7. Kết cấu của luận văn
1.3. Đặc trưng, đặc điểm của phát thanh và vai trò của phát thanh trong việc
1.3.2. Vai trò của phát thanh trong việc truyền thông về ATGT và VHGT
VHGT
Trước nhu cầu tiếp nhận thông tin nói chung ngày càng cao của công chúng, phát thanh cùng với các loại hình báo chí khác đã và đang chuyển đến cho thính giả mọi tin tức, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng…
Cùng với sự phát triển của các loại hình thông tin đại chúng khác thì phát thanh vẫn đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và thiết thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thực tế cuộc sống có những lúc chúng ta không thể sử dụng, xem được các chương trình của truyền hình, vì bận rộn. Nếu muốn xem chương trình truyền hình để biết các thông tin đã và đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày thì phải dừng công việc để vào xem tivi. Ngược lại, không phải ngừng công việc nhưng người ta cũng có thể nghe, tiếp nhận được những thông tin cần thiết nhờ radio một cách hết sức thoải mái và tiện lợi. Mỗi chúng ta chỉ cần có một chiếc radio nhỏ gọn thì dù ở bất cứ nơi đâu, trong lúc đang lái xe, đi xe đạp, xe buýt, vừa cày bừa và cả những người khiếm thị...cũng đều có thể nghe, tiếp nhận được những thông tin quan trọng đã, đang và sẽ xảy ra.
Có thể khẳng định rằng, thông tin phát thanh qua radio đã giữ được vai trò là người đồng hành hữu ích trong cuộc sống của chúng ta, nó đã giúp cho con người trong các thập kỷ qua luôn giữ được mối liên hệ với thế giới để biết được những biến đổi sâu sắc của cuộc sống, trong và ngoài nước. Vì thế, công chúng luôn luôn coi chiếc radio là người bạn tri âm và không phân biệt lứa
tuổi, giới tính, nghề nghiệp và đẳng cấp. Sức hấp dẫn của phát thanh không chỉ ở việc dễ dàng nhận thông tin ở bất cứ điều kiện công việc nào trong cuộc sống, mà còn ở sự tiện lợi, rẻ tiền để sử dụng; ít hạn chế về không gian, kỹ thuật đơn giản và chất lượng âm thanh hiện đại.
Thông qua phát thanh, các nội dung về an toàn giao thông và văn hóa giao thông sẽ được chuyển tải tới người nghe radio như các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đàng và Nhà nước về an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; các nội dung về tình hình tai nạn giao thông để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông. Từ đó, các đối tượng tiếp nhận thông tin coi đó là những vấn đề bức thiết cần quan tâm.
Cùng với đó, quá trình này tạo nên mối quan hệ tương tác qua lại giữa người đưa ra các thông tin và người nhận thông tin, cũng chính từ đây sóng phát thanh thực sự trở thành là cầu nối. Hơn nữa, đây là một quá trình tương tác để đi đến sự hiểu biết, chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng các ngôn từ nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết và điều chỉnh hành vi của cuộc sống, mục đích cuối cùng là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông cho mọi đối tượng.
Trong thời gian qua, hệ thống các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Phát thanh – truyền hình địa phương đã xây dựng nhiều chương trình và dành nhiều thời lượng để phát sóng các nội dung về ATGT. Qua đó, kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, nhất là những hành vi chạy quá tốc độ, đua xe trái phép, đánh võng, chở quá số người quy định… Bên cạnh đó, là phát hiện, nêu gương các cá nhân, tập thể trong việc chấp hành, điều hành tốt pháp luật giao thông. Chính quyền tại nhiều địa phương còn tổ chức các hoạt động truyền thông về an toàn giao thông qua hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã, phường, thị
trấn, khu đông dân cư, trên các tuyến đường nhằm tạo ra phong trào toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông một cách rộng khắp.
Với những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm ATGT những năm gần đây, có thể thấy rằng, phát thanh là phương tiện truyền thông quan trọng để góp phần thông tin, truyền thông về ATGT và VHGT, qua đó, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các qui định về Luật giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.