Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo triều Trần trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần việt nam (Trang 112 - 130)

Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO TRIỀU TRẦN

2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo triều Trần trong

trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam hiện nay.

Để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, Lênin rất chú ý đến tính kế thừa và cách tân của văn hóa. Lênin cho rằng: “Phải tiếp thu toàn bộ văn hóa do Chủ nghĩa Tư bản để lại và dùng văn hóa đó để xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Phải tiếp thu toàn bộ khoa học kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nhận thức, không có cái đó, chúng ta không thể xây dựng cuộc sống của văn hóa cộng sản được”[34;72].

Như vậy, để văn hóa phát triển trong chủ nghĩa nhân văn cao cả (chủ nghĩa xã hội) thì phải nhận thức bản chất của hai nền văn hóa trong lòng xã hội và nhận thức tính tất yếu của cách mạng văn hóa xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Gắn văn hóa với phát triển là đã chỉ rõ mục tiêu của văn hóa là hoàn thiện xã hội và hoàn thiện con người. Và nó phải là sự hoàn thiện và kế thừa những giá trị tinh hoa truyền thống dân tộc để phát huy những mặt tích cực có ý nghĩa cho xã hội ngày nay. Với những tiền đề đó, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã thích ứng khá nhuần nhuyễn với phong tục tập quán bản địa và nhờ đó, những tinh hoa của giáo lý Phật giáo tìm được môi trường thích hợp để nở hoa, kết trái. Ngôi chùa, với tư cách là thiết chế văn hóa Phật giáo, đã góp phần gắn bó đạo Phật với dân tộc, tạo nên truyền thống “tốt đời đẹp đạo” - một xu thế ứng xử rất cần được trân trọng và phát huy.

Bởi vậy, Phật giáo luôn song hành cùng lịch sử dân tộc và ăn sâu trong lòng dân tộc Việt Nam ta và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp sáng tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống: Đức tính hiền hòa, lễ độ, kiên nhẫn, vị tha, độc lập tự chủ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau...

Thế hệ người Việt Nam hôm nay thật vinh dự và tự hào được làm chủ nhân thực sự của một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là hàng chục vạn di tích lịch sử, văn hóa do cha ông sáng tạo và

trao truyền lại qua trường kỳ lịch sử, cũng như nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ - sản phẩm tự nhiên do con người phát hiện và thổi “hồn thiêng” văn hóa vào mà thành.

Ngoài di tích lịch sử cách mạng và di tích khảo cổ, thì phần lớn di tích hiện còn, trong chừng mực nào đó, đều có gắn bó với tín ngưỡng, tôn giáo, với đời sống tâm linh, với ý niệm về sự thiêng liêng, cao cả của đông đảo công chúng trong xã hội.

Từ góc độ di sản văn hóa cho thấy, những giá trị văn hóa đó của Phật giáo là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt là giá trị văn hóa Phật giáo triều Trần như đã phân tích trên có ý nghĩa không nhỏ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Hơn nữa, cách đây hơn 60 năm, vào ngày 23 tháng 11 năm 1945, Nhà nước Việt Nam đã ký Sắc lệnh số 65 về Bảo tồn danh tích Việt Nam, Điều 4 của Sắc lệnh qui định rõ: “Cấm phá hủy đình, chùa, đền miếu hoặc những nơi thờ tự khác, cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính chất tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà được bảo tồn”. Chính vì vậy, chúng ta phải có những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đó.

Thứ nhất, bảo tồn và phát huy tinh thần nhập thế sinh động của Phật giáo triều Trần trong điều kiện xã hội mới, toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần gắn “đạo” với “đời”.

Phật giáo triều Trần với tinh thần nhập thế triệt để đã phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong đời sống văn hóa tinh thần Đại Việt. Đặc biệt trên một số lĩnh vực như: văn hóa tư tưởng, văn hóa tín ngưỡng và đạo đức lối sống. Góp phần tạo cho đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam vừa đa dạng, phong phú mà đậm đà bản sắc dân tộc. Trên tinh thần giác ngộ và

giải thoát, Phật giáo triều Trần đã không tách rời thế sự mà nhập thế tích cực phục vụ chúng sinh. Các Thiền sư triều Trần như Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ..., "Cư trần lạc đạo", có ý thức vươn lên làm tròn bổn phận với đất nước, với nhân dân, với thế giới mình đang sống; nhiều người tích cực tham gia triều chính, gánh vác công việc quốc gia đại sự. Nhưng đối với họ, đời người, công danh phú quý như kiếp phù du bé nhỏ trước "diễn trình vận hành bao la của vũ trụ", như bóng chớp có rồi không "Thân như băng trước nắng"[71;131]. Các vị chân tu chẳng bận lòng giành và bảo vệ giáo quyền như ở một số tôn giáo khác, mà chăm lo cho sự tồn vong của đạo pháp trong sự tồn vong dân tộc, gắn đạo pháp với dân tộc. Đây là một đặc điểm riêng đặc sắc, tạo nên truyền thống quý giá của Phật giáo, Phật giáo triều Trần. Nhờ có đặc điểm này, Phật giáo triều Trần không trở thành mối đe dọa đối với thế quyền, trái lại, trở thành nét văn hóa tốt đẹp, là công cụ đắc lực hỗ trợ cho quá trình củng cố và xây dựng nền độc lập, chống lại sự xâm lăng và quá trình đồng hóa của ngoại bang (Ba lần đánh quân Nguyên Mông), thành động lực phát triển của xã hội. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Phật giáo triều Trần mau chóng hòa nhập với tinh thần dân tộc, phát triển mạnh mẽ, làm nảy sinh biết bao giá trị vật chất, tinh thần; đặc biệt, làm nảy nở cả kho báu văn hóa Phật giáo triều Trần đặc sắc (như đã phân tích trong bài). Vì lẽ đó, Phật giáo triều Trần thực sự là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Với bản sắc của văn hóa tín ngưỡng hòa đồng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Ngày này, trong điều kiện đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế thị trường, dân tộc ta rất cần sự kế thừa và phát huy vai trò nhập thế của tinh thần Phật giáo thời Trần để từng bước khẳng định

được vị thế của dân tộc trong đời sống văn hóa tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên trường quốc tế.

Bởi nếu như, triết lý Phật giáo thời Trần khi đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong ý thức hệ của người Phật tử thì họ sẽ đặt mọi niềm tin vào Phật giáo mà điểm hội tụ là các ngôi chùa và người tu hành. Họ làm theo con đường mà đức Phật đã chỉ dẫn, tích lũy phúc đức để được siêu thoát về cõi Niết bàn. Họ quan niệm rằng đi chùa làm phúc cũng như làm ruộng, lao động, làm nhiều được phúc nhiều và ngược lại. Họ yên tâm với hiện tại, dễ đồng cảm với những người nghèo khổ, họ tu hành, (có thể tu tại gia hay xuất gia ở chùa). Họ tự nguyện gắn cuộc sống của mình với nhà chùa. Vì vậy mà từ chiều sâu của Phật giáo những yếu tố tư tưởng đại từ, đại bi đã gặp gỡ tư tưởng yêu nước, yêu nòi của dân tộc trong mỗi con người họ và họ đã tự hành theo nó, đưa nó vào hiện thực cuộc sống, xem nó như là “pháp lệnh” cho hành động. Đó là điều rất đáng quý, đáng trân trọng trong xã hội hiện nay.

Thứ hai, bảo tồn và phát huy truyền thống “Thiền” trong văn hóa Phật giáo triều Trần.

Nói đến truyền thống văn hóa Phật giáo triều Trần không thể bỏ qua tính đặc trưng riêng biệt đặc sắc, đó là hương vị “Thiền” sâu đậm. Áp dụng vào thời đại ngày nay nó chính là cơ sở tinh thần cho đường lối mở cửa, hội nhập với thế giới, cho phương châm sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng lẽ tự nhiên và giữ gìn môi trường, tôn trọng nhân tố con người, tôn trọng trí tuệ, tri thức và tinh thần sáng tạo của mỗi con người. Vì vậy nó có tác dụng giáo dục sâu sắc, lâu dài.

Ví như, hiện nay phong trào hướng dẫn thiền, yoga và dưỡng sinh ở xã hội bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt nhưng đó chỉ là phần kỹ thuật mà vẫn thiếu phần tâm linh, đây là phần quan trọng trong luyện yoga. Và Phật giáo chính là “cái cần” bổ sung cho sự thiếu hụt này.

Bởi vậy nếu chúng ta lưu giữ và phát triển tốt hơn nữa môn Thiền có từ thời Trần này thì sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ cho y học ngày nay, được áp dụng phổ biến trong đời sống, cho những người thực hành trong nhiều hoàn cảnh, chính là họ phải được nghe và được hướng dẫn thiền một cách đúng đắn, chắc chắn họ sẽ thành công trong khi tập và được an lạc. Vì đơn cử nếu Thiền được áp dụng trong cuộc sống ứng dụng trong các bệnh viện, trung tâm, nơi những người có bệnh. Ví như những người bị stress, nghiện ma túy, những người mắc bệnh tâm thần, khi họ được hướng dẫn Thiền thì họ sẽ thấy an lạc, sảng khoái về mặt thể chất cũng như về mặt tinh thần, họ thấy được sự vô thường, sinh diệt, sự bình yên, tự tại, người và cây cỏ, sinh vật là một, tức phải vươn lên một bậc ý thức khác, chứ không dừng ở kỹ thuật. Khi người tập yoga được hướng dẫn, phải co tay phải, duỗi tay trái, co chân duỗi chân nhiều cách, đó chỉ là kỹ thuật. Đối với Phật giáo đi thêm một tầng cao nữa đó là ngồi Thiền không chỉ co chân đánh tay, mà khi ngồi Thiền phải thở đều, đó chính là văn hóa thiền Phật giáo được phát triển từ thời Trần, cho đến ngày nay.

Thứ ba, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của Phật giáo triều Trần.

Kinh sách, những bài thuyết pháp của các vị quốc sư, những bài kệ - thi phẩm Thiền, những văn bia ở các chùa, các Thiền viện, những lễ hội Phật giáo triều Trần được duy trì, bảo tồn cho đến ngày nay và được tổ chức hàng năm ở rất nhiều chùa chiền trên khắp đất nước, cũng như phép ứng xử chan hòa, bao dung và lối sống thanh sạch, cần kiệm, khiêm cung của những Phật tử chân tu, những Thiền sư Trúc Lâm triều Trần đều là những di sản văn hóa Phật giáo phi vật thể, nằm trong kho báu mà tổ tiên chúng ta để lại, rất cần được gìn giữ, kế thừa.

Phật giáo cũng như bất cứ một hình thái xã hội nào, đã trụ thế với đất nước Việt Nam thông qua những hình thức quen thuộc của mình: Ngôi

chùa, các nhà sư, tiếng chuông mõ, kinh kệ, những sinh hoạt về lễ bái cúng kính… tỏa ra trong hiện thực gần gũi với cộng đồng dân tộc từ ngàn xưa. Từ những hiện thực phong phú đó, chúng đã được chuyển hóa thành những hiện thực sinh động trong văn học nghệ thuật là chuyện hầu như tất nhiên.

Văn học nghệ thuật đời Trần đã kế thừa và phát huy những thành tựu của văn học nghệ thuật đời Lý. Vì vậy, ta thấy văn học nghệ thuật đời Trần đã đạt tới mức uẩn áo, uyên thúy nhất mà có lẽ các đời sau không có được. Ví như, sách “Khóa hư lục” của Trần Thái Tông (1218 – 1277) là tác phẩm triết luận về Phật giáo đầu tiên có một giá trị lớn về văn học nghệ thuật, không chỉ là đỉnh cao của văn học đời Trần mà còn là đỉnh cao về lĩnh vực trong nghệ thuật văn học Việt Nam. Nhìn ở góc độ thi ca, học giả Đào Duy Anh đã cho rằng: “Tất cả những bài kệ - trong Khóa hư lục – đều là thơ, thơ thất ngôn, ngôn ngữ hoặc tứ ngôn, tất cả những bài khác đều là văn biền ngẫu chặt chẽ và đầy đủ hình tượng. “Khóa hư lục” chữ Hán, về hình thức cũng như về nội dung là một tập hợp nghĩa rộng”[71;11]. Hay Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung (1230 – 1291), một nhà thơ lớn, không chỉ của văn học đời Trần mà là của cả văn học Việt Nam, một gương mặt Thiền học độc sảng, là nhà thơ Việt Nam đầu tiên đã đi đến tận cùng nơi các con đường của Tam giáo: Nho – Phật – Lão; từ nẻo nhập thế hành động trong thực tiễn của Nho đến cái nhàn dật phóng khoáng của Lão Trang, và cái siêu thoát, tự tại, phá chấp triệt để của Phật. Và một số các tác phẩm thơ chữ Hán của vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), Thiền sư Pháp Loa (1284 – 1330), Thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334), Trần Quang Triều (1287 – 1325)… là những thành tựu đáng kể của văn học thời thịnh Trần. Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên, trong sách “Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn” đã xem các bài thơ: “Đăng Đảo Đài Sơn”, “Thiên Trường văn vọng”… của Trần Nhân Tông, “Phiêm Chu”, “Yên Tử sơn am cư” của

Thiền sư Huyền Quang là những đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn học và Thiền học mà ông gọi là “vùng khí quyển của mỹ học thiền”[36;191].

Về văn học chữ Nôm, theo sự ghi chép của sử thì được phát khởi từ đời Trần Nhân Tông với người mở đầu cho phong trào làm thơ phú bằng chữ Nôm đó là: Nguyễn Thuyên(2)

nhưng hiện nay tài liệu về văn học chữ Nôm thời Trần mà chúng ta có được gồm 4 bài: “Cư trần lạc đạo phú”, “Đắc thú lầm truyền thành đạo ca”, bài vịnh “Hoa Yên Tự phú”, bài “Giáo Tử phú”, đều là những tác phẩm được viết từ cửa Thiền.

Như vậy, văn học nghệ thuật Phật giáo đời Trần đã có giá trị không nhỏ trong nền văn học nước nhà nói riêng, với dân tộc Việt Nam nói chung – nó như là một sự kiện văn hóa và tư tưởng lớn, như lời cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã nhận xét: “Dân tộc ta có hai lần nhảy vọt về tư tưởng. Lần đầu dân tộc ta gặp Phật giáo, lần thứ hai gặp chủ nghĩa Mác – Lênin” [xem 6].

Với ý nghĩa đó, đây chính là những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu, giữ một vị trí to lớn trong tổng thể văn hóa Việt Nam, chúng ta cần phải giữ gìn và kế thừa vì sự hiện hữu của nó đã góp phần làm nên bản sắc của dòng giống Lạc Hồng.

Thứ tư, bảo tồn, trùng tu các cơ sở văn hóa vật thể của Phật giáo triều Trần như lăng, tẩm, và các chùa. Ví như Sùng Nghiêm Diên Thánh; hệ thống Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phổ Minh, chùa Keo, chùa Bối Khê, chùa Mía, chùa Tây Phương, chùa Kim Liên... Đó là nơi tụ hội của làng, xã trong những dịp lễ tết, những ngày hội chùa. Nhiều ngôi chùa triều Trần có kiến trúc đẹp, có những pho tượng quý, cùng đồ thờ cúng, bài trí có dáng vẻ hấp dẫn, chạm khắc tinh xảo, thực sự là những tác phẩm văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Bởi vậy, chùa đời Trần nói riêng trở thành biểu tượng văn hóa của làng quê Việt Nam, gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt. Đó là những

2

di sản văn hóa vật thể của dân tộc rất giá trị; nhiều di sản trong đó đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia, đặc biệt trong đó phải kể đến đó là khu di tích Trúc Lâm – Yên Tử.

Đây là một khu di tích chứa đựng một Thiền phái thuần Việt, đại diện cho ý thức độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam, gắn bó nhiều năm với thân thế, sự nghiệp của Trúc Lâm Tam tổ - Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. (Đó là những danh tăng sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần việt nam (Trang 112 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)