CHƯƠNG III. SO SÁNH CÁC BỘ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 8&9 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI PHếNG THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY VẬT LÍ TẠI KHOA VẬT LÍ - ĐHSP ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TRƯỜNG THCS
2. Sự khác nhau giữa các bộ thí nghiệm đang sử dụng tại phòng thí nghiệm Khoa Vật lí – Trường ĐHSP với các bộ thí nghiệm hiện đang sử dụng tại các trường THCS
THCS.
Hầu hết các bộ thí nghiệm đang sử dụng tại phòng thí nghiệm Khoa Vật lí – Trường ĐHSP đều đồng nhất với các bộ thí nghiệm hiện đang sử dụng tại các trường THCS. Tuy nhiên, có một vài bài có sự khác nhau:
2.1 Khác nhau về dụng cụ đo:
2.2.1. Dụng cụ đo cường độ dòng điện Am-pe kế:
Hình 1a. Phổ thông Hình 1b. Khoa Vật lí - Phương pháp đo: Giống nhau
- Dụng cụ: Nguyên tắc hoạt động nhƣ nhau.
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 95 + Phổ thông: Vẫn sử dụng am-pe kế nhƣ của khoa Vật lí, tuy nhiên ,có thêm 1 loại Am- pe kế này nữa, có thể điều chỉnh giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo, có 3 thang đo
+ Khoa Vật lí: Sử dụng am- pe kế có 2 thang đo
Về cơ bản 2 thí nghiệm này tương đương nhau, cách sử dụng và cách đọc các giá trị trong 2 trường hợp giống nhau
2.1.2. Bài 15: Khảo sát mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ
Hình 2a. Phổ thông Hình 2b. Khoa Vật lí
- Phương pháp đo: đo giống nhau - Dụng cụ:
+ Phổ thông: đính chặt khối nhựa ( hoặc thủy tinh) hình bán nguyệt vào thước chia độ
+ Khoa Vật lí: chỉ đặt khối nhựa lên trên thước chia độ mà không cố định 2 vật lại với nhau.
2.1.3. Bài 20: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 96 Hình 3.7. Phổ thông Hình 3.8. Khoa Vật lí
- Phương pháp đo: Giống nhau
- Dụng cụ: Nguyên tắc hoạt động nhƣ nhau.
+ Phổ thông: Sử dụng vật là hình số 1.
+ Khoa Vật lí: Sử dụng hình là dấu mũi tên.
Về cơ bản 2 bộ thí nghiệm này tương đương nhau, tuy nhiên do điều kiện phòng thí nghiệm khá sáng, đèn laze yếu, vì vậy hình ảnh quan sát đƣợc trên màn không chính xác dẫn đến kết quả đo sai số lớn.
2.2 Khác nhau về phương pháp đo:
Đặc biệt, ở trường A có một số bài thí nghiệm mới có phương pháp đo khác so với chương trình Sgk, nhưng vẫn minh họa trực quan và phát huy khả năng học tập của Học sinh.
* Bài thí nghiệm giống với thí nghiệm trong SGK Tiêu cự của các thấu kính hội tụ
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 97 1. Thiết bị thí nghiệm:
Thanh ray, 500 mm Thấu kính lồi, f = +50 mm
Kẹp trƣợt, 4x Thấu kính lồi, f = +100 mm
Cặp chân cho thanh ray Giá đỡ gương và màn ảnh
Dây dẫn 50 cm, 2x Màn ảnh, 90 x 90 mm
Đèn Nguồn điện, 12V
Bộ tụ sáng
Tiến hành thí nghiệm - Gắn chân đế vào thanh ray.
- Gắn các kẹp trƣợt lên thanh ray nhƣ mô tả trong hình vẽ trên; sau đó lắp đèn, bộ tụ sáng và giá đỡ gương và màn ảnh lên các con trượt.
- Kiểm tra lại để chắc chắn rằng các thiết bị đã đƣợc gắn vào đúng các vị trí trên thanh ray nhƣ đã chỉ ra.
- Gắn màn ảnh và giá đỡ gương và màn ảnh. Điều chỉnh đế màn ảnh vuông góc với thanh ray.
- Nối đèn vào nguồn điện 12 V.
- Lắp thấu kính tiêu cự f = + 50 mm vào kẹp trƣợt còn trống. Thay đổi vị trí của thấu kính bằng cách di chuyển kẹp trƣợt để thu đƣợc điểm sáng nhỏ nhất và sắc nét nhất trên màn ảnh.
- Xác định khoảng cách giữa tâm thấu kính và màn ảnh, và so sánh nó với giá trị tiêu cự của thấu kính.
- Thay thấu kính này bằng thấu kính có tiêu cự + 100 mm và lặp lại các bước thí nghiệm nhƣ trên.
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 98
* Bài thí nghiệm tương đương:
Từ trường
Dụng cụ thí nghiệm:
Hộp mạt sắt
Thanh nam châm thẳng có ổ đỡ
Tờ giấy La bàn Tiến hành thí nghiệm
Phần 1:
- Đặt nam châm phẳng lên một tờ giấy. Tiếp tục đặt la bàn lên tờ giấy đó và di chuyển la bàn theo một đường gần tròn từ đầu trên xuống đầu dưới của nam châm, như mô tả trên hình vẽ.
- Quan sát sự định hướng của kim la bàn và vẽ lại các vị trí của kim càng nhiều càng nhiều càng tốt, giống nhƣ mô tả trên sơ đồ.
- Làm lại thí nghiệm, với khoảng cách giữa nam châm và la bàn xa hơn lần trước một chút.
Phần 2:
- Đặt một tờ giấy lên phía trên của nam châm thẳng và rắc một lớp mạt sắt mỏng lên phía trên bề mặt của tờ giấy.
- Nhẹ nhàng gừ vào cỏc mộp của tờ giấy để cho cỏc mạt sắt tự sắp xếp một cỏch tự nhiên.
* Bài thí nghiệm mới:
Sự khúc xạ của ánh sáng trong nước
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 99
Dụng cụ thí nghiệm
Thanh ray, 500 mm Giá đỡ màn chắn
Kẹp trƣợt, 3x Hộp nhựa
Cặp chân cho thanh ray Màn chắn có khe hẹp, 1/3 khe
Dây dẫn 50 cm, 2x Nguồn điện, 12V
Bàn đỡ vật Nước
Đèn
Tiến hành thí nghiệm - Gắn chân đế vào thanh ray.
- Gắn các kẹp trƣợt lên thanh ray nhƣ mô tả trong hình vẽ trên; sau đó lắp đèn và bộ tụ sáng có gắn giá đỡ màn chắn và bàn quang học lên các con trƣợt.
- Kiểm tra lại để chắc chắn rằng các thiết bị đã đƣợc gắn vào đúng các vị trí trên thanh ray nhƣ đã chỉ ra.
- Đẩy màn chắn 1/3 khe, với đầu có màn chắn 1 khe vào giá đỡ màn chắn.
- Nối đèn vào nguồn điện 12 V và quan sát đường đi của ánh sáng thu được trên bàn đỡ vật.
- Để cho chùm sáng chạy đúng vào chính giữa trên bàn đỡ vật, cần phải xoay đèn gắn trên con trƣợt một chút và điều chỉnh lại bộ tụ sáng.
- Đặt hộp nhựa lên nắp màu đen của nó và đổ nước vào hộp.
- Đặt nắp và hộp nhựa lên bàn đỡ vật sao cho ánh sáng chiếu vuông góc với một trong các cạnh của hộp nhựa.
- Quan sát đường đi của chùm sáng qua nước từ phía trên. Đặc biệt chú ý đến chùm sáng ở khu vực đi vào và đi khỏi hộp nhựa.
- Để giúp cho việc quan sát này có thể giữ một tờ giấy nhỏ phía sau hộp nhựa.
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu phòng thí nghiệm Vật lí ở ba trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
Về thiết bị thí nghiệm, trong ba trường , trường THPT B là trường đạt chuẩn quốc gia và là trường trọng điểm của thành phố nên thiết bị thí nghiệm ở đây rất tốt, rất đầy đủ.
Các thiết bị còn hoạt động tốt nhờ cách quản lí chặt chẽ, ý thức giữ gìn, cẩn thận khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm của các thầy cô giáo trong trường. Bên cạnh đó, trường THPT A, trường THPT C thì thiết bị tương đối đầy đủ nhưng hiệu quả sử dụng không tốt, thiết bị vì không đƣợc bảo quản, sử dụng cẩn thận nên hƣ hỏng rất nhiều.
Trong quá trình khảo sát, nói chung ở các trường đều tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát, không gây khó khăn gì nên việc khảo sát khá thuận lợi.
So sánh đối chiếu thực tế ở các trường với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học tại Khoa Vật lí- Trường ĐHSP Đà Nẵng, cho thấy:
- Tại phòng thí nghiệm thuộc Khoa Vật lí Trường ĐHSP đã bố trí được một số bộ thí nghiệm giống hoặc tương đương với các trường THPT, với phương pháp đo không thay đổi, đều cho kết quả thí nghiệm gần giống nhau, có sai số nhƣng rất nhỏ. - Với những thiết bị có ở trường phổ thông còn ở phòng thí nghiệm Khoa Vật lí không có, khảo sát cũng cho kết quả thí nghiệm gần nhƣ giống với SGK, chỉ sai số rất nhỏ, chứng tỏ thiết bị ở các trường THPTcòn hoạt động tốt.
Đề tài đã đạt đƣợc các mục tiêu sau:
- Khảo sát được thực trạng phòng thí nghiệm Vật lí tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Khảo sát thực trạng các bộ thí nghiệm lớp 8 và 9 hiện đang sử dụng tại các trường THPT và so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy Vật lí tại Khoa Vật lí - Trường ĐHSP ĐN nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học Vật lí.
- Đƣa ra đƣợc một số kiến nghị đối với phòng thí nghiệm Khoa Vật lí nhƣ việc bổ sung các bộ thí nghiệm phù hợp với phổ thông.
- Quá trình làm luận văn là cơ hội luyện tập các bước tiến hành, hướng dẫn thí nghiệm, để khi về trường phổ thông, tôi có thể xây dựng, triển khai và hướng dẫn học sinh tiến hành các bài thí nghiệm một cách nhanh chóng và chính xác.
SVTH: Ngô Thị Thảo Sương Trang 101 - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên và giáo viên khi học và dạy các bài thí nghiệm Vật lý liên quan.
- Đối với học sinh, sinh viên có thể tự lực tiến hành một bài thí nghiệm theo hướng dẫn mà không cần đến sự can thiệp của giáo viên.
- Đối với luận văn, giáo viên có thể dùng làm tài liệu khi hướng dẫn thí nghiệm, tham khảo số liệu thực nghiệm.
Luận văn đã đạt đƣợc những mục đích đề ra. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ thực hiện được trên ba trường THPT trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài để có thể tăng hiệu quả trong việc dạy và học Vật lí. Rất mong nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của quý Thầy Cô và tất cả các bạn.