Các chính sách khuyến khích KH& CN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực công nghệ nhằm khai thác hiệu quả hệ thống phát hình công nghệ số hóa tại HTV 002 (Trang 66 - 72)

2.2.6 .Năng lực đổi mới

2.4.3. Các chính sách khuyến khích KH& CN

Chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch với một Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số tạo sự thuận lợi trong việc thu hút nhân tài (công khai tuyển dụng trên các thông tin truyền thông báo, Đài về điều kiện dự tuyển, chuyên môn nghiệp vụ, số lƣợng, chức danh cần tuyển...).

Bằng việc thực hiện chính sách xã hội hóa, Đài đã tận dụng đƣợc nguồn nhân lực xã hội nhằm tập hợp những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản xuất ra một loại hàng hóa đặc biệt, chính là các sản phẩm truyền hình, ƣu điểm lớn là kích thích mọi nhân lực KH&CN đều phải cố gắng phấn đấu liên tục để hoàn thành nhiệm vụ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm để không bị lạc hậu với công nghệ truyền hình hiện đại, điều này xuất phát từ những tính đào thải tự có, bởi một khi nhân lực không đáp ứng hoặc không theo kịp yêu cầu công việc thì tất nhiên sẽ bị đào thải, góp phần giản lƣợc nhân sự không cần thiết, chỉ tập trung vào những ngƣời thật sự có tay nghề và khả năng thích nghi với công việc, tạo nên một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.

Kết luận Chƣơng 2

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI và nhu cầu thông tin của công chúng sẽ tạo điều kiện cho truyền hình khẳng định đƣợc vai trò tạo lập và định hƣớng dƣ luận xã hội. Phƣơng thức truyền thông ngày càng phát triển trong xu thế phát triển chung của ngành báo chí. Đặc biệt là truyền hình, một chƣơng trình tổng hợp mang tính xung kích không kén chọn khán giả và phù hợp nhiều lứa tuổi. Cùng với xu hƣớng phát triển của công nghệ truyền hình nói chung ,Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đã và đang quan tâm đến một số điểm sau đây:

- Xây dựng đội ngũ những ngƣời làm truyền hình vững vàng về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức trong sáng, có chuyên môn nghiệp vụ cao, sớm tiếp cận với phƣơng thức và phƣơng tiện làm báo hiện đại.

- Đầu tƣ trang thiết bị, máy móc tiên tiến, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thực hiện tốt các chƣơng trình truyền hình trực tiếp.

- Tăng thời lƣợng, chất lƣợng, tần xuất các chƣơng trình truyền hình trực tiếp nhằm thu hút công chúng từ đó thu hút nhiều nguồn tài trợ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách .

- Đổi mới công nghệ phải bắt kịp tiến bộ khoa học: Mục đích của việc đổi mới thiết bị công nghệ trong đơn vị là thay thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn, ƣu việt hơn, có khả năng tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Chính vì thế, khi thực hiện hoạt động đầu tƣ đổi mới đơn vị cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ tính năng kỹ thuật cũng nhƣ mức độ tối tân của công nghệ sắp đầu tƣ. Việc điều tra, nghiên cứu này sẽ giúp đơn vị tránh đƣợc việc đầu tƣ vào những công nghệ lạc hậu, làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tƣ.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ HỆ THỐNG PHÁT HÌNH CÔNG NGHỆ SỐ HÓA

3.1 Hoạch định kế hoạch nâng cao năng lực công nghệ tại HTV

Đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất kế hoạch và tiến hành đào tạo cho các đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ truyền hình số mặt đất cho các đơn vị phát sóng tại HTV [9,tr 5]

+ Xây dựng các trung tâm quản lý, bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống truyền hình số Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc để đào tạo cán bộ sau đại học, đào tạo chuyên gia, cán bộ chuyên môn có trình độ cao. + Ƣu tiên bố trí nguồn lực tài chính, con ngƣời cho công tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ ứng dụng các dịch vụ mới trên hệ thống truyền hình

+ Nghiên cứu và đƣa vào thử nghiệm các ứng dụng truyền hình HDTV, truyền hình tƣơng tác trên các kênh truyền hình số mặt đất, ứng dụng truyền hình lai ghép (Hybrid TV).

+ Nghiên cứu thực hiện sản xuất chƣơng trình ứng với các định dạng màn hình khác nhau (Máy thu hình dùng trong gia đình, máy tính xách tay, điện thoại di động – mobileTV, thiết bị cầm tay khác).

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác trao đổi kinh nghiệm về nội dung chƣơng trình, kỹ thuật sản xuất, truyền dẫn phát sóng và khoa học công nghệ với các Đài truyền hình, các tổ chức Phát thanh Truyền hình, các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình, các công ty cung cấp và sản xuất thiết bị trong khu vực và trên thế giới để từng bƣớc làm chủ về công nghệ.

+ Thuê tƣ vấn nƣớc ngoài để hỗ trợ xây dựng và quy hoạch mạng đơn tần toàn quốc cũng nhƣ các mạng đơn tần khu vực.

Nhằm thực hiện quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020, Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) cũng đã có những bƣớc chuẩn bị từ rất sớm nhằm đầu tƣ mạnh mẽ và toàn diện cho hạ tầng truyền dẫn, phát sóng công nghệ số.

Tháng 08 năm 2012, HTV đã thành lập công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV. Là doanh nghiệp trực thuộc Đài truyền hình TP.HCM với nhiệm vụ trọng tâm hoạt động trong lãnh vực truyền dẫn – phát sóng bao gồm nhiều hạ tầng nhƣ truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình internet. Sự ra đời của HTV-TMS là bƣớc phát triển mới của HTV, đáp ứng quy hoạch về quản lý phát thanh truyền hình của Chính Phủ, phục vụ nhu cầu phát triển và hội nhập, đồng hành với chiến lƣợc phát triển bền vững của Đài truyền hình TP.HCM trong giai đoạn mới. Với vai trò là doanh nghiệp truyền dẫn của Đài truyền hình TP.HCM, HTV-TMS sẽ là đơn vị trực tiếp triển khai và vận hành mạng truyền hình số mặt đất khu vực Nam Bộ.

Thừa kế năng lực kỹ thuật, tài chính và nhân lực từ HTV có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực truyền dẫn và phát sóng; HTV-TMS đảm bảo việc triển khai dịch vụ truyền hình số mặt đất sẽ theo đúng lộ trình mà Chính phủ đã đề ra. Theo tính toán thiết kế, vùng phủ sóng của hệ thống truyền hình số mặt đất (mạng đơn tần SFN) sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Nam Bộ gồm 17 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ƣơng là TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ, theo chuẩn DVB-T2, nhằm tận dụng tốt tài nguyên tần số, truyền dẫn đƣợc nhiều kênh chƣơng trình trên một tần số. Tiêu chuẩn thiết kế mạng SFN về phía đầu thu đảm bảo tín hiệu đƣợc thu tốt bởi anten trong nhà đối với môi trƣờng đô thị, anten ngoài trời đối với khu vực nông thôn. Theo kết quả tính toán mô phỏng vùng phủ sóng, mạng truyền hình số mặt đất của HTV khi đƣợc triển khai hoàn thiện vào năm 2015 sẽ phủ sóng đƣợc 58 ngàn km2 tƣơng đƣơng 90.4% diện tích khu vực, cấp tín hiệu truyền hình đến hơn 30 triệu ngƣời dân, chiếm hơn 93% cƣ dân khu vực Nam bộ.

Một trong những tiêu chí quan trọng mà HTV đặt ra khi thiết kế mạng là tận dụng tối đa các hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực có sẵn ở các địa phƣơng. Các đài thuộc khu vực Nam bộ có thể tham gia vào mạng truyền dẫn bằng phƣơng thức hợp tác sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật nhƣ nhà trạm, cột, anten phát sóng, hệ thống máy phát cho đến con ngƣời vận hành, khai thác hệ thống. Các hình thức liên kết, hợp tác căn cứ theo tình huống cụ thể sẽ có chính sách phù hợp: có thể là hợp đồng thuê hạ tầng kỹ thuật và nhân sự khai thác vận hành; hoặc hợp tác đầu tƣ cùng vận hành khai thác; hoặc đơn thuần TMS cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho các Đài. Điều này sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ xây dựng mạng, tận dụng đƣợc nguồn lực sẵn có ở các đài. Giải quyết đƣợc phần nào bài toán về cơ sở vật chất và nhân sự dôi dƣ của các đài khi ngƣng phát sóng truyền hình analog .

Về phần nội dung truyền dẫn, HTV-TMS sẽ ƣu tiên phát sóng các kênh chƣơng trình của những địa phƣơng nằm trong vùng phủ sóng theo nguyên tắc chia sẻ tài nguyên và chi phí vận hành, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các đài tham gia vào mạng SFN. HTV có Hệ thống tổng khống chế đƣợc dùng chung cho cả 4 hạ tầng truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình mặt đất và truyền hình Internet, đảm bảo sự đồng nhất về chất lƣợng tín hiệu trên nhiều hạ tầng truyền dẫn cùng lúc. Việc kiểm tra chất lƣợng kỹ thuật tín hiệu đƣợc thực hiện liên tục ở tất cả các khâu truyền dẫn phát sóng, đối với các chƣơng trình truyền dẫn nhằm cam kết chất lƣợng tín hiệu tốt nhất. Những đài đã tham gia vào mạng truyền hình cáp của HTVC và truyền hình hệ tinh HTV, khi tham gia vào mạng SFN sẽ không phải chi phí truyền dẫn tín hiệu từ đài về HTV nữa, điều này cũng tiết kiệm khá nhiều cho các đài. Tất cả các chƣơng trình trên dịch vụ truyền hình số mặt đất ở giai đoạn đầu sẽ đƣợc phát theo chuẩn SD-MPEG4. Các đài có nhu cầu phát sóng HD đều có thể tham gia gói dịch vụ HD với chi phí tƣơng ứng với băng thông sử dụng. .[ 10,tr 3]

Tuy chỉ mới ở giai đoạn xây dựng, đề án truyền hình số mặt đất khu vực Nam Bộ của HTV đã nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của các đài trong khu vực. Tính đến nay đã có hơn 12 đài PT-TH khu vực Nam Bộ cùng ký kết biên bản hợp tác phát triển mạng truyền hình số mặt đất với HTV. Khi tham gia mạng SFN, các đài sẽ mở rộng vùng phủ sóng, đƣa chƣơng trình của mình vƣơn ra toàn bộ khu vực Nam Bộ, sẽ tăng đƣợc lƣợng khán giả xem đài. Đây là điều kiện tốt cho tất cả các Đài tham gia mạng truyền dẫn vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đồng thời có thể tiếp cận các cơ hội của thị trƣờng quảng cáo và truyền thông. Các đài tham gia mạng truyền hình số mặt đất của HTV hầu nhƣ không phải bỏ ra chi phí đầu tƣ mà chỉ đóng góp hạ tầng hoặc chi phí truyền dẫn và phát sóng, HTV-TMS đảm bảo rằng nếu những đài phải đóng góp chi phí truyền dẫn và phát sóng thì chi phí sẽ bằng hoặc nhỏ hơn chi phí vận hành phát sóng hiện nay của các đài. Trong quá trình xây dựng đề án, HTV cũng có một số ý kiến đề xuất đối với

Bộ Thông tin và truyền thông và Cục Tần số nhƣ sau :

1. Căn cứ theo dự thảo Quy hoạch kênh tần số truyền hình mặt đất đến năm 2020 thì tại khu vực Nam Bộ có từ 1 đến 2 doanh nghiệp truyền dẫn khu vực. Tuy nhiên số lƣợng kênh tần số quy hoạch cho khu vực này cũng chỉ có 2 kênh tần số. Số lƣợng kênh tần số nhƣ vậy không đủ truyền dẫn tất cả các kênh chƣơng trình của đài khu vực. Do vậy, nên chăng chỉ quy hoạch 1 doanh nghiệp kinh doanh truyền dẫn tại khu vực và tăng số lƣợng kênh tần số cho doanh nghiệp này. Điều này sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ ban đầu cho doanh nghiệp, tận dụng đƣợc các hạ tầng kỹ thuật sẵn có của các đài, tăng khả năng hoàn vốn cho doanh nghiệp.

2. Theo Thông tƣ số 09/2012/TT-BTTTT của Bộ trƣởng Bộ thông tin và Truyền thông, về việc ban hành danh mục 10 kênh chƣơng trình truyền hình trong nƣớc phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và yêu cầu các doanh nghiệp truyền hình trả tiền truyền tải đầy đủ các kênh này. Đối với truyền hình số mặt đất, theo dự thảo quy hoạch hiện nay đã có ba đơn vị cung cấp dịch vụ

truyền hình số mặt đất toàn quốc là VTV, VTC và AVG. Các đơn vị truyền dẫn quốc gia này đã phát sóng miễn phí và đầy đủ 10 kênh chƣơng trình thiết yếu của quốc gia thì việc bắt buộc các doanh nghiệp truyền dẫn khu vực phát sóng lại các kênh chƣơng trình quốc gia là không cần thiết, gây tốn kém chi phí đầu tƣ và lãng phí về mặt tần số. Trên đây là sơ thảo kế hoạch phát triển mạng truyền hình số mặt đất tại khu vực Nam Bộ, cùng một số ý kiến đề xuất của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) về lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng. HTV cũng hy vọng thông qua hội nghị này Bộ TT-TT, Cục Tần số sớm có định hƣớng về việc quy hoạch vùng và doanh nghiệp truyền dẫn khu vực; để các đài địa phƣơng có thể nhanh chóng thực hiện đúng tiến độ theo lộ trình số hoá truyền hình của chính phủ. Có thể nói trong lịch sử phát triển của truyền hình từ khi chuyển từ truyền hình đen trắng sang truyền hình màu thì việc ngƣng phát sóng analog sang phát sóng số sẽ là một bƣớc chuyển rất quan trọng với nhiều tác động sâu rộng.

Nhận thức rõ đƣợc các thuận lợi cùng những khó khăn, HTV cùng với các đài trong khu vực sẽ có sự hợp tác tốt nhất về thiết bị, công nghệ để thực hiện tốt và đúng quy hoạch của chính phủ, bắt kịp đƣợc xu hƣớng phát triển của công nghệ thế giới. Đây cũng là thời cơ và thách thức để HTV cũng nhƣ các đài có sự thay đổi, tăng cƣờng sự liên kết, tạo tiền đề cho việc phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực công nghệ nhằm khai thác hiệu quả hệ thống phát hình công nghệ số hóa tại HTV 002 (Trang 66 - 72)