Phật giáo đối với văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần việt nam (Trang 70 - 84)

Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO TRIỀU TRẦN

2.1. Đóng góp của Phật giáo trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng

2.1.2. Phật giáo đối với văn học nghệ thuật

Về lĩnh vực này C.Mác viết: “Mỗi lần xã hội có biến đổi to lớn thì quan điểm và quan niệm của con người lại biến đổi. Cũng có nghĩa là quan niệm tôn giáo cũng sẽ biến đổi”[43;240]. Theo luận điểm của C.Mác như vậy thì, tôn giáo và văn học nghệ thuật là kiến trúc thượng tầng và hình thái ý thức kiến lập trên cơ sở kinh tế, xã hội, chúng ảnh hưởng lẫn nhau, biến đổi theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế. Tôn giáo nguyên thủy và văn học nghệ thuật nguyên thủy là phản ánh của quan hệ sản xuất chật hẹp và lực lượng sản xuất thấp kém trong xã hội cổ đại, sự phát triển của chế độ phong kiến trung cổ đã hình thành nên kiểu tôn giáo và văn học nghệ thuật thích ứng với chế độ đó, cải cách tôn giáo và văn học nghệ thuật thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII gắn liền với sự ra đời của cơ sở kinh tế Tư bản chủ nghĩa.

Nhìn từ toàn bộ lịch sử loài người, hiện tượng tôn giáo và văn học nghệ thuật ảnh luôn hưởng lẫn nhau, thẩm thấu vào nhau, thậm chí nhập

làm một là rất nổi bật. Trong xã hội nguyên thủy, tôn giáo và văn học nghệ thuật như thần thoại, truyền thuyết, thi ca ảnh hưởng lẫn nhau, trong nghệ thuật truyện cổ thấm đượm tinh thần tôn giáo. Trong trào lưu cải cách tôn giáo, có sự kết lập giữa các nghệ sĩ và các tín đồ tôn giáo chủ trương cải cách. Như vậy, tôn giáo và văn học nghệ thuật có rất nhiều điểm chung, về trạng thái tinh thần và sự thể nghiệm tình cảm đối với trạng thái này, giữa chúng có sự tương tự và sự phù hợp nào đó. Ví dụ, dòng Thiền Phật giáo dùng trực giác hình tượng, dùng sự đốn ngộ để biểu đạt sự lĩnh ngộ mang ý nghĩa thần bí không thể nói thành lời đối với vũ trụ và cuộc sống con người, từ đó đạt được sự thỏa mãn và thăng hoa về mặt tinh thần, qua việc vượt lên trên trần thế, vượt lên trên cái tôi để đạt tới sự thống nhất hài hòa với đạo thiên nhiên. Trạng thái không linh hư tĩnh, quên cả vật chất và ta mà nó theo đuổi là hoàn toàn giống với trạng thái thẩm mỹ. Tình cảm tôn giáo và tình cảm văn học nghệ thuật không giống với tình cảm đời sống nói chung, chúng thuộc về tình cảm cấp cao và có ảnh hưởng rất lớn với đời sống thế tục của xã hội.

Vì vậy, nếu nhìn từ giác độ này cho thấy, Phật giáo thời Trần – một nền Phật giáo rất thịnh, đã có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, chi phối cả về mặt sinh hoạt vật chất đến tinh thần lẫn phong tục tập quán. Thời đại nhà Trần, Phật giáo đã giữ địa vị cực kỳ quan trọng trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như đã chi phối mạnh mẽ đến văn học, tạo nên một dòng văn học mới: văn học Thiền tông (Văn học Trúc Lâm). Vì thế, ngoài những áng văn thơ mang phong cách hoành tráng cao thượng phản ánh hào khí Đại Việt, những vần thơ ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước trong buổi thái bình thịnh trị, nói lên niềm tự hào dân tộc thì còn có dòng văn học Thiền tông được viết dưới ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng triết lý Phật giáo Thiền tông. Nó mang hơi thở chung của thời đại, có nghĩa là mang đậm phong vị quê hương, đậm đà chất dân tộc khang kiện,

chủ nghĩa nhân đạo cao cả và phảng phất chủ nghĩa yêu nước. Văn học nghệ thuật Thiền tông đã có ảnh hưởng rất lớn đến văn học thời Trần và tạo ra một dòng văn học mới mở đầu nền văn học Việt Nam mang hương vị Thiền. Vì vậy, văn học nghệ thuật Thiền thời Trần phản ánh khá đầy đủ tinh hoa của giáo lý Thiền môn, kết hợp với truyền thống dân tộc, tạo nên những nét đặc thù Việt Nam với không khí chung thoải mái, mở rộng và dân chủ. Nền văn học Trúc Lâm là kho tàng lưu trữ những tác phẩm văn học đương thời. Chính nền văn học nghệ thuật này mở đầu cho nền văn học viết của văn học Trung cổ Việt Nam. Nơi đây – Trúc Lâm Yên Tử – đã tập trung hầu hết các tác phẩm của các tác giả đương thời như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang,...Bên cạnh những tác phẩm chữ Hán, các tác phẩm chữ Nôm cũng lần lượt ra đời và trở thành tiếng nói riêng của dân tộc Việt. Tuy chữ Nôm bắt đầu xuất hiện từ rất sớm nhưng mãi đến thế kỷ XIII, tức thời Trần, chữ Nôm mới được xem là hoàn chỉnh. Những tác phẩm chữ Nôm triều Trần như: Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca Phú của Trần Nhân Tông, hoặc Vịnh Vân Yên Tự Phú của Huyền Quang sau khi xuất hiện trên diễn đàn văn học đã có giá trị rất lớn vì tác giả đã dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ để diễn đạt những tư tưởng trừu tượng một cách khéo léo và dễ hiểu. Từ đó, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ đủ khả năng chuyển tải bất cứ nội dung tư tưởng khác nhau nào và có một vẻ đẹp của riêng nó. Do vậy, sự hoàn thiện của chữ Nôm được xem là cái mốc thành tựu lớn của văn học thời Trần.

Bên cạnh đó, văn học thời Trần thấm nhuần tính cách dung hợp và khai phóng của đạo Phật. Đó là nền văn học không bị ràng buộc bởi khoa cử. Chính sách tôn giáo nhà Trần cụ thể là Phật giáo là một chính sách tự do và bình đẳng, cho nên giới sĩ phu dù xuất thân từ hệ thống tư tưởng nào

cũng được triều đình ngộ đãi rất trọng hậu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho văn học thời Trần phong phú, rực rỡ và đầy ý thức tự chủ.Chính vì có một chỗ riêng đứng hoàn hảo cả về hình thức lẫn nội dung mà văn học thời Trần trải qua hơn 7 thế kỷ vẫn không lỗi thời, vẫn sừng sững làm tiêu điểm để con người tìm về cội nguồn hạnh phúc.

Về cụ thể, có thể kể đến những công trình sáng tác, chứng tỏ sự vươn lên lớn mạnh của cả dân tộc như: Sách Thiền Tông chỉ namLục thì sám

hối khoa nghi của vua Trần Thái Tông, một kinh điển căn bản ghi dấu ấn

một giai đoạn lịch sử mới, cải tiến cả nề nếp tu hành của đời trước, và tạo điều kiện cho xây dựng cả một dòng tu cho đời sau.

Thứ đến Trúc lâm tổ sư Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục do Trần Nhân Tông viết, có bài tựa của Trần Khắc Chung, nhiều bài tán của các vị đương thời và hơn 50 bài thơ của Tuệ Trung thượng sĩ góp lại.

Ngoài ra có: Trần Thái Tông ngự tập, cả tập đã thất truyền còn hai bài. Trần Thánh Tông thi tập nay còn 5 bài. Trần Nhân Tông thi tập nay còn 20 bài. Đại Hương Hải Ấn thi tập của Trần Nhân Tông tựa của Trần Minh Tông. Thủy Vân tùy bút của Trần Anh Tông nay còn 8, 9 bài. Minh Tông thi tập, nay còn hơn 10 bài, Nghệ Tông thi tập Sầm Lâu tập của Uy Văn Vương Trần Quốc Toản nay không còn, Lạc Đạo Tập của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải[58;644].

Cũng trong hồi toàn thịnh ấy, loại truyện ký có Cơ cấu tập của Trần Thánh Tông, Di hậu lục của Trần Thánh Tông hai quyển để dạy hoàng tử, Trung Hưng thập lục của Trần Nhân Tông ghi việc bình giặc Nguyên, Bảo Hòa điện dư bút của Trần Nghệ Tông để dạy Phế đế, tựa của Đào Sư Tích. Ngoài những tác phẩm khác có tính cách tôn giáo, phải đặc biệt kể đến tập truyện ngắn gồm 28 truyện của Lý Tế Xuyên, nhan đề Việt Điện U Linh tập [58;644].

Nhìn chung, văn học nghệ thuật thời Trần đề cập đến những nội dung cơ bản như sau:

Trong quan niệm về con người, về thế giới vạn vật, các thiến sư Trần cũng đi từ khởi điểm sắc không, trung đạo luận để chuyển sang vấn đề tâm - vật, đến triết lý duy tâm vạn vật nhất thể.

Văn học Trần đã tạo nên những đặc sắc trong kiến giải vấn đề theo sự lĩnh hội của mình, mang tinh thần nhập thế cao độ và phần nào giải đáp và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội bấy giờ. Chẳng hạn, họ xem thế giới là giả tướng, do vọng kiến sinh ra. Vạn sự, vạn vật trong đó có con người đều là vô thường. Tất cả từ hư không rồi do 12 nhân duyên hợp lại tạo nên. Chúng hiện hữu nhưng không có thực như bản thể tự tại và chúng đều có Chân tính. Có điều hơi khác với Thiền học truyền thống, thiền sư đời Trần không phủ nhận thế giới khách quan một cách tuyệt đối, họ chỉ cho rằng chúng không có thật như ta thấy. Sở dĩ chúng ta thấy được thế giới khách quan là do một ý niệm sai lầm nên ngộ nhận nó biệt lập và sai khác với vô sinh hóa của Chân tính, trong bài “Kệ ngọn núi thứ nhất” Trần Thái Tông có viết:

“Chân tể huân đào vạn tượng thành Bản lai phi triệu hựu phi manh. Chỉ sai hữu niệm vong vô niệm, Khước bội vô sinh thụ hữu sinh”. Dịch: “Chân tính tối cao hun đúc lên muôn hình

Nguyên lai không mầm mống, không mối manh Chỉ sai có nghĩ, quên mất không có nghĩ

Mới trái lẽ không sinh nhận có sinh”[65;179].

Thế giới vạn pháp sở dĩ có là do tâm vọng động tưởng lầm như nước động sinh ra sóng, thật sự nước với sóng là một. Muốn nhìn nhận được

chân tính của sự vật thì phải quay trở về với tâm để san bằng mọi sự cách biệt. Bởi vạn pháp đều vô thường, đều do tâm mà sinh ra vậy:

Vạn pháp vô thường cả

Tâm ngờ tội liền sinh Xưa nay không một vật

Chẳng hạt, chẳng mầm xanh”[33;257].

Con người ai cũng có Phật tính, vì cái tâm tính Phật bị vô minh che lấp nên không biểu hiện ra được. Muốn thấy Phật tính con người tìm cách diệt dục, đoạn trừ vọng kiến để tâm tri lắng đọng như tấm gương sáng, mới soi rõ mọi lẽ giả chân. Trần Nhân Tông trong bài “Cư trần lạc đạo phú” đã viết:

Miễn được lòng rồi

Chẳng còn pháp khác Gìn tính sáng, tính mới hầu an

Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác”[84;505,660].

Phật là tâm và tâm là một cái gì trừu tượng như Phật tính, Tuệ Trung Thượng sĩ đã cho rằng, tâm vương vô tướng hựu vô hình”. Bởi Phật tại tâm nên nếu phá được màn vô minh, phá được lưới vọng kiến thì Phật tính sẽ hiển hiện. Muốn vậy, con người phải ý thức được nguồn gốc của mọi tham dục là cái sắc thân ô uế của mình. Thiền sư Trần Thái Tông trong bài “Phổ thuyết sắc thân” đã chỉ ra rằng cái xác thân chẳng đáng ca ngợi chút nào vì nó là: “Cán xương khô cài hoa điểm ngọc. Túi da bẩn đeo xạ ướp lan. Cắt lưng the bao bọc máu mủ, nhào son phấn bôi thùng phân dơ”[71;20-21].

Như vậy, “Phổ thuyết xác thân” phủ nhận giá trị của thân xác tất nhiên dẫn đến sự phủ nhận giá trị đời sống, vì đó chỉ là những chuỗi ngày kéo dài trong kiếp nhân sinh luân hồi khổ não. Một quan điểm bi quan, tiêu

cực hoàn toàn. Nhưng trong những sáng tác văn học nghệ thuật của mình, các thiền sư đời Trần đã không đi đến thái độ tiêu cực mà coi đó chỉ là tiền đề để đạt tới triết lý quân bình đặc sắc: cố gắng diệt trừ tham dục, giành tự do cho tâm hồn, nhưng vẫn giữ được tinh thần hiện thực vừa đủ để chu toàn bổn phận ở đời. Đó là chủ trương “Phật giáo bất ly thế gian pháp” của Phật. Điều này được thể hiện trong bài kệ “Khuyến chúng” của Trần Thái Tông: “Phù! Ngữ mặc, động tĩnh giai thị Phật pháp, ẩm thực ngộ mị giai thị Phật pháp..” (Ấy, những việc như nói năng, im lặng, động tĩnh đều là Phật pháp. Ăn uống ngủ thức đều là Phật pháp)[38;130].

Văn học Phật giáo thời Trần với tư tưởng hướng nội được xem là tiền đề của chặng đường tu tập chính vì đây là con đường đấu tranh đầy cam go, gian khổ ở bản thân mỗi con người. Dù biết rằng mỗi người đều có sẵn hạt nhân Phật, ấy là Phật tính nhưng bên cạnh đó, con người còn mang cả những yếu tố bất toàn là tham, sân, si. Hướng nội vì thế mà cuộc đấu tranh thầm lặng hết sức gay gắt trong mỗi giờ mỗi phút đối với tự thân mỗi người để tự hoàn thiện chính mình ngày một tốt hơn. Nếu không hướng nội, con người sẽ mãi say sưa sống trong vọng tưởng đảo điên, chạy theo trần cảnh miên man không dứt. Và rồi mang tâm tư của người bám vọng tưởng để đi vào đạo, nếu không thức tỉnh để tìm về tự thân thì khó tránh việc tìm cầu chân hạnh phúc ở tận phương trời xa xôi nào khác. Như vậy, điều kiện cấp thiết đối với một người học Phật chính là phải có biết áp dụng phương pháp hướng nội cho lộ trình chuyển hóa nội tâm mới mong lần hồi tỏ rõ chân tâm, thể hội Phật tính.

Hòa mình trong dòng văn học nghệ thuật với chủ lưu hướng nội đó vua Trần Thái Tông đã thực tu, thực chứng và khuyên nhủ mọi người hãy quay trở lại với tự tính, bản thể tối cao của vạn pháp là thế giới tự nhiên thô sơ nguyên thủy chưa bị dòng ý thức đối tượng hóa, phân biệt và chia cắt. Vượt lên trên cả Chân và vọng để trở về với Tâm:

“Người đời bỏ vọng để cầu chân Chân vọng tâm kia vẫn pháp trần

Hãy vượt cao lên bờ bến ấy

Tham cùng đồng tử đối tiền nhân”[33;275].

Vua Trần Nhân Tông cho rằng, khi ta đã thực sự nỗ lực quay về và thực sự nếm được pháp vị cũng chính là lúc Phật Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, thể tính kim cương và tâm viên giác nhiệm mầu đang ngự trị trong ta:

Bụt ở trong nhà Chẳng phải tìm xa

Nhân khuấy bản nên ta tìm Bụt

Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”[84;506].

Tuy nhiên, nếu con người là cơ hội hạn hữu để quả Phật hiển lộ thì cuộc đời sẽ là điểm hẹn tối quan trọng mà con người cần có để rèn luyện tự tâm. Nói cách khác, không thể có quả Phật ngoài con người huyễn hóa tạm bợ cũng như không thể có đạo tràng thực nghiệm nào ưu thế hơn đạo tràng cuộc đời. Chính vì vậy, con người phải luôn giữ cho “gương tuệ” sinh. Nghĩa là nếu như tâm định thì gương tuệ sinh, nếu như tâm loạn thì gương tuệ mất. Cũng như chiếc gương đồng, trước hết phải lau chùi sau mới trong trẻo chiếu sáng. Nhược bằng không lau chùi thì rêu bụi mờ tối. Như vậy, muốn đạt vị quả Phật thì phải thường xuyên tu tập trong chính đời sống trần tục, trong hiện thực cuộc sống hàng ngày giữ cho “gương tuệ” luôn chiếu sáng.

Kế thừa và phát huy truyền thống “Đạo Phật không rời cuộc sống” này, các vị vua thiền sư thời Trần thông qua những tác phẩm văn học nghệ thuật của mình đã “đem Phật giáo đi vào cuộc đời” một cách hữu hiệu từ phương châm hành động: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình,

lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”, và đã hình thành “Tinh thần nhập thế tích cực” nổi bật của lịch sử phật giáo Việt Nam. Tuy nhập thế không phải là tính chất riêng của Phật giáo thời Trần nhưng ảnh hưởng từ vai trò của nhà Phật nhập thế nên Phật giáo thời Trần vươn tới đỉnh cao của lịch sử tư tưởng nhân loại, cũng như vươn tới đỉnh cao trên vũ đài văn học nghệ thuật của lịch sử Việt Nam.

Vì vậy mà ngay trong phong cách thơ văn của các nhà Phật nhập thế thời Trần là sống “hòa quang đồng trần”, tức sống hoà lẫn trong thế tục. Các thiền sư thời Trần sống cùng mọi người nhưng không hề làm ra vẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần việt nam (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)