Văn hóa cầm quyền biểu hiệ nở nghệ thuật cầm quyền của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về văn hóa cầm quyền của đảng cộng sản việt nam luận văn ths khoa học chính trị 60 31 27 (Trang 35 - 45)

Nghệ thuật cầm quyền biểu hiện ở đây bao gồm ứng xử cầm quyền và phương pháp cầm quyền.

Ứng xử là một nội dung quan trọng của văn hóa, là một giá trị lớn của văn hoá cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách ứng xử mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “ứng xử văn hóa”. Người đã dày cơng rèn luyện, giáo dục cho Đảng ta một cách ứng xử có văn hóa khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, nắm chính quyền để thực hiện mục tiêu chính trị. Về vấn đề này, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nghệ thuật ứng xử của Đảng cầm

quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Như đã nói, chính trị theo cách hiểu kinh điển là nghệ thuật và khoa học về cách điều hành một đất nước. Cũng cách hiểu này, nhưng trình bày theo cách mộc mạc hơn, chính trị là thủ đoạn (phương pháp) dùng quyền lực để quản lý đất nước. Và như vậy, chính trị bao giờ cũng gắn với quyền lực. Trong mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, Đảng cầm quyền phải xác định vai trị là đảng lãnh đạo chứ khơng phải là một đảng cai trị. Nhưng dù là đảng lãnh đạo thì người dân vẫn là những người bị lãnh đạo như cách nói của Bác Hồ. Chiều sâu văn hóa trong tư tưởng chính trị về “Đảng của dân tộc Việt Nam” mà Hồ Chí Minh nêu ra chính là ở chỗ Đảng cầm quyền thì đời sống người dân chịu ảnh hưởng của Đảng ra sao. Người xác định rõ rằng: “Hễ cịn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm trịn nhiệm vụ” [61, tr 4].

Dân chúng khơng thích lý luận sng, họ cần những lợi ích thiết thực như cơng ăn, việc làm, nhà ở, học hành, chữa bệnh… Bởi vậy, Đảng cầm quyền phải “đưa chính trị vào giữa dân gian”, theo con đường “chính trị đời sống”, tức là làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Hồ Chí Minh phê phán việc lạm dụng quyền lực, lộng quyền trong quá trình lãnh đạo. Theo Người, ứng xử văn hóa của Đảng cầm quyền trong trường hợp này là phải đi vào đời sống thực tế, phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng; phải hiểu dân chúng; phải nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý, phải quan tâm đến dân sinh, dân trí, dân chủ, dân quyền, từ đó làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.

Ngồi ra, văn hóa ứng xử của Đảng cầm quyền còn thể hiện trong việc Đảng xử lý các mối quan hệ trong Đảng và ngoài Đảng. Đảng ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc, nghĩa là Đảng vừa tiêu biểu cho lợi ích giai cấp cơng nhân, vừa tiêu biểu cho lợi ích dân tộc. Văn hóa cầm quyền của Đảng là nhận thức đầy đủ mối quan

hệ giữa Đảng với dân tộc, với nhân dân. Cho nên, đầu tiên và trên hết vẫn

phải là “công việc đối với con người” [63, tr 503]. Bên cạnh những công việc hệ trọng như tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, trả lại phẩm giá cho mỗi con người, kiến thiết nền văn hoá mới, Đảng vẫn cần phải quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân. Làm được những điều này, Đảng ta đã thể hiện được một phong cách lãnh đạo thấm đẫm chất văn hóa và tính nhân văn, coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đó là sự thể hiện tính vượt trội về văn hóa mà khơng phải bất kỳ Đảng cầm quyền nào cũng làm được.

Đảng cầm quyền có vai trị lãnh đạo chứ khơng phải là cai trị. Bởi vậy,

phương pháp cầm quyền của Đảng là lãnh đạo nhân dân bằng cách thuyết

phục, cảm hóa, từ đó tạo ra quyền uy của Đảng chứ không phải bằng cách áp đặt quyền lực cho nhân dân. Từ rất lâu từ khi có chính quyền, năm 1939, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Đảng khơng thể địi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động

nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo” [54, tr 139].

Thơng thường, có hai cách lãnh đạo: 1- Lãnh đạo có văn hóa là khơng dùng quyền lực, mà bằng thuyết phục, cảm hóa thơng qua trí tuệ và cái tâm. Không dùng quyền lực mà có quyền uy. 2- Lãnh đạo dựa vào quyền lực. Trường hợp này rơi vào những người dốt nát, thiếu tâm, dưới tầm. Đây là lãnh đạo phi văn hoá.

Tư tưởng xuyên suốt trong phương pháp cầm quyền của Đảng mà Hồ Chí Minh nêu ra là phương pháp giáo dục, thuyết phục bằng nêu gương.

Nêu gương là phương pháp giáo dục, thuyết phục bằng sự thật, bằng hành động trực quan; là phương pháp tác động gây ấn tượng sâu sắc trong nhận thức, có sức thuyết phục, hướng dẫn hành động cao. Đó cũng là con đường không ngừng nâng cao uy tín thực của người lãnh đạo, của cán bộ, đảng viên nói chung. Qua nghiên cứu nhiều dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: “Nói chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [52, tr 263]. Bởi vậy, Người đòi hỏi hoạt động cầm quyền của Đảng Cộng sản ở một nước phương Đông như Việt Nam tất yếu phải thực hiện theo tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Bác Hồ dạy rằng: “Không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.

Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [56, tr 552]. Theo đó, mỗi cán bộ đảng viên phải làm kiểu mẫu về tư tưởng, đạo đức, thái độ trong công tác và đời sống, trong mọi lúc ở mọi nơi; nói phải đi đơi với làm để quần chúng noi theo. Nếu cán bộ đảng viên mắc vào chứng bệnh “nói một đằng làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ khơng

cịn là chiến sĩ tiên phong nữa, họ tuyên truyền cũng chẳng ai nghe nữa; và thực chất, họ đã tự tước mất vai trị lãnh đạo của mình.

Vì thế, muốn giữ vững và phát huy vai trò của Đảng cầm quyền thì trong mọi việc, cán bộ cần phải làm gương. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhất là cán bộ cao cấp, phải làm đầu tàu, làm gương mẫu, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ”, “đối với chữ CẦN, chữ KIỆM, chữ HY SINH, chữ CƠNG BẰNG, thì các bạn phải thực hành trước, phải làm gương cho dân chúng noi theo” [55, tr 94].

Người cũng dạy rằng: “Cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo là tấm gương của xã hội”. Tấm gương sáng sẽ hội tụ được nguyên khí quốc gia, lơi cuốn được tồn dân tộc. Tấm gương mờ sẽ làm lịng dân ly tán, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và chế độ mới. Tác dụng thúc đẩy và kìm hãm của hai tấm gương là mạnh như nhau. Trong đó, việc nêu gương về đạo đức là biểu hiện sinh động, cụ thể có ảnh hưởng bậc nhất trong văn hố cầm quyền của Đảng. Sinh thời, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở: Muốn thực sự làm người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải hết sức giữ gìn và nêu gương về mặt đạo đức. Bởi vì theo Người, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng không phải ở lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ thể và trực tiếp nhất là tấm gương của những người cộng sản đang cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân, đặc biệt là những người có chức có quyền.

Trong phương pháp cầm quyền của Đảng từ góc nhìn văn hóa, cịn một vấn đề rất quan trọng nữa là phương pháp dân chủ. Nói về phương pháp dân chủ trong công tác lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn như sau:

Trước hết lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Lãnh đạo là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Là người sáng lập và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hồ Chí Minh ln luôn quan tâm đến cách

lãnh đạo của cán bộ, đảng viên. Theo Người có hai cách lãnh đạo đối lập nhau, đó là lãnh đạo theo lối dân chủ và lãnh đạo theo lối quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Sự khác nhau của hai cách lãnh đạo trên thể hiện sự nhận thức về nguyên tắc cốt lõi trong lãnh đạo là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo khơng tập thể thì dẫn đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, mất dân chủ và kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ dẫn đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vơ chính phủ và kết quả cũng là hỏng việc. Từ đó Người khẳng định tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là

tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung và

Người coi đó là chế độ lãnh đạo dân chủ. Để đề phịng cách hiểu máy móc, hình thức chủ nghĩa về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Theo Người, khơng phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người có thể giải quyết được cũng đem ra bàn mới là tập thể lãnh đạo, đó là hiểu một cách máy móc. Song, việc nhỏ nhưng quan trọng vẫn cần tập thể bàn bạc, quyết định. Hồ Chí Minh giải thích rằng một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy, nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Gộp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề được thấy rõ mọi mặt. Những việc đã bàn kỹ, quyết định theo tập thể rồi thì phải giao cho cá nhân phụ trách, tránh sự đùn đẩy, tranh công đổ lỗi cho nhau. Người nhấn mạnh: Người cầm quyền, người lãnh đạo là được dân uỷ quyền. Họ sử dụng quyền lực được uỷ thác, nhưng lại cứ tưởng là quyền lực của cá nhân, bắt người khác phải phục tùng, kể cả những quyết định sai, đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, là cách làm phản dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cách làm thiếu dân chủ, tác phong độc đoán, chuyên quyền trong cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ quan liêu, độc đoán, chuyên quyền là mặt đối lập của dân chủ, là kẻ thù của dân chủ, nhưng lại là căn bệnh dễ mắc phải của lãnh đạo. Nguyên nhân sâu xa của căn bệnh ấy là do cán bộ xa dân, thiếu niềm tin ở quần chúng, đồng thời những cán bộ đó cũng

chưa đủ phẩm chất, năng lực làm việc, thực hiện dân chủ, không sẵn sàng chịu sự kiểm tra, giám sát, phê bình trực tiếp của dân, khơng lắng nghe ý kiến của dân. Do đó, thực hành dân chủ rộng rãi, xây dựng tác phong lãnh đạo dân chủ được Hồ Chí Minh xem là một biểu hiện của cách lãnh đạo có văn hóa.

Phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong lãnh đạo bao giờ cũng từ trong quần chúng ra và trở về nơi quần chúng. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở” để “hỏi dân, học dân và hiểu dân”, để “học cách so sánh của nhân dân”, “so đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học”. Cán bộ đi cơ sở cần phải “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, phải năng động, xơng xáo nắm bắt tình hình để xây dựng chương trình cơng tác, chứ khơng phải “đóng cửa lại viết chương trình, lập kế hoạch rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo”. Người cảnh báo không học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng, đó là sự sai lầm nguy hiểm, sẽ ln ln thất bại. Như vậy, điểm nổi bật của cách lãnh đạo dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng và tuyệt đối không theo đuôi quần chúng, nhưng việc gì cũng phải từ trong quần chúng mà ra.

Để thực hành phương pháp dân chủ trong hoạt động lãnh đạo, phải đồng thời đấu tranh chống mọi biểu hiện mất dân chủ trong xã hội. Thực hành dân chủ phải đi liền với chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng đạo đức cách mạng và khơng ngừng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hành dân chủ và chống quan liêu là hai mặt thống nhất của một vấn đề để phát huy quyền làm chủ của người dân.

Dân vận khéo là phương pháp thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ là việc của cả dân chúng chứ không phải việc của một, hai người. Trong phần kết thúc tác

phẩm Dân Vận (1949), Người lưu ý mọi cán bộ, đảng viên rằng: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng” [56, tr 699]. Trên thực tế, nhờ hiện tốt công tác dân vận mà hàng loạt các chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đơng đảo các tầng lớp nhân dân để làm nên chiến thắng của cách mạng.

Phương pháp có vai trị rất to lớn trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đường lối đúng quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng. Nhưng đường lối đúng được triển khai bằng một phương pháp không phù hợp thì cách mạng hoặc là dẫm chân tại chỗ, hoặc thậm chí đưa đến thất bại. Phương pháp dân chủ trong công tác lãnh đạo mà Hồ Chí Minh dày cơng xây dựng là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong văn hóa cầm quyền của Đảng ta.

Gắn liền với phương pháp dân chủ là phong cách dân chủ, hay phong cách làm việc dân chủ của Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh từng khẳng định “nước ta là nước dân chủ”, nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ và cách lãnh đạo phải dân chủ. Người lãnh đạo có phong cách dân chủ cũng chính là người biết thực hành dân chủ, sử dụng dân chủ như một “chìa khố vạn năng” để giải quyết mọi vấn đề. Phong cách dân chủ đòi hỏi cấp lãnh đạo phải làm sao để cán bộ cấp dưới, cán bộ bình thường và nhân dân có ý kiến thì dám nói ra, dám phê bình, khơng sợ bị trù dập. Người nhận xét: “Nếu ai nói chúng ta khơng dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta xét kỹ, thì có thật như thế.

Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và cán bộ, dù có ý kiến cũng khơng dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, khơng dám phê bình” [56, tr 699].

Người đã nêu lên những tác hại của tình trạng thiếu dân chủ. Nó gây nên sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới, giữa Đảng và quần chúng. Hậu quả là trong công tác thực tế, cấp lãnh đạo khơng thể hiểu rõ tình hình để đề ra chủ trương đúng đắn, cấp dưới thì thiếu tinh thần hăng hái và sáng tạo. Vì vậy, người thường nhắc cán bộ chớ nên “kiêu ngạo, tự tôn, tự đại” mà phải khiêm tốn, lắng nghe ý kiến cấp dưới, lắng nghe ý kiến của quần chúng mới phát huy được quyền dân chủ, mới tiếp thu được kinh nghiệm của quần chúng đông đảo. Người lãnh đạo có đức tính đó sẽ tập hợp được trí tuệ tập thể và đó là nguồn gốc của các quyết định khoa học, chính xác. Đó cịn là cơ sở để đồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về văn hóa cầm quyền của đảng cộng sản việt nam luận văn ths khoa học chính trị 60 31 27 (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)