Phật giáo đối với đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần việt nam (Trang 98 - 112)

Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO TRIỀU TRẦN

2.2. Đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa tín ngưỡng và đạo đức

2.2.2. Phật giáo đối với đạo đức, lối sống

Ở thời Trần những tư tưởng của Phật giáo đã ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp nhân dân.

Đạo đức được hiểu là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không trừ lĩnh vực nào. Đạo đức xã hội phản ánh các mối quan hệ ứng xử của con người với nhau và với xã hội. Đạo đức tôn giáo là một hình thái ý thức đặc biệt . Nó có nội dung và hình thức phản ánh riêng. Trong đó các quan hệ xã hội hiện thực, kể cả quan hệ đạo đức đều mang màu sắc của mối quan hệ siêu nhiên. Đạo đức tôn giáo nằm trong giáo lý, trong kinh sách và những lời răn dạy của tôn giáo đối với mỗi tín đồ. Đạo đức tôn giáo một mặt tồn tại độc lập tương đối

với đạo đức xã hội nhưng mặt khác, đạo đức tôn giáo lại có tác động tới đạo đức xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đồng thời đạo đức xã hội cũng tác động trở lại với đạo đức tôn giáo, chọn lọc những giá trị đạo đức tiến bộ và phù hợp với nhu cầu xã hội, loại bỏ, đấu tranh với những giá trị đạo đức tôn giáo phản tiến bộ, tiêu cực hay còn bảo thủ làm cản trở sự phát triển xã hội. Phật giáo là một cấu trúc tôn giáo bởi vậy trong bộ phận ý thức hợp thành của nó có yếu tố ý thức đạo đức mang đặc thù tôn giáo và khi du nhập vào Việt Nam, đạo đức Phật giáo không chỉ tồn tại bên cạnh đạo đức xã hội Việt Nam và đạo đức các tôn giáo khác Nho giáo, Đạo giáo…mà còn có sự tiếp biến, sự dung hợp cùng với các hệ giá trị đạo đức khác xây dựng nên một hệ giá trị đạo đức mới đáp ứng yêu cầu của lịch sử và xã hội người Việt Nam trong từng giai đoạn nhất định. Điều này được thể hiện rõ nhất dưới triều Trần. Do yêu cầu của lịch sử giai đoạn này là xây dựng và củng cố, thống nhất đất nước và ba lần chống quân Nguyên Mông nên đạo đức Phật giáo cũng đòi hỏi phải có sự nhập thế, hòa nhập với đạo đức truyền thống đề cao lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ quốc gia, dân tộc tạo nên hào khí dân tộc "Hào khí Đông A" bừng bừng chói lọi, góp phần tô thắm những trang sử vàng vẻ vang của dân tộc, tô thắm thêm đạo đức dân tộc, truyền thống yên quê hương đất nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng và của cải để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc.

Đạo đức Phật giáo thời Trần căn cứ vào "cái Nhất Chân chi tâm" hay "Chân tâm" tự biểu hiện ra những tác dụng của tâm ở ba bình diện Thân, Khẩu, Ý hay tình cảm, lý trí và ý chí dựa trên nguyên lý "Chân như" hay Chân không tự biểu hiện ra vọng sắc để xây dựng lý thuyết Nghiệp (Karma) hay động tác phản ứng ở thân tâm (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) chúng quyết định tính chất con người xấu hay tốt, ác hay thiện trong giới hạn của sắc thân. Song Nghiệp hay động tác phản ứng chi phối tất cả thế giới hiện tượng hữu hình hay vô hình, là cái định luật nhân quả duy trì và điều động vũ trụ, ngoại giới cũng như nội giới. Sắc thân là do

chân không nổi lên mê vọng, rồi từ trong mê vọng mà nhận ra có hình danh sắc tướng "thiên sai vạn thù" khác nhau vô kể.

Như vậy, ba Nghiệp chi phối thân tâm chẳng qua là vỏ bọc bề ngoài bản thể tâm chân thật. Tâm chân thật ấy là Chân tâm, là Phật tâm đồng nhất với chân không ở vũ trụ siêu việt qua tam nghiệp, không bị định luật nhân quả chi phối cho nên không có thiện ác hay thuộc tính của nhân sự. Chân tâm là thực tại tối cao duy nhất vừa tương đối vừa tuyệt đối, vừa nội tại vừa siêu nhiên, bởi vì trước sau không có hai thế giới tâm với vật, hay là tinh thần và vật chất, cái ta và cái không phải là ta. Khởi kỳ thủy và cứu cánh cũng vẫn chỉ có một tâm, chỉ vì "vong bản, vong chân, nên mới hiện ra có ngụy hư". Thế giới hiện tượng chỉ là hư ngụy, ảo hóa. Bởi thế mà thế giới của Nghiệp hay hành động phản ứng cũng là hư ảo, chỉ có giá trị đối với kẻ "vong chân vong bản" nghĩa là quên mất nguồn gốc chân thật của mình, quên mất "bản lai diện mục" tức là Phật tâm, Phật tính. Thế giới Nghiệp với hệ quả báo ứng của nguyên lý nhân quả của nó có giá trị thật đối với kẻ "vong chân vong bản". Nhưng đối với người đã “chuyển mê khải ngộ”, đã “hồi tâm liễu ngộ” thì thế giới khách quan mới thực là ảo hóa, chỉ là đối tượng hóa của một chân tâm. Chỉ khi nào người ta đạt tới Chân tâm ấy, cái “bản lai diện mục” của mình thì bấy giờ thế giới khách quan gồm những động tác phản ứng do lý nghiệp báo nhân quả chi phối điều động mới thực là không có, mới thực là:

Tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy

Cảnh phù du trông thấy mà đau”[84;139]

Bởi vì khi nào còn trong cõi mê hiện tại thì người ta còn chấp vào ba điều lầm căn bản: 1. Lầm mà nhận thế giới khách quan là thực; 2. Lầm mà tin mình hành động vào thế giới bên ngoài; 3. Lầm mà tin mình thụ nhận phản động của thế giới bên ngoài. Ba cái lầm ấy ứng dụng vào tri thức là biết sai lầm, ứng dụng vào đạo đức hay hành động là hành vi tội lỗi bất

thiện. Nếu như trong quan niệm của Phật giáo truyền thống, đặc biệt là Thiền học quá trình hướng tới giải thoát chính là thực hiện sự biến hóa thân tâm, khai phóng ý thức, “phá lục tặc vi lục thần thông, du bát khổ tác bát tự tại” nghĩa là “phá tan sáu thứ sai lầm là (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý thức) làm thành ra sáu thần thông, chơi trong cảnh đau khổ của nhân loại là (sinh, lão, bệnh, tử hợp với cái không ưa, dời với cái mình muốn, không được điều mong cầu và tất cả điều xấu của năm quan năng) thành ra tám cảnh cực lạc”. Như thế có nghĩa là thần thông với tự tại thuộc về thực thể vừa nội tại vừa siêu nhiên, vốn là nền tảng ở bên trong sáu căn và thế giới hiện sinh đau khổ. Nếu như Đạo học truyền thống là khai phóng tâm hồn đến giác ngộ chân tâm hoặc bằng định niệm, bằng tham thiền nối cá nhân với thực tại tối cao hoặc bằng hành động vô cầu, chí công vô tư. Đây là ba lối giải thoát của Thiền Tịnh, Nghiệp điển hình của Đạo học truyền thống. Nhưng thời Trần, các Thiền sư đều là những nhà hành động, Phật giáo mang tính nhập thế tích cực nên đã đặc biệt chú trọng vào con đường Nghiệp, nhằm mục đích giải thoát khỏi vòng ràng buộc khiên triền của lý nhân quả.

Như đã nói ở trên, bình diện Tam nghiệp là bình diện động tác phản ứng, và thông thường cuộc sống nhân sinh, thực tế người ta thấy không một động tác nào không phải là hậu quả cho một động tác có trước và chính nó lại cũng là nguyên nhân cho động tác về sau. Cái chuỗi nhân quả, quả nhân ấy đã tạo ra con người thân tâm gọi là một nhân cách hay một cá tính. Cái cá tính nhân cách ấy hoàn toàn lệ thuộc vào vòng Nghiệp báo luân hồi, nhưng cái Chân Tâm hay Như lai diện mục là nguyên nhân đầu tiên của lý nhân quả ấy lại siêu lên trên lý nhân quả. Bởi thế mà người ta phải hồi tâm phản tỉnh cho đến cái chân tâm mà động tác không phải là một phản ứng cho động tác nào trước, nghĩa là đến cái “tâm chí thánh” phát ra hành động “vô sở trụ”, hoàn toàn vô tư, vô cầu, tự do vậy.

Đạo đức thời Trần không có sẵn một giáo điều cố định như là một mệnh lệnh người ta phải tuân theo. Giá trị đạo đức của hành vi chỉ căn cứ vào sự phù hợp với một lý tưởng hay một ý niệm dẫn đạo. Ví như trong quan niệm Thiện và ác của Phật giáo thời Trần đều xuất phát từ tâm:”Tiền tâm tác ác như phúc nguyệt vân, hậu tâm thiện sinh tiêu ám cự” nghĩa là: “Cái tâm trước làm điều ác ví như đám mây che lấp ánh trăng, cái tâm sau biến ra điều thiện thì như bó đuốc đánh tan bóng tối”[84;324]. Như vậy, Thiện, ác hẳn là những giá trị đứng ở trong thế giới tương đối định cho những hành vi nhân sinh, những thái độ sống của nhân loại trong xã hội. Quan niệm Thiện, ác của Phật giáo thời Trần cùng chung với căn bản luân lý đạo đức phương Đông là những ý hướng hóa thành con người chứ không phải là những mệnh lệnh vũ đoán từ trên đi xuống bắt buộc phải tuân theo như ở đạo đức học phương Tây. Cái ý hướng hóa thành ấy là Đạo đại đồng, là điều vận hành có hòa điệu ở vũ trụ toàn thể, nghĩa là bao hàm suốt cả ba cõi thiên nhiên, nhân văn và siêu nhiên mà nhân loại đứng ở giữa bên trong. Đạo đức được các Thiền sư thời Trần quy về hai bình diện tương đối và bình diện tuyệt đối.

Ở bình diện tương đối là luân lý đạo đức cá nhân đối với gia đình, quốc gia, xã hội và tất cả chúng sinh. Bậc làm con phải luôn lấy đạo hiếu làm cốt trọng. “niệm phụ mẫu chi ư tử giả phủ ma cúc dục mỹ sở bất chí, phần cốt toái thân do vị túc dĩ báo kỳ vạn nhất dã” nghĩa là “nghĩ kỹ cha mẹ với con cái vỗ về nuôi nấng, không thiếu cách gì, đời người con dẫu có nát thịt tan xương cũng chưa đủ báo đền được muôn một” [84;135]. Bởi thế nên trước hết phải lấy sự “báo đức cù lao” “báo cù lao chi đức” làm tốt đẹp; còn đối với quốc gia xã hội, đặc biệt đối với các bậc quân vương, các Thiền sư thời Trần cho rằng họ có trách nhiệm lớn lao “đứng cô lập trên nhân dân và nhân sĩ” “cô lập dân chi thượng”, ví như vua Trần Nhân Tông, hay Trần Thái Tông đã đêm ngày lo sợ rằng: “Ở trên đã không còn cha mẹ

để nương tựa, ở dưới e không đủ đáp ứng nguyện vọng thiết thực của dân đen” “thượng ký vô phụ mẫu chi khả ỷ, hạ khủng bất túc phó kiềm lê chi thực vọng” và đã rút ra nguyên tắc hành vi đạo đức nhân sinh này làm luân lý quốc gia xã hội là “lấy ý muốn của xã hội nhân dân làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm mình” “dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm”. Còn đối với các loại chúng sinh thì các thiền sư cho rằng có sự đồng nhất tính đại đồng. “Giống đẻ nở trứng, giống đẻ con, đều cùng bản tính, kẻ mắt thấy, tai nghe, kẻ giác ngộ mà biết, phải chăng khác nhau, chỉ vì tạo nghiệp, chứa oán cho nên nhận lấy tên gọi khác nhau thôi”. (Noãn thai thấp hóa tinh đồng, kiến văn giác tri khởi dị? Chỉ nhân tạo nghiệp tích oán, cổ thụ dị danh biệt hiệu)[4;542].

Bởi thế mà thời Trần các thiền sư đã đề cao đức hiếu sinh làm đức tính căn bản chung cho cả ba đạo lý chính Đông Á là Nho, Đạo và Phật “sách Nho chủ trương đạo nhân ái thi hành cho rộng khắp, Đạo đức kinh thì chủ trương hiếu sinh yêu vật, còn sách Phật thì đòi giữ giới sát sinh” (Nho điển thi nhân bố đức, Đạo kinh ái vật hiếu sinh, Phật duy giới sát thị trì)[4;267]. Đến đây mới thực hết giới hạn đạo đức luân lý tương đối. Các thiền sư thời Trần với tinh thần nhập thế tích cực nên họ không chỉ quan niệm đạo đức là phải thực hành xã hội mà họ còn bước sang nguyên lý tối cao nữa của đạo đức, đó là nguyên lý tâm linh thần bí để có thể giải thoát được cho các thiền sư những vấn đề lớn lao là sự sống chết “minh sinh tử chi đại sự” nghĩa là “sáng tỏ vấn đề sống chết” hay là “phiên thân khiêu xuất tử sinh khóa” “tung mình vượt khỏi hang sống chết”. Vấn đề giải thoát khỏi sinh tử là vấn đề cuối cùng, mục đích cuối cùng của đạo đức nhân sinh, vượt lên trên cả không gian, thời gian, nhân quả hay nghiệp báo, cho nên phải tìm giải đáp thỏa đáng ở nơi tín ngưỡng Phật giáo như trước đây thiền sư Cửu Chỉ (1067) đã kết luận: “Khổng giáo, Mặc giáo thuyết về hữu, Trang học, Lão học thuyết về vô, sách vở thế gian không có phương pháp giải thoát. Chỉ có Phật giáo không chủ trương Hữu hay Vô mới có thể giải quyết được

vấn đề sống chết” (Khổng – Mặc chấp hữu, Trang – Lão nhược vô, thế tục chi điển, phi giải thoát pháp. Duy hữu Phật giáo bất hủ hữu, vô khả liễu sinh tử)[65;290]. Vì vậy nên, trong thời Trần, vấn đề đạo đức luôn được các Thiền sư quan tâm, hướng vào mục đích xây dựng xã hội, quốc gia độc lập và nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Các Thiền sư đã lấy hai điểm cốt lõi để hợp nhất Tam giáo, hình thành đạo đức xã hội Đại Việt mang ý thức tự chủ dân tộc về phương diện hành đó là: 1. Hy sinh đời sống của thân mình cho đạo lý; 2. Tôn trọng sự sống ở khắp cả chúng sinh. Tuy nhiên, yếu điểm là ở chỗ hy sinh sự sống nhân thân cho đạo lý đồng thời tôn trọng đức hiếu sinh phổ quát đại đồng, lấy làm tiêu chuẩn lý tưởng cho giá trị hành vi đạo đức, lối sống của nhân sinh. Như thế là lấy công hơn tư, toàn thể hơn bộ phận, đa số hơn thiểu số. Nhưng như thế cũng chưa phải là chủ nghĩa công lợi. Luân lý đạo đức tâm linh truyền thống thuộc về luân lý động cơ, dụng ý lấy sự hợp hóa tâm linh giữa con người và vũ trụ làm đối tượng. Giá trị hành vi đạo đức ở tại động cơ thúc đẩy trong lòng, động cơ trong sạch, vô tư thì hành động được xem là thiện, động cơ vị kỷ, tính toán có dụng tâm thì được xem là ác. Bởi thế mà theo các thiền sư đời Trần, cần phải thanh tao hóa tâm hồn thì động cơ cũng tinh khiết, hay là phá ngã chấp thì hành vi cũng sẽ vô tư, chí công. Cái điểm chí công vô tư của hành vi là khi nào động cơ của nó xuất ra tự trong tâm hồn vũ trụ hóa, nghĩa là được tiếp nối với đạo, với nguồn sống đại đồng. Cốt cán căn bải của đạo đức Phật giáo thời Trần chính là đề cập đến tính chất nhập thế, sự thực hành giáo lý Phật giáo. Coi mọi hành động thực tại hướng về Phật chính là hướng về tâm mình, hướng về sự giải thoát. Ví như “Lễ Phật là tôn kính đức tính Phật. Niệm Phật là cảm ơn cái ân huệ của Phật. Giữ giới là thực hành đức hạnh Phật. Xem kinh sách là tỏ rõ chân lý Phật. Ngồi thiền là đạt đến cảnh giới Phật. Tham thiền là hợp nhất vào tâm Phật. Thuyết pháp là thỏa mãn ý nguyện của Phật. Cho nên đức Phật muốn hết thảy chúng sinh mở thấy cửa nhập vào giác ngộ và sớm được thành chính giác. Nhưng chúng sinh mê muội mất bản tâm, chấp giữ lấy cái sắc thân ngũ uẩn, vô ngã

của mình mà đi bỏ gốc theo đuổi ngọn ngành, không giác tỉnh, không hiểu biết, mê muội nguyên nhân chính thật, nổi chìm trong sáu đường khác nào như đàn kiến xoay quanh vòng tròn, biết bao giờ mới giải thoát được. Ngài thiết lập ra nhiều môn phương tiện để dạy bảo dẫn dắt, nhân thế mới để lại giáo lý chính yếu mớm cho con cháu đời sau. Cho nên cổ đức có nói: “vì thương chuột nên thường dành cơm, vì thương con thiêu thân nên không thắp đèn”. Lại nói: “mê thì bắt đầu có sống chết, giác ngộ rồi thì hết luân hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần việt nam (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)