7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về ATGT và
3.2.2. xuất giải pháp vi mô
Nâng cao chất lượng nội dung thông tin
Sự quan tâm và tham gia tích cực của thính giả đối với các sản phẩm phát thanh là một thành công lớn của kênh VOV Giao thông. Vì thính giả có vai trò đặc biệt, họ chính là người trực tiếp tiếp thu và thẩm định nội dung, tỷ lệ người nghe là tiêu chí quan trọng xác định vị thế của Đài. Thời gian tới, Kênh VOV Giao thông cần tiếp tục phát triển theo hướng “Lấy thính giả là mục tiêu và đối tượng”.
Theo đó, nội dung của Kênh VOV Giao thông phải thay đổi theo nhu cầu của thính giả, phù hợp tối đa với nhu cầu thính giả. Việc thay đổi cách thức thể hiện thông tin sao cho kịp thời, “nóng” và “mới” hơn, đa dạng, phong phú hơn nữa là việc làm cần thiết và cấp bách khi thực tế chất lượng các chuyên mục truyền thông về ATGT và VHGT đang có dấu hiệu bão hòa.
Bên cạnh đó, nội dung cần được truyền tải trên cơ sở phù hợp với thời lượng phát sóng và tâm lý thính giả. Ví dụ với chuyên mục có thời lượng 5 phút thì không được ôm đồm đề tài quá to tát hoặc phải chia nhỏ đề tài để thực hiện; mặt khác, nội dung cũng không được vụn vặt quá mà không thành một vấn đề đáng được đề cập. Điều này phụ thuộc rất lớn vào bản thân các phóng viên, vào sự chủ động tìm tòi, phát hiện và sáng tạo của phóng viên.
Nâng cao hình thức thể hiện
Yêu cầu quan trọng là phải nâng cao khả năng truyền tải thông tin của người dẫn chương trình trên kênh VOV Giao thông đến với thính giả. Đội ngũ người dẫn chương trình, đặc biệt là những MC trẻ cần thường xuyên học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ trong việc thể hiện các nội dung sao cho phù hợp và hấp dẫn.
Nâng cao hình thức thể hiện bao gồm cả việc khai thác, sử dụng âm thanh, tiếng động hiện trường; sử dụng thể loại, cách thức truyền tải thông tin và việc trình bày nội dung. Trong đó, cần chú trọng việc khai thác và sử dụng tiếng động sao cho gần gũi, sinh động và chân thực nhất.
Sử dụng âm nhạc trong các chuyên mục cũng nên được khuyến khích, tuy nhiên phải tùy thuộc vào từng đề tài, trong đó chuyên mục Văn hóa giao thông có nhiều cơ hội sử dụng hơn. Với những phóng sự chân dung hoặc bài viết đi vào chiều sâu, có tiết tấu thì việc sử dụng âm nhạc rất phù hợp và có hiệu quả. Còn những vấn đề thời sự thì không phù hợp sử dụng âm nhạc vì nó có thể làm loãng thông tin, làm phân tâm thính giả. Đây là những vấn đề mà nếu được khắc phục thì các chuyên mục sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Sáng tạo của bản thân những người thực hiện chuyên mục cũng là vấn đề cần đặt ra. Việc sáng tạo trong thể hiện nội dung cần được khuyến khích để những người thực hiện tìm tòi và thể hiện chuyên mục theo các cách mới hấp dẫn hơn, thu hút người nghe hơn. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra những tiêu chí để sự sáng tạo không được vượt qua ranh giới này.
Các thể chính luận (bình luận, xã luận, chuyên luận...) cần được sử dụng nhiều hơn trong các chuyên mục về ATGT và VHGT để tạo ra định hướng dư luận xã hội tốt hơn. Nếu người thực hiện chuyên mục chưa thể thực hiện được bài bình luận như mong muốn thì có thể “đặt hàng” các viết này cho chuyên mục của mình.
Tiểu kết chương 3:
Chương 3 của luận văn đã phân tích những nguyên nhân thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác truyền thông về ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông. Các giải pháp được đưa ra bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô, trên cơ sở so sánh, đánh giá thành công và hạn chế của nội dung thông tin cũng như hình thức thể hiện các chuyên mục truyền thông về ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông hiện nay. Trong đó, hai giải pháp có ý nghĩa quan trọng là cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và sắp xếp, quy hoạch bộ máy, quy trình sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn bởi đây là hai yếu tố quyết định trực tiếp tới nội dung của các chương trình, chuyên mục.
Từ việc phân tích và đề xuất các giải pháp bám sát thực tiễn, những giải pháp được nêu trong chương 3 sẽ góp phần thiết thực để những người sản xuất nội dung của kênh VOV Giao thông có những điều chỉnh, cải tiến thích hợp hướng tới mục đích cao nhất là hiệu quả truyền thông, góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
KẾT LUẬN
Hiện nay, phát thanh vẫn được coi là loại hình truyền thông có khả năng thu hút một lượng công chúng rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Phát thanh với những ưu thế riêng có của mình đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác Và, việc truyền thông về ATGT và VHGT trên sóng phát thanh, đặc biệt là trên một kênh thông tin chuyên biệt như kênh VOV Giao thông sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực.
Luận văn "Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV Giao thông” qua khảo sát 2 chuyên mục: Tiêu điểm giao thông, Văn hóa giao thông từ 1/2013 – 12/2013 đã được thực hiện một cách toàn diện - từ việc phân tích nội dung, hình thức, qui trình sản xuất... đến việc đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác truyền thông về ATGT và VHGT của kênh VOV Giao thông.
Nghiên cứu đã cho thấy, trong bối cảnh mà vấn đề an toàn và văn hóa giao thông là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội thì các chuyên mục của kênh VOV Giao thông đã có những đóng góp tích cực trong việc thông tin và nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về đảm bảo TTATGT. Bên cạnh những điều đã làm được, các chuyên mục của kênh VOV Giao thông còn tồn tại những hạn chế về nội dung lẫn hình thức thể hiện và phương thức sản xuất.
Với mục tiêu nghiên cứu đề ra là góp phần nâng cao chất lượng truyền thông về ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông, luận văn đã nêu ra những đề xuất có tính khả thi cao trong thực tiễn như: nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự; sắp xếp quy hoạch bộ máy và quy trình sản xuất; cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường sự phối hợp giữa kênh VOV Giao thông với các cơ quan hữu quan và giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư...
Là một người đang trực tiếp làm công tác sản xuất nội dung tại kênh VOV Giao thông, người viết rất mong muốn những giải pháp nêu trên sẽ được triển khai trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông của các chương trình, chuyên mục hiện có của kênh VOV Giao thông cũng như phát triển thêm nữa các chuyên mục về nội dung này trong thời gian tới.
Hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những người đang công tác tại kênh VOV Giao thông, cho các bạn đồng nghiệp ở các cơ quan báo, đài và các phương tiện truyền thông đại chúng có nhiệm vụ thực hiện truyền thông về ATGT và VHGT. Việc khảo sát, nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu cấp bách của thực tiễn hoạt động phát thanh trong công tác truyền thông về ATGT và VHGT. Tuy nhiên, luận văn chắc chắn còn có những thiếu sót và những nội dụng chưa được đề cập tới, nên hy vọng, đề tài này sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong những công trình nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Thị Anh, Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh 2. Nguyễn Huy Bằng (2001), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Vũ Anh Dũng (2002), Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. TS.Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nhà xuất bản Văn hoá- Thông tin.
5. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn.
6. Nguyễn Văn Dững (2012), Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Đại học Quốc gia Hà Nội, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), “Nghiên cứu định hướng xây dựng kênh phát thanh thương mại của Đài TNVN”.
9. Đài Tiếng nói Việt Nam-Tổ chức SIDA (2005), Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp, Bộ Văn hóa - Thông tin.
10. Lê Đình Đạo (2007), “Một số giải pháp đổi mới các hệ phát thanh ở Đài TNVN”, Trung tâm RITC.
11. Giáo trình Báo chí phát thanh (2002), Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành.
12. Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2007), Nâng cao chất lượng biểu dương và phê phán của báo chí trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, NXB Hà Nội.
13. GS.TS Vũ Văn Hiền (2005) “Nghiên cứu tổng kết 60 năm phát thanh Việt Nam”.
14. GS.TS. Vũ Văn Hiền, TS. Đức Dũng (2007), Phát thanh trực tiếp, Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành.
15. Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia (2003), Báo chí với trật tự An toàn giao thông, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 16. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
17. Đoàn Quang Long (1992), Nghiệp vụ phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh, NXB Thông tin.
18. Tiến sỹ Trần Văn Luyện (2003), Trật tự An toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và Giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, NXB Văn hóa Thông tin. 20. Luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – công tác biên tập (Trần Hậu Thái dịch), NXB Thông tấn.
22. Marray Masterton, Roger Patching (2004), Cẩm nang báo chí phát thanh, Ban quan hệ quốc tế - Đài Tiếng nói Viêt Nam biên tập và hiệu chỉnh. 23. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông, (2013), “Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương -Thực trạng và giải pháp” trong giai đoạn 2011-2013.
25. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Đài Tiếng nói Việt Nam (2002), Báo Phát thanh, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
26. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia. 27. Th.S Vũ Minh Tuấn (2011), Nghiên cứu phát triển Kênh VOV Giao
thông quốc gia.
28. Phạm Ngọc Trung (Chủ biên) (2012), Văn hóa Giao thông, Nhà xuất bản Hà Nội.
29. Thủ tướng Chính phủ (27/4/2001), Chỉ thị số 08/2001/CT-TTg về việc tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
30. Từ điển Bách khoa Công an Nhân dân (2000), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (2001), Bàn về giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông, Tài liệu tập huấn của Uỷ ban An toàn giao thông, Hà Nội.
32. V.V.Xmirnốp (2004), Các thể loại báo chí phát thanh (Đào Tấn Anh dịch), NXB Thông tấn.