Nhấn mạnh sự tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, Đảng ta đã ý thức rõ được cả những thành tựu và hạn chế, cả những gì khơng ổn hay chưa ổn đang tồn tại trong cơ thể mình. Cơng cuộc đổi mới mà chúng ta đang tiến hành là một quá trình cải biến cách mạng rất lâu dài, những yếu kém, bất cập, sai lầm là điều không thể nào tránh khỏi. Trong sự nỗ lực không ngừng để làm cho
cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân, còn cái xấu mất dần đi, Đảng ta đã thẳng
thắn thừa nhận những hạn chế cịn tồn tại của mình và tìm cách khắc phục nó để ngày càng xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân. Qua hơn 20 năm đổi mới, thực trạng văn hóa cầm quyền của Đảng ta bộc lộ những hạn chế căn bản sau đây:
* Việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng còn chậm, chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề trong công cuộc đổi mới.
Những thành tựu trong tư duy lý luận của Đảng những năm qua là to lớn, không thể phủ nhận. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng "việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng những năm vừa qua vẫn còn chậm, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, vừa chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, sâu sắc của thực tiễn đất nước và của thế giới trong thời đại ngày nay" [80, tr 482]. Mặc dù đã khắc phục được một cách cơ bản tình trạng lạc hậu về lý luận những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng rõ ràng chúng ta vẫn khơng thể bằng lịng với những kết quả đạt được. Việc tìm kiếm một sự bứt phá trong công tác lý luận vẫn là một bài tốn lớn chưa tìm ra đáp số. Về vấn đề này, Đại hội X đánh giá: công tác lý luận "chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta" [28, tr 69]. Chẳng hạn, thời kỳ quá độ ở nước ta gồm mấy chặng, là những chặng nào, nội dung và thời gian của mỗi chặng ra sao, tiêu chuẩn kết thúc thời kỳ quá độ là gì; các tiêu chí để xác định hồn thành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa... Thậm chí, một vấn đề là đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không được đặt ra đến hơn 15 năm mới có câu trả lời, dù là chưa đầy đủ. Nói rõ như vậy để thấy rằng lý luận vẫn còn đi quá chậm và chưa ra khỏi tình trạng lạc hậu so với thực tiễn. Nếu tình trạng này kéo dài thì lý luận đó tất yếu không thể đáp ứng được u cầu của thực tiễn và khơng thể đóng vai trị dẫn đường cho thực tiễn phát triển.
Một vấn đề nữa còn tồn tại là Đảng ta chưa tập trung trí tuệ làm sáng tỏ kịp thời một số vấn đề cấp bách về lý luận.
Trên thực tế, rất nhiều vấn đề bức xúc, nóng bỏng như nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sa sút đạo đức.... đã được đặt ra thảo luận nhưng đều rơi vào tình trạng nửa vời, khơng đến đầu đến đũa, không triệt để, thảo luận đi
cạnh đó, những đóng góp trong lĩnh vực lý luận vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ những người làm công tác lý luận, đặc biệt là những cán bộ đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo, hoạch định đường lối của Đảng ta. Mặc dù đó lực lượng đơng đảo, song số lượng các cơng trình khoa học có trọng lượng lớn, gây được tiếng vang, của các nhà khoa học cịn rất ít. Khơng có nhiều cơng trình dài hơi, nghiên cứu mỗi vấn đề, mỗi lát cắt của cuộc sống một cách đến nơi đến chốn. Điều đó nói lên trình độ khoa học của chúng ta còn hạn chế, tiềm lực lý luận của chúng ta nói chung cịn mỏng. Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng này, song dù là lý do gì thì cũng cần thấy đây là một hạn chế cần phải sớm được khắc phục để lý luận thực sự trở thành một động lực thúc đẩy hơn nữa quá trình đi lên của đất nước.
* Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Với tinh thần dũng cảm và thực sự cầu thị, nghiêm túc phê bình và tự phê bình, Đảng ta cũng chỉ rõ rằng trong điều kiện hiện nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới; dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Khơng ít tổ chức Đảng cịn yếu kém, nhất là ở cơ sở, khơng làm trịn vai trị hạt nhân, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu. Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Còn thiếu những quy chế cụ thể bảo đảm phát huy dân chủ. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm và lúng túng [28, tr 262 - 272].
Trên thực tế, trình độ, năng lực, kiến thức về kinh tế thị trường, luật pháp, ngoại ngữ, khả năng quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của khơng ít cán bộ lãnh đạo vẫn còn bất cập; khả năng dự báo và định hướng sự phát triển còn
yếu, chưa đạt mực tiêu, nhiệm vụ đề ra. Cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đơn vị, địa phương đa phần đã lớn tuổi, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập còn hạn chế, thiếu hụt cán bộ trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xây dựng luật, hoạch định chính sách phát triển… Một bộ phận cán bộ chủ quan, tự mãn, bảo thủ, trì trệ, mắc bệnh thành tích; số khác thiếu tâm huyết với cơng việc, thiếu gương mẫu, nói khơng đi đơi với làm, ý thức tự phê bình và phê bình cũng như tính phấn đấu kém; lợi dụng chức quyền để vun vén lợi ích cá nhân theo kiểu “làm quan cách mạng”.
Thực trạng trên đã để lại hậu quả khá nặng nề đối với quá trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta, làm cho cong tác xây dựng Đảng không đạt kết quả như mong đợi. Khác phục những tồn tại này được Đảng ta xác định là một trong những hoạt động cơ bản nhằm lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước.
* Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, sự tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống, phát triển văn hóa của nước ta đã có tác động tích cực đối với q trình xây dựng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân của toàn Đảng, toàn dân... Tuy nhiên, khi mặt trái của kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, nó đã tác động khơng nhỏ tới tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận nhân dân, trong đó có các cán bộ, đảng viên ta. Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa VIII (7 - 1998) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống xuất hiện trong thời kỳ đổi mới:
Về nhận thức tư tưởng chính trị, trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới, phủ nhận
lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đọa của Đảng. Khơng ít người cịn rất mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch, bôi nhọ chế độ của kẻ thù.
Về đạo đức, lối sống, trong phạm vi tồn xã hội, đó là tệ sùng bái nước ngồi, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, vì tiền, cá nhân, vị kỷ, gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, Hội nghị cũng nêu rõ: trong tất cả những tiêu cực đó, vấn đề đáng lo ngại là sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ có chức, có quyền, thể hiện ở tệ tham nhũng, lãng phí của cơng, quan liêu, cửa quyền và sách nhiễu nhân dân, chia bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ ở một số nơi. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, các tệ nạn trên càng diễn biến phức tạp, việc ngăn chặn càng có nhiều khó khăn, hạn chế. Đại hội X của Đảng đã nhận định: Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng, gia tăng; vẫn cịn tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", "chạy tội", "chạy bằng cấp". Đại hội cũng nhất trí cho rằng những khuyết điểm này "diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính" [28, tr 263 - 264]. Đây là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ và là yếu tố quan trọng làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ta.
Trên thực tế, bên cạnh các tệ nạn trên, tình trạng quan liêu, mệnh lệch, cửa quyền khá phổ biến trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý và cả trong các tổ chức chuyên trách công tác vận động quần chúng. Khơng ít cơ quan chính quyền khơng tơn trọng ý kiến của nhân dân, không làm công tác dân vận, chỉ nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh. Một bộ phận cán bộ có chức, có quyền có những biểu hiện hư hỏng, sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách
nhiệm với dân và với chính hành vi của bản thân mình. Nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành giữ tác phong quan liêu, gia trưởng, độc đốn, có khi trù dập, ức hiếp quần chúng. Một số hiện tượng tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng và các cơ quan Nhà nước không được xử lý nghiêm minh. Do đó, làm tổn thương thanh danh, uy tín của Đảng, ảnh hưởng xấu đến mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân.
Thực trạng trên đang làm nhức nhối toàn Đảng và toàn xã hội, làm cho mỗi đảng viên chân chính, mỗi người lãnh đạo có tâm, mỗi công dân quan tâm tới vận mệnh của dân tộc đều không khỏi băn khoăn, lo lắng. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh dùng văn hóa để chữa thói phù hoa, xa xỉ, nói rộng ra là những thói hư tật xấu trong xã hội, để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại những phản văn hóa này, Đảng ta rất cần phát huy sức mạnh của văn hóa cầm quyền, đặc biệt là vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
* Cơng tác cán bộ của Đảng vẫn cịn nhiều yếu kém.
Đội ngũ cán bộ của ta có lợi thế cơ bản là được rèn luyện, thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần năng động sáng tạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Nhưng khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước những nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, đội ngũ cán bộ đang bộc lộ nhiều nhược điểm về trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý... Đặc biệt, vấn đề đánh giá cán bộ vẫn còn yếu kém.
Theo như nhận định của Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa X thì việc đánh giá cán bộ "vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất cán bộ, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ; cịn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu, thiếu tinh thần xây dựng" [29, tr 213]. Có trường hợp cán bộ cấp
trên khơng nắm được khả năng hồn thành nhiệm vụ, uy tín cá nhân, quan hệ xã hội của cán bộ cấp dưới, cá biệt cịn khơng biết mặt, dẫn đến việc nhận xét, đánh giá cán bộ chưa thực chất, chưa khách quan.
Tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ trong 4 năm gần đây (2005 - 2009), cho thấy: trên 90% cán bộ thuộc diện trung ương quản lý và trên 85% cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong khi đó, tình hình cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, phát triển kinh tế - xã hội.... ở nhiều địa phương, đơn vị vẫn còn tồn tại khó khăn, bất cập và yếu kém.
Sở dĩ có tình hình trên là do việc chậm đổi mới, thiếu cơ chế, cách làm mang lại hiệu quả trong đánh giá cán bộ. Mặt khác, đó là hệ quả tất yếu của việc quản lý cán bộ chưa chắc, chưa sâu; ý thức tự phê bình và phê bình yếu, chưa vượt qua được tâm lý nể nang, ngại va chạm, làm cho xong chuyện. Một số nơi cịn có biểu hiện lệch lạc, khơng cơng bằng và chưa khách quan trong đánh giá cán bộ, làm cho cho những khuyết điểm còn tồn tại trở nên nặng nề hơn. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi Đảng ta phải nghiêm khắc kiểm điểm công tác cán bộ để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới.
* Tình trạng vi phạm dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng còn phổ biến.
Thực hành dân chủ và quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ là điều kiện để phát huy mọi tiềm lực sáng tạo, thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của một đảng cách mạng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc nhận thức cũng như thực hiện dân chủ trong Đảng vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Thiếu sót phổ biến chính là tình trạng dân chủ hình thức. Khơng ít nơi, tập thể bị biến thành tấm “bình phong” hợp thức hóa ý kiến của người đứng đầu, thực chất là tập trung, độc đốn, chun quyền. Đó là một
hành vi phản dân chủ. Nguyên nhân chủ yếu từ sự yếu kém trong cơng tác phê bình, sự thiếu thẳng thắn, trung thực, sự cả nể, cơ hội của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tạo ra môi trường tốt để những cán bộ chủ chốt độc đoán áp đặt ý kiến của mình, buộc tập thể phải chấp nhận. Dân chủ hình thức cịn biểu hiện ở chỗ, lấy lý do đề cao tập thể, người đứng đầu không dám đứng ra chịu trách nhiệm của mình, khơng làm trịn chức trách của người lãnh đạo.
Một thiếu sót lớn nữa là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, phổ
biến nhất là tách rời hai mặt tập trung và dân chủ, từ đó nhấn mạnh mặt này hay mặt khác gây ra hậu quả xấu trong phát triển Đảng. Nhấn mạnh tập trung sẽ dẫn tới tình trạng độc đốn, chuyên quyền của cán bộ cấp trên; nhấn mạnh dân chủ sẽ dẫn đến vô tổ chức, vô kỷ luật, cấp dưới không chấp hành chỉ thị cấp trên, mất sức mạnh đồn kết, chiến đấu. Chính tình trạng vi phạm ngun tắc tập trung dân chủ đã "làm cho một số nghị quyết của Đảng khó vào cuộc sống,... nhiều nhiệm vụ công tác lớn đã được đề ra nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn hoặc chỉ nói mà khơng làm" [27, tr 76-77]. Khắc phục những hạn chế trên là một trong những yêu cầu bức thiết đối với Đảng ta nhằm mục đích làm lành mạnh hóa bầu khơng khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội.