điện 6V
- 1 vôn kế có giới hạn đo 3V và độ chia nhỏ nhất 0,06V
- 1 ampe kế có giới hạn đo 3A và độ chia nhỏ nhất 0,02A
- 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn khoảng 30cm
- 1 công tắc
- 1 biến trở có giá trị tối đa 20Ω
3. Tiến trình thí nghiệm
Hình 9.1
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 35 - Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và chốt (–) của ampe kế và vôn kế.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 9.1.
- Lần lƣợt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 đến 5V vào 2 đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng số liệu.
4. Kết quả thí nghiệm:
Kết quả đo được tiến hành với dây Constantan đường kính d = 0,3mm, chiều dài L = 900mm.
Bảng 9.1:
Lần đo Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) Điện trở (Ω)
1 U1 = 1,0 I1 = 0,11 R1 = 9,09
2 U2 = 2,0 I2 = 0,23 R2 = 8,69
3 U3 = 3,0 I3 = 0,33 R3 = 9,09
4 U4 = 4,0 I4 = 0,43 R4 = 9,30
5 U5 = 5,0 I5 = 0,55 R5 = 9,09
a. Giá trị trung bình cộng của điện trở:
1 2 3 4 59,098,699,099,309,09
5 5
9,05
RRRRR
R R
b. Nguyên nhân gây ra sự khác nhau trong các lần đo:
- Do người đọc nhìn đồng hồ dưới các góc khác nhau trong các lần đo dẫn đến đọc không chính xác giá trị Von kế và Ampe kế.
- Do kim đồng hồ ma sát với trục quay lớn nên kém nhạy.
------
3.2. BÀI 2: KIỂM TRA SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN (Bài 7, trang 19, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 36 - Xác định hiệu điện thế, cường độ dòng điện của dây dẫn có chiều dài khác nhau rồi từ đó xác định
- So sánh giá trị điện trở để tìm ra mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.
2. Dụng cụ thí nghiệm - 1 bảng lắp điện
- 1 Ampe kế - 1 Vôn kế
- 1 nguồn điện 1 chiều - 1 công tắc
- Các dây nối
- 1 dây Constantan đường kính mm
d0,3 , chiều dài L3 900mm - 1 dây Constantan đường kính
mm
d0,3 , chiều dài L3 1800mm - 1 dây Constantan đường kính
mm
d0,3 , chiều dài L3 2700mm 3. Tiến trình thí nghiệm
Hình 9.2
- Xác định và ghi giá trị U1, I1 và R1 đối với dây dẫn dài l = 900mm vào bảng số liệu.
- Lần lượt thay dây dẫn có chiều dài bằng 2l và 3l và làm thí nghiệm tương tự. Ghi giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện vào bảng 9.2.
4. Kết quả thí nghiệm:
Bảng 9.2:
Chiều dài dây dẫn Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) Điện trở (Ω) L1 = 900mm U1 = 2,4 I1 = 0,24 R1 = 10 L2 = 1800mm U2 = 2,5 I2 = 0,13 R2 = 19,2 L3 = 2700mm U3 = 2,4 I3 = 0,08 R3 = 30 Nhận xét:
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 37 Từ bảng 9.2, ta có:
3 3 2 2 1 1
L R L R L
R
Nhƣ vậy, với các dây dẫn làm bằng các chất liệu giống nhau, tiết diện bằng nhau, thì điện trở của các dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. Dây càng dài, điện trở của dây dẫn càng lớn và ngƣợc lại.
------
3.3 BÀI 3: KIỂM TRA SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN (Bài 8, trang 22, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Xác định mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn.
2. Dụng cụ thí nghiệm - 1 bảng lắp điện
- 1 Ampe kế - 1 Vôn kế
- 1 nguồn điện 1 chiều 3V - 1 công tắc
- Các dây nối - 1 dây Constantan đường kính d10,3mmchiều dài L3 1800mm - 1 dây Constantan đường kính d2 0,3mm chiều dài L3 1800mm 3. Tiến trình thí nghiệm
Hình 9.3
- Mắc mạch điện như sơ đồ hình 9.3 với dây dẫn có tiết diện S1 (tương ứng với đường kính tiết diện là d1). Đóng công tắc, đọc và ghi giá trị đo được vào bảng số liệu. Tính giá trị điện trở của dây dẫn này.
- Thay dây dẫn tiết diện S1 trong mạch điện (có sơ đồ hình 9.3) bằng tiết diện dây dẫn S2 (có cùng chiều dài được làm từ vật liệu có đường kính d2). Làm tương tự nhƣ trên xác định và ghi giá trị điện trở R2 của dây dẫn thứ hai vào bảng 9.3.
4. Kết quả thí nghiệm:
Bảng 9.3:
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 38 Đường kính dây dẫn Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) Điện trở (Ω)
d1 = 0,3mm U1 = 2,4 I1 = 0,12 R1 = 20 d2 = 0,6mm U2 = 2,3 I2 = 0,42 R2 = 5,5 Nhận xét:
Ta thấy:
1 2 2
1 2 1 2
S S d
d R
R
. Nhƣ vậy, điện trở R của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết
diện S của dây. Tiết diện (hay đường kính) của dây dẫn càng lớn, điện trở càng nhỏ và ngƣợc lại.
------
3.4. BÀI 4: KIỂM TRA SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN (Bài 9, trang 25, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Xác định mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn.
2. Dụng cụ thí nghiệm - 1 bảng lắp điện
- 1 Ampe kế - 1 Vôn kế
- 1 nguồn điện 1 chiều 3V - 1 công tắc
- Các dây nối
- 1 dây Constantan đường kính d1 = 0,3mm, chiều dài L = 1800mm - 1 dây Nicrom đường kính d2 = 0,3mm, dài L = 1800mm
3. Tiến trình thí nghiệm
Hình 9.4
+ Mắc mạch điện nhƣ sơ đồ (hình 9.4 ) với dây dẫn có chất liệu Constantan.
Đóng công tắc, đọc và ghi giá trị đo đƣợc vào bảng số liệu. Tính giá trị điện trở của dây dẫn này.
+ Thay dây dẫn có chất liệu Constantan vào mạch điện có sơ đồ (hình 9.4) bằng tiết diện dây dẫn có chất liệu Nicrom (có cùng chiều dài). Làm tương tự như trên xác định và ghi giá trị điện trở R2 của dây dẫn thứ hai vào bảng 9.5
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 39 4. Kết quả thí nghiệm:
Bảng 9.4:
Chất liệu dây dẫn Hiệu điện thế (V) Cường độ dòng điện (A) Điện trở (Ω)
Constantan U1 = 2,4 I1 = 0,12 R1 = 20
Nicrom U2 = 5 I2 = 0,12 R2 = 41.6
Nhận xét:
Hai dây Constantan và dây Nicrom có cùng chiều dài, cùng đường kính nhưng đƣợc chế tạo từ các chất liệu khác nhau nên chúng có điện trở khác nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau là do điện trở suất của Constantan khác điện trở suất của Nicrom.
Gọi ρ1 là điện trở suất của dây Constantan, (ρ1 = 0,50.10-6Ω.m), ρ2 là điện trở suất của dây Nicrom, (ρ2 = 1,10.10-6Ω.m). Ta có biều thức:
1 1
2 2
R R
Nhƣ vậy, điện trở của một dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở suất của chất liệu làm nên dây dẫn. Điện trở suất càng lớn, điện trở của dây dẫn càng lớn và ngƣợc lại.
------
3.5. BÀI 5: KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ DếNG ĐIỆN KHI ĐIỀU CHỈNH BIẾN TRỞ (Bài 10, trang 28, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Sử dụng biến trở điều chỉnh giá trị của cường độ dòng điện trong mạch.
2. Dụng cụ thí nghiệm - 1 bảng lắp điện
- 1 Ampe kế - 1 Vôn kế
- 1 nguồn điện 1 chiều 3V
- 1 công tắc - Các dây nối
- 1 biến trở con chạy 20Ω - 2A - 1 điện trở mẫu 16Ω
3. Tiến trình thí nghiệm
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 40
Hình 9.5.
- Vẽ sơ đồ mạch điện. Lắp mạch điện theo sơ đồ hình 9.5.
- Đẩy con chạy C để biến trở có giá trị lớn nhất.
- Đóng công tắc rồi dịch chuyển con chạy C để đèn sáng hơn.
- Dịch chuyển con chạy C để đèn sáng mạnh nhất.
4. Kết quả thí nghiệm:
Khi di chuyển con chạy về phía A, số chỉ của Vôn kế và Ampe kế giảm và nhỏ nhất khi con chạy nằm ở A. Nguyên nhân là do khi con chạy di chuyển về phía A, điện trở của toàn mạch tăng lên, hiệu điện thế nguồn không đổi nên cường độ dòng điện trong mạch giảm xuống, số chỉ Ampe kế giảm. Từ đó, hiệu điện thế trên điện trở mẫu giảm nên số chỉ của Vôn kế giảm. Khi con chạy ở A, điện trở toàn mạch lớn nhất nên số chỉ của Ampe kế và Vôn kế là nhỏ nhất.
Khi di chuyển con chạy về phía B, số chỉ của Vôn kế và Ampe kế tăng lên và lớn nhất khi con chạy nằm ở B. Nguyên nhân là do khi con chạy di chuyển về phía B, điện trở của toàn mạch giảm xuống, hiệu điện thế nguồn không đổi nên cường độ dòng điện trong mạch tăng lên, số chỉ Ampe kế tăng. Từ đó, hiệu điện thế trên điện trở mẫu tăng nên số chỉ của Vôn kế tăng. Khi con chạy ở B, điện trở toàn mạch nhỏ nhất và bằng giá trị của điện trở mẫu nên số chỉ của Ampe kế và Vôn kế là lớn nhất.
------
3.6. BÀI 6: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN (Bài 15, trang 42, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Xác định đƣợc công suất của đèn điện bằng vôn kế và ampe kế.
- Xác định đƣợc công suất của quạt điện bằng vôn kế và ampe kế.
2. Dụng cụ thí nghiệm
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 41 - 1 bảng lắp điện
- 1 Ampe kế - 1 Vôn kế
- 1 nguồn điện 1 chiều 3V
- 1 công tắc - Các dây nối
- 1 biến trở con chạy 20Ω - 2A
- 1 điện trở mẫu 10Ω
- 1 động cơ điện một chiều
3. Tiến trình thí nghiệm
3.1 Xác định công suất của điện trở
Hình 9.6 a Hình 9.6 b - Vẽ sơ đồ mạch điện
- Lắp mạch điện nhƣ hình 9.6a và đặt biến trở có giá trị lớn nhất.
- Đóng khóa K, điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ U1 = 0,9V. Đọc và ghi số chỉ của I1 của ampe kế vào bảng 9.6a.
- Tiếp tục nhƣ trên nhƣng điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ lần lƣợt là U2
= 1,2V và U3 = 1,5V. Đọc và ghi số chỉ của I2 và I3 của ampe kế vào bảng 9.6a. Ngắt công tắc sau lần đo cuối cùng.
- Tính công suất của bóng đèn trong mỗi lần đo theo công thức P = U.I và ghi vào bảng 9.6a.
4.2 Xác định công suất của quạt điện - Vẽ sơ đồ mạch điện.
- Lắp mạch điện nhƣ hình 9.6 b và đặt biến trở có giá trị lớn nhất.
- Đóng khóa K, điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ U1 = 2,5V. Đọc và ghi số chỉ của I1 của ampe kế vào bảng 9.6b.
- Tiếp tục nhƣ trên nhƣng phải ngắt và đóng công tắc, điều chỉnh con chạy C để vôn kế có số chỉ lần lƣợt là U2 = 2,5V và U3 = 2,5V. Đọc và ghi số chỉ của I2 và I3 của ampe kế vào bảng 9.6b. Ngắt công tắc sau lần đo cuối cùng.
5. Kết quả thí nghiệm:
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 42 Bảng 9.6a
Lần đo Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Công suất tiêu thụ của điện trở (W).
1 U1 = 2 I1 = 0,2 P1 = 0,4
2 U2 = 3 I2 = 0,3 P2 = 0,9
3 U3 = 4 I3 = 0,4 P3 = 1,6
Nhận xét:
Khi hiệu điện thế trên hai đầu điện trở tăng, cường độ dòng điện trong mạch tăng lên, do đó công suất tiêu thụ của mạch tăng. Ngƣợc lại, khi hiệu điện thế trên hai đầu điện trở giảm, cường độ dòng điện trong mạch giảm, do đó công suất tiêu thụ của mạch giảm.
Bảng 9.6b:
Lần đo Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Công suất của quạt điện (W) 1 U1 = 2,42 I1 = 1,50 P1 = 3,63
2 U2 = 2,40 I2 = 1,5 P2 = 3,60
3 U3 = 2,43 I3 = 1,52 P3 = 3,69 Giá trị công suất trung bình của quạt điện Pq = 3,64W.
------ 3.7. BÀI 7: KIỂM NGHIỆM MỐI QUAN HỆ Q ~ I2 TRONG ĐỊNH LUẬT
JUN – LEN-XƠ (Bài 18, trang 49, SGK) 1. Mục đích thí nghiệm
- Nghiệm lại mối quan hệ mối quan hệ Q~I2 trong định luật Jun-len-xơ 2. Dụng cụ thí nghiệm
- 1 nguồn điện không đổi 12V – 2A - 1 Ampe kế
- Nhiệt lƣợng kế 250ml, dây đốt có điện trở 6Ω bằng nicrom, que khuấy
170ml nước sạch (nước tinh khiết) - 1 công tắc
- Các dây nối
- 1 biến trở con chạy 20Ω - 2A - Đồng hồ bấm giây
- Nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C tới 1000C và độ chia nhỏ nhất 10C 3. Tiến trình thí nghiệm
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 43 Hình 9.7
- Vẽ đƣợc sơ đồ mạch điện và hiểu rừ tỏc dụng của từng thiết bị.
- Lắp ráp các thiết bị theo sơ đồ hình 9.7.
- Thí nghiệm lần 1: Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I1 = 0,6A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó, bấm đồng hồ đo thời gian đun thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng báo cáo.
- Trong khi đun, thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 07 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiêt độ t02 của nước vào bảng. Sau đó ngắt mạch điện.
- Thí nghiệm lần 2: Để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ ban đầu t01 . Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I2 = 1,2A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó, bấm đồng hồ đo thời gian đun thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng 9.7.
- Trong khi đun, thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 07 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiêt độ t02 của nước vào bảng 9.7.
Sau đó ngắt mạch điện.
- Thí nghiệm lần 3: Để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ ban đầu t01 . Đóng công tắc, điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I2 = 1,8A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó, bấm đồng hồ đo thời gian đun thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng 9.7.
- Trong khi đun, thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 7 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiêt độ t02 của nước vào bảng 9.7.
Sau đó ngắt mạch điện.
4. Kết quả thí nghiệm:
Bảng 7.1
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 44 Kết quả đo
Lần đo
Cường độ dòng điện I(A)
Nhiệt độ ban đầu t01
Nhiệt độ cuối t02
Độ tăng nhiệt độ
t0 = t02- t01
1 I1 = 0,6 24 25 t01=1
2 I2 = 1,2 24 27 t02=3
3 I3 = 1,8 24 30 t03=6
a. Tính tỉ số
0 2 0 1
t t
và so sánh với tỉ số
2 2 2 1
I I
Ta có: 3
1 3
0 1
0
2
t
t và 4
6 , 0
2 , 1
2 2 2 1
2
2
I I
=> 2
1 2 2 0 1
0 2
I I t t
b. Tính tỉ số
0 3 0 1
t t
và so sánh với tỉ số
2 3
2 1
I I
Ta có: 6
1 6
0 1
0
3
t
t và
2 2
3
2 2
1
(1,8) (0, 6) 9 I
I
=>
0 2
3 3
0 2
1 1
t I
t I
------
3.8. BÀI 8: KIỂM TRA SỰ TƯƠNG TÁC CỦA HAI NAM CHÂM VĨNH CỬU (Bài 21, trang 58, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Biết đƣợc đặc điểm từ tính và cách xác định các từ cực của nam châm.
- Nhận biết được sự tương tác giữa các từ cực của nam châm.
2. Dụng cụ thí nghiệm - 2 thanh nam châm thẳng - 1 thanh trụ 250mm - 1 thanh trụ 500mm
- 1 chân đế
- 1 khớp nối chữ nhật
3. Tiến trình thí nghiệm
- Treo thanh nam châm thẳng vào giá đỡ bằng một sợi dây không xoắn. Quan sát hướng của nam châm khi nam châm đứng yên.
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 45 Hình 9.8
Xoay cho thanh nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Quan sát chuyển động của thanh nam châm. Làm lại thí nghiệm hai lần và nhận xét về chuyển động và vị trí của nam châm sau khi buông tay.
Đƣa một đầu của thanh nam châm thẳng lại gần thanh nam châm đang treo trên giá nhƣ trong hình 9.8. Quan sát sự thay đổi của thanh nam châm treo trên giá.
Đổi đầu của thanh nam châm đang nắm. Quan sát chuyển động của thanh nam châm treo trên giá và nhận xét.
4. Kết quả thí nghiệm:
- Thanh nam châm treo trên sợi dây luôn luôn chỉ theo một hướng xác định. Cực bắc của thanh nam châm chỉ về hướng cực Bắc của Trái đất, cực nam của nó chỉ về hướng cực Nam của Trái đất.
- Nếu xoay thanh nam châm lệch khỏi hướng Bắc Nam, sau khi buông tay ra, thanh nam châm sẽ quay trở lại vị trí ban đầu để vẫn chỉ theo hướng Bắc Nam.
- Khi đƣa một thanh nam châm thứ 2 lại gần, thanh nam châm treo trên giá sẽ bị đổi hướng chỉ và bị hút về phía thanh nam châm mới do chịu tác dụng của lực tương tác giữa hai nam châm. Lực tương tác này được gọi là lực từ.
- Khi đổi cực từ của thanh nam châm đang nắm, ban đầu thanh nam châm treo trên giá bị đẩy ra xa. Sau đó, nó sẽ xoay nửa vòng tròn để đổi cực từ và lại bị hút về phía thanh nam châm đang nắm.
- Thông qua tương tác giữa hai nam châm, ta thấy hai cực từ cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau và hai cực từ khác tên sẽ hút nhau.
------
3.9. BÀI 9: KHẢO SÁT TÁC DỤNG TỪ CỦA DếNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG (Bài 22, trang 61, SGK)
1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát tác dụng từ của dòng điện qua dây dẫn trong thí nghiệm Ơ – xtét 2. Dụng cụ thí nghiệm
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 46 - 1 bảng lắp điện
- Bộ thí nghiệm Ơ – xtét - 1 nam châm thử
- 1 nguồn điện một chiều 3V - 1 công tắc
- Các dây dẫn 3. Tiến trình thí nghiệm
- Lắp đặt bộ thí nghiệm Ơ – xtét, la bàn và các dụng cụ vào mạch điện nhƣ sơ đồ trong hình 9.1 sao cho khi khóa K mở dây dẫn song song với kim nam châm đứng yên.
Hình 9.9
- Đóng mạch điện trong thời gian ngắn, quan sát kim la bàn. Nhận xét - Đổi chiều nguồn điện, quan sát kim nam châm và nhận xét.
4. Kết quả thí nghiệm:
- Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn đặt phía trên nam châm thử thì kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng ban đầu. Điều này chứng tỏ có lực từ tác dụng lên kim nam châm. Hay nói cách khác, có từ trường xung quanh dây dẫn khi có dòng điện chạy qua dây dẫn.
- Khi đổi chiều của nguồn điện, kim nam châm bị lệch theo chiều ngƣợc lại. Sở dĩ nhƣ vậy vì khi đổi chiều của nguồn điện, dòng điện chạy qua dây dẫn bị đổi chiều, từ trường sinh ra bởi dòng điện đổi chiều nên nam châm bị lệch theo chiều ngược với chiều lệch ban đầu.
------
3.10. BÀI 10: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ (Bài 23, trang 63, SGK) 1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
- Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.
2. Dụng cụ thí nghiệm - 1 thanh nam châm thẳng - 1 nam châm chữ U
- 1 hộp nhựa nhẵn đựng mạt sắt - 5 kim nam châm thử
3. Tiến trình thí nghiệm
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 47 Hình 9.10a Hình 9.10b Hình 9.10c
- Lắc hộp nhựa cho các mạt sắt phân bố đều trên mặt hộp nhựa nhƣ trong hình 9.10a.
3.1 Thí nghiệm với nam châm thẳng
- Đặt thanh nam chõm thẳng lờn trờn mặt hộp nhựa nhƣ hỡnh 9.10b. Gừ nhẹ vào hộp nhựa, quan sát sự sắp xếp của mạt sắt. Nhận xét.
- Đặt các nam châm thử xung quanh nam châm thẳng. Quan sát chiều của các nam châm thử và nhận xét.
3.2 Thí nghiệm với nam châm chữ U
- Đặt thanh nam chõm chữ U lờn trờn mặt hộp nhựa nhƣ hỡnh 9.10c. Gừ nhẹ vào hộp nhựa, quan sát sự sắp xếp của mạt sắt. Nhận xét.
- Đặt các nam châm thử xung quanh nam châm chữ U. Quan sát chiều của các nam châm thử và nhận xét.
4. Kết luận:
4.1 Từ phổ của nam châm thẳng
- Mạt sắt sắp xếp thành đường nối từ cực này đến cực kia của nam châm thẳng.
Các đường nối này có dạng vòng cung, càng ra xa nam châm, vòng cung càng lớn.
Hình ảnh mạt sắt mô tả hình dạng từ phổ của nam châm thẳng.
- Phương của các nam châm thử trùng với phương của tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đặt nam châm. Cực nam của nam châm thử hướng về phía cực bắc của thanh nam châm thẳng.
4.2 Từ phổ của nam châm chữ U
- Mạt sắt nối thành đường xung quang nam châm chữ U. Phía trong nam châm chữ U, các mạt sắt tạo thành các đường thẳng song song. Hình ảnh mạt sắt mô tả hình dạng từ phổ của nam châm chữ U.