Đảng ta. Dưới sự soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã khơng ngừng tự mình vươn lên tầm cao trí tuệ, hồn thiện năng lực cầm quyền, do đó mới hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
1.2.3. Văn hóa cầm quyền biểu hiện ở đạo đức cách mạng của Đảng cầm quyền cầm quyền
Cốt lõi của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là vấn đề đạo đức. Người cho rằng giữa chính trị với đạo đức có sự thống nhất với nhau. Thắng lợi của cách mạng trong từng thời kỳ được tạo nên bởi tư tưởng, lý luận, trí tuệ lớn, đồng thời là đạo đức lớn của mỗi cán bộ Đảng ta. Vì vậy, đạo đức là một thành tố quan trọng, một bộ phận khơng thể tách rời của văn hóa Đảng. Nhìn từ góc độ văn hóa cầm quyền, đạo đức đó được Hồ Chí Minh đề cập trên một số phương diện chủ yếu là: đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên,
văn hóa dùng người, văn hóa phê bình và thái độ chống lại bệnh quan liêu, mệnh lệnh..
Đảng cầm quyền thì Đảng có quyền lực chính trị. Là cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị của Đảng cầm quyền thì dù ít, dù nhiều đều có
quyền hành, cấp cao thì thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Vấn đề ở đây là quyền lực đó thuộc về nhân dân và để nhân dân thực sự có quyền lực, mỗi cán bộ đảng viên phải nêu cao ý thức phục vụ nhân dân. Để làm được điều đó, Đảng cầm quyền lại càng cần tới đạo đức hơn bao giờ hết. Bởi vì, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một cơng dân bình thường mà thiếu lương tâm thì cũng khơng thể đục khoét nhân dân. Nhưng một người “có quyền mà thiếu lương tâm thì sẽ có dịp đục kht, có dịp ăn của đút” [56, tr 41], trở thành “sâu mọt của dân”. Nói cách khác, quyền hành được trao vào tay một cán bộ thối hóa, biến chất thì nguy hiểm hơn lưỡi gươm trong tay đao phủ. Đó là mặt trái của quyền lực mà chính trị học hiện đại gọi là sự tha hóa của quyền lực. Chính vì lẽ đó, khi bàn về văn hóa cầm quyền, ta khơng thể khơng nhìn thấy tầm quan trọng của yếu tố đạo đức cách mạng với người cán bộ đảng viên như những tế bào cấu thành cơ thể Đảng.
Trước hết nói về đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Bác Hồ thường
bàn tới hai nguy cơ lớn của một đảng cầm quyền. Thứ nhất là sai lầm về đường lối. Thứ hai là đội ngũ đảng viên thối hóa biến chất, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đảng cầm quyền có văn hóa hay khơng, người ta nhìn vào phẩm chất của đảng viên trong Đảng. Một Đảng mà suy thối về đạo đức thì chắc chắn sẽ không thể lãnh đạo nhân dân được. Ý thức được điều này, ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt lên hàng đầu vấn đề tư cách một người cách mệnh. Người nêu lên 23 điều, trong đó có những điểm như: Cần kiệm, vị công vong tư, khơng hiếu danh, kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, ít lịng ham muốn về vật chất... Trong suốt chiều dài lịch sử của Đảng, cán bộ, đảng viên của Đảng đã phấn đấu rèn luyện theo những chỉ dẫn đó và coi đó là những giá trị văn hóa, đạo đức cộng sản. Sau này khi Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh: Đảng cầm quyền phải hội tụ được trong mình những chuẩn mực của đạo đức cách mạng là: cần,
kiệm, liêm, chính; những nguyên tắc ứng xử cần thiết là: chí cơng, vơ tư. Ngồi ra cịn có các phẩm chất khác như: nhân, trí, dũng, liêm, trung…Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức mới của những con người hành động, làm cách mạng để phá huỷ cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu và xây dựng cái mới tốt đẹp hơn.
Trong hệ thống tư tưởng về vai trị, vị trí của đạo đức, Hồ Chí Minh có một luận điểm nổi tiếng là: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng gốc thì cây héo. Người cách mạng thì phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người cán bộ khơng chỉ có tài mà cịn có đức, phải có đạo đức làm nền thì mới hồn thành được nhiệm vụ vẻ vang. Bởi thế cho nên Hồ Chí Minh cũng cho rằng mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Người lãnh đạo mà không có đạo đức, khơng có căn bản, hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì!
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh ví như một động lực giúp con người khi gặp khó khăn, gian khổ thì vẫn đủ nghị lực vượt qua, phấn đấu cho lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của lồi người. Có đạo đức cách mạng thì khi cần sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng khơng tiếc. Ngược lại, khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ được tinh thần chất phác, khiêm tốn, chứ không kèn cựa hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.
Với tất cả những trình bày trên, có thể kết luận lại theo tinh thần của Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng chính là thước đo “chất” của người cộng sản, người cầm quyền, giữ trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà nhân dân giao phó. “Chất” đó làm nên văn hóa của Đảng ta. Khơng phải khơng có lý do khi đến tận những giây phút cuối của cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khơng qn nhắc nhở: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên
và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư” [63, tr 498].
Tuy nhiên, để thực hiện được hệ giá trị đạo đức trên, trong điều kiện mới, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải trải qua một quá trình rèn luyện gian nan chống lại chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì chủ nghĩa cá nhân là một loại giặc, đồng minh với các loại giặc khác. Muốn chống lại các loại giặc khác, trước hết phải chống lại giặc trong lòng, tức chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh khác nhau. “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ơ hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc vào bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ khơng có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập và tiến bộ” [63, tr 438 - 439].
Như vậy, chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng, xa lạ với văn hóa Đảng vì nó khơng chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân, tới tồn dân tộc, mà còn làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng tạo nên nguy cơ của Đảng cầm quyền. Với Hồ Chí Minh, trong điều kiện Đảng cầm quyền thì kẻ thù duy nhất là chủ nghĩa cá nhân và nhiệm vụ của mỗi cán bộ đảng viên là phải giác ngộ mục đích, lý tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng để chống lại kẻ thù nguy hiểm ấy.
Cần luôn luôn ghi nhớ lời nhắc nhở của Người: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, khơng nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[63, 557 - 558] Chỉ khi nào Đảng cầm quyền ý thức sâu sắc được điều này thì mới có thể trở thành một đảng “đạo đức và văn minh” được.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức của đảng cầm quyền còn bộc lộ ra trong mối quan hệ giữa những cán bộ đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản lý với tổ chức Đảng, với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với một tầm nhìn xa trơng rộng, Hồ Chí Minh đã tiên liệu được những căn bệnh mà người cán bộ thường mắc phải trong điều kiện đảng cầm quyền. Trên bình diện văn hóa lãnh đạo (cầm quyền), Hồ Chí Minh đề cập tới ba lĩnh vực là: văn hóa “dùng người”, văn hóa phê bình và thái độ chống lại tệ quan liêu, mệnh lệnh.
Về văn hóa “dùng người”, dùng cán bộ: Hồ Chí Minh định nghĩa về
cán bộ như sau: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”[56, tr 54]. Định nghĩa này cho phép xác định vị trí, tầm quan trọng của cán bộ trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Do vậy, người lãnh đạo có văn
hóa là phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ của mình. Đây là việc làm khơng dễ, vì vậy mới địi hỏi cái chất văn hóa của người lãnh đạo. Người lãnh đạo không thể lấy suy nghĩ chủ quan của mình để đánh giá cán bộ, mà phải xem xét khách quan từ một việc đến nhiều việc, cả quá khứ, hiện tại và tương lai, hiểu thực chất con người và phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Phải loại khỏi đầu chủ nghĩa cá nhân trong khi đánh giá cán bộ; đánh giá họ qua cả những tình huống gay cấn, khi gặp khó khăn, phức tạp chứ không chỉ khi thuận lợi.
Người lãnh đạo thiếu văn hóa thường là những người mà ai hợp với mình, dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai khơng hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu. Họ thường mắc bệnh
tự cao tự đại, từ đó đánh giá thấp và coi thường người khác. Họ cũng có thể là những người ưa người ta nịnh mình, thích người hợp tính tình với mình, hay tâng bốc mình và ghét người chính trực, giỏi giang, dám nói, dám làm. Khơng có văn hóa lãnh đạo, văn hóa cầm quyền, người cán bộ thường đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác. Những người đó giống như mắt đã mang kính có màu, khơng bao giờ thấy mặt thật của những cái mình trơng thấy.
Văn hóa lãnh đạo (cầm quyền) trong việc dùng người là phải biết dùng cán bộ, khéo dùng cán bộ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “mình có quyền dùng
người thì phải dùng người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình” [56, tr 105]. Người cũng dạy: dụng nhân như dụng mộc,
người tài lớn dùng vào việc lớn, người tài nhỏ dùng vào việc nhỏ, sao cho tận dụng hết tài năng của mỗi người, làm lợi cho Đảng, cho Tổ quốc, cho nhân dân. Văn hóa lãnh đạo xa lạ với những người ham dùng người bà con, bầu bạn, anh em quen biết; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét người chính trực, ham dùng những người hợp với mình, mà tránh những người tính tình khơng hợp với mình. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn thấy tồn tại một nghịch lý những kẻ dốt nát lại thích kẻ khéo nịnh hót mình; những kẻ tà tâm lại ghét những người chính trực; những kẻ sợ mất địa vị vì thiếu tâm, dưới tầm, thường muốn dùng quyền lực để dìm những người có tài năng hơn mình, cịn những người tài giỏi lại thường thẳng thắn và chính trực. Cán bộ cầm quyền yếu kém thường có xu hướng cất nhắc và muốn sử dụng cán bộ cấp dưới cùng tầm như mình. Đó là hành vi phản văn hóa cần được loại trừ ra khỏi bộ máy cầm quyền của Đảng.
Liên quan đến việc dùng người, Hồ Chí Minh cũng đề cập tới bản lĩnh
gan nói, có gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc, dám chịu trách nhiệm mà cụ thể là có gan cất nhắc cán bộ. Hồ Chí Minh nói: “Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo”. Người lãnh đạo có bản lĩnh văn hóa thì khơng sợ người được cất nhắc sẽ vượt mình, ngược lại biết sử dụng người tài phục vụ cho mình, cho đồn thể. Cấp trên biết và dám sử dụng cấp dưới giỏi hơn mình, biết làm cho người tài nhỏ có thể hóa ra tài to là một cán bộ lãnh đạo có văn hóa. Ngược lại là phi văn hóa.
Văn hóa cầm quyền của Đảng cịn biểu hiện ở thái độ tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén để Đảng
và mỗi cán bộ đảng viên trở nên trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh cho rằng người đời khơng phải thánh thần, ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Đảng cũng từ xã hội mà ra, những gì tốt xấu của xã hội đều có thể lây ngấm vào cơ thể Đảng. Văn hóa là ở chỗ nhận thức được khuyết điểm, nguyên nhân gây ra khuyết điểm và tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm với ý nghĩa là động lực để cách mạng tiến lên. Theo Người, “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hồn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” [56, tr 261]. Đây thực sự là một điểm sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa cầm quyền của Đảng. Về điểm này, Đảng ta sau bao nhiêu năm mày mò, đến Đại hội VI (12- 1986) mới nhìn nhận thấu đáo tư tưởng của Người để “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới nhiều thành tựu của đất nước.
Ở góc độ cá nhân người lãnh đạo, văn hóa cầm quyền biểu hiện rất rõ ở thái độ tự phê bình và phê bình (phê bình có văn hóa). Hồ Chí Minh giải thích
như sau: Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm. Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đồn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết, để họ sửa chữa, để họ tiến bộ. Phê bình và tranh luận trong Đảng là sự gặp gỡ của những người cùng lý tưởng, hồn tồn bình đẳng. Đây là việc làm chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa như thái độ dân chủ, tính kỷ luật, tự giác, cái tâm trong sáng của người cán bộ. Vì vậy, trong phê bình, tranh luận, phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hóa “Phê bình việc làm chứ khơng phải phê bình người” [56, tr 232]. Tự phê bình và phê bình “phải ráo riết”, “triệt để”, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, không bao giờ tự biến mình thành kẻ phát ngơn cho người khác đứng sau mình.
Phê bình hoặc tranh luận rốt cuộc là nhằm tìm giải pháp để sửa đổi lối làm việc trong Đảng cho có nhiều chất văn hóa hơn, nhằm giúp nhau đồn kết cùng tiến bộ. Do đó, có những ý kiến khơng gặp nhau là một lẽ đương nhiên. Hàm lượng văn hóa ở đây là biết lắng nghe nhau, bình tĩnh bảo nhau, bàn bạc với nhau. Giá trị của những ý kiến, tức là chất văn hóa của những tranh luận