Lựa chọn các tiêu chí để lựa chọn côngnghệ phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực công nghệ nhằm khai thác hiệu quả hệ thống phát hình công nghệ số hóa tại HTV 002 (Trang 72)

2.2.6 .Năng lực đổi mới

3.2 Lựa chọn các tiêu chí để lựa chọn côngnghệ phù hợp

3.2.1.Định hƣớng truyền hình phân giải cao

Hiện nay vòng đời của một công nghệ ngày càng ngắn do tốc độ phát triển công nghệ ngày càng cao. Vì thế, để đạt đƣợc hiệu quả và tính kinh tế cao nhất trong đầu tƣ công nghệ, đồng thời tránh bị lạc hậu công nghệ trong lĩnh vực truyền hình Đài phải thƣờng xuyên làm công tác hoạch định, cập nhật và điều chỉnh chiến lƣợc phát triển công nghệ mới cho phù hợp, mà tại thời điểm cụ thể hiện nay đó là tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ truyền hình hiện đại trên thế giới, ứng

dụng truyền thông đa phƣơng tiện và công nghệ thông tin trong lĩnh vực truyền hình thông. Nhận thức vai trò quan trọng của công nghệ trong việc tạo ra những chƣơng trình có chất lƣợng cao, các đơn vị kỹ thuật của HTV luôn chủ động áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới vào quy trình sản xuất, lƣu trữ, khai thác và phát sóng. Hiện nay các đơn vị kỹ thuật của HTV đã hoàn thiện đƣợc quy trình sản xuất số ở tất cả các công đoạn từ ghi hình, biên tập đến lƣu trữ và phát sóng hoàn toàn bằng file. Các định dạng file phục vụ công tác sản xuất và truyền dẫn cũng đã đƣợc tiêu chuẩn hóa và sử dụng thống nhất.

Nhằm nâng cao chất lƣợng kỹ thuật của các chƣơng trình truyền hình, HTV cũng đã đầu tƣ hệ thống thiết bị kỹ thuật đồng bộ hƣớng đến việc sản xuất và phát sóng các chƣơng trình truyền hình độ phân giải cao ( HD – High Definition) nhằm đáp ứng nhu cầu thƣởng thức sản phẩm văn hóa ngày càng khắt khe của khán giả. Phù hợp với xu thế phát triển công nghệ và sự cá nhân hóa việc xem truyền hình, HTV đã sớm quan tâm đến việc phát sóng trên nhiều hạ tầng nhằm phục vụ khán giả mọi lúc, mọi nơi, vào lúc họ có nhu cầu xem chƣơng trình. Hiện nay HTV đã phát triển đƣợc các hạ tầng truyền dẫn phát sóng nhƣ sau: truyền hình quảng bá (analog) mặt đất, truyền hình số mặt đất, truyền hình qua vệ tinh (DTH), truyền hình cáp (analog và số), truyền hình qua mạng internet…

-Tiếp tục nghiên cứu và làm chủ kỹ thuật nén file theo chuẩn H.264, đây là yếu tố kỹ thuật then chốt của đề tài với yêu cầu là file thành phẩm phải có dung lƣợng thấp nhất nhƣng vẫn phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật khi phát sóng.

-Thử nghiệm dịch vụ 3G của các nhà mạng viễn thông để tìm dịch vụ cho khả năng kết nối 3G với tốc độ nhanh nhất, đặc biệt là hƣớng upload. Thử nghiệm các thiết bị cho phép ghép nhiều sim 3G của các nhà mạng khác nhau để nâng băng thông upload.

3.2.2.Tiêu chí chọn lựa công nghệ

Hiện nay, trên thế giới công nghệ này đã khá phổ biến và có nhiều hãng sản xuất nên việc tìm ra trang thiết bị đáp ứng nhu cầu không gặp nhiều khó khăn. Nhƣng việc tìm ra các hãng sãn xuất có giải pháp toàn diện và đã có uy tín trên thị trƣờng, từ đó chọn lựa cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của HTV là điều không dễ dàng, các trang thiết bị cần đòi hỏi chất lƣợng và tính ổn định cao. Việc lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Việc đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ là đòi hỏi khách quan nhƣng nếu xét trên giác độ sử dụng tài chính thì hoạt động đầu tƣ này chính là các quyết định đầu tƣ dài hạn, đầu tƣ không chỉ cho hiện tại mà phải đón đầu đƣợc những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tƣơng lai và cần có một nguồn vốn lớn. Vì vậy, để đi đến một quyết định đầu tƣ đòi hỏi đơn vị phải cân nhắc kỹ lƣỡng hàng loạt các vấn đề chi phối trực tiếp đến quyết định đầu tƣ của đơn vị.

Tính hiệu quả của dự án đầu tƣ: Hoạt động đầu tƣ dài hạn luôn chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro. Trƣớc khi quyết định nên hay không nên thực hiện một dƣ án đầu tƣ dài hạn thì mỗi đơn vị phải xác định đƣợc độ chắc chắn của dự án đầu tƣ, phải dự toán đƣợc sự biến động trong tƣơng lai về chi phí đầu tƣ bỏ ra, thu nhập nhận đƣợc từ dự án đầu tƣ, lãi tiền vay và thuế, khả năng tiêu thụ sản phẩm…để thấy đƣợc tính khả thi của dự án. Vì vậy, phân tích tính khả thi của dự án đầu tƣ là công việc phải đƣợc tiến hành rất kỹ lƣỡng, tỷ mỉ, khoa học trƣớc khi thực hiện dự án đầu tƣ.

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ luôn luôn thay đổi, nó có thể là thời cơ đối với những đơn vị biết đón trƣớc và nắm lấy nó nhƣng nó cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với các đơn vị nếu sự tính toán, dự báo của đơn vị thiếu chính xác. Khi thực hiện dự án đầu tƣ cần phải tính đến những tiến bộ trong tƣơng lai của khoa học công nghệ đối với những thiết bị mình sẽ đầu tƣ, từ đó có thể xác định chính xác trọng tâm cũng nhƣ cách thức đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Trong đầu tƣ đôi khi đòi hỏi đơn vị phải dám chấp nhận sự mạo hiểm để có thể tung

ra thị trƣờng những sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao bằng cách tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học công nghệ để đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên sự mạo hiểm này phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng và có nhiều khả năng thành công. Thị trƣờng và sự cạnh tranh: Một dự án đầu tƣ chỉ có thể đƣợc chấp nhận khi nó có khả năng tạo ra lợi thế cho đơn vị trong cạnh tranh, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ngày càng phong phú và khắt khe của thị trƣờng. Vì vậy, khi đƣa ra một quyết định đầu tƣ đòi hỏi đơn vị phải căn cứ vào tình hình hiện tại của bản thân đơn vị, tình hình cạnh tranh giữa các đơn vị cũng nhƣ dự đoán diễn biến tình hình thị trƣờng trong tƣơng lai để lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ thích hợp.

Khả năng tài chính của đơn vị: Đơn vị không thể tiến hành các dự án đầu tƣ khi nó nằm ngoài khả năng tài chính của mình. Hoạt động đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ luôn mang tính hai mặt. Một mặt, nó đem lại diện mạo mới, tạo ta lợi thế trong cạnh tranh và uy tín cho đơn vị. Mặt khác, đó là hoạt động đầu tƣ cho tƣơng lai, luôn chứa đựng những rủi ro và mạo hiểm. Một cơ cấu tài chính vững chắc sẽ là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại của đơn vị. Chính vì vậy công tác đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ phải quan tâm tới tình hình tài chính tại thời điểm đầu tƣ, trong quá trình đầu tƣ, hiệu quả của hoạt động đầu tƣ. Có nhƣ vậy đơn vị mới tránh đƣợc những cú sốc về tài chính do hâu quả của hoạt động đầu tƣ sai lầm gây ra.

Nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tƣ là rất lớn, nó phát sinh liên tục. Tình trạng chung tại các đơn vị hiện nay là nguồn vốn tự có rất hạn hẹp và thƣờng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Vì vậy, để có đủ vốn thực hiện hoạt động đầu tƣ thì đơn vị phải huy động thêm vốn từ các nguồn khác là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi huy động các nguồn vốn đơn vị cần lƣu ý một số vấn đề sau:

+ Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn là cần thiết nhƣng phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc tài chính nhƣa: Không huy động vốn ngắn hạn để đầu tƣ

dài hạn, lƣợng vốn vay vƣợt quá xa so với lƣợng vốn tự có dẫn tới hệ số nợ lên cao và có thể mất khả năng thanh toán.

+ Chi phí sử dụng vốn: Đơn vị khi huy động vốn cần so sánh giữa chi phí sử dụng vốn và kết quả thu đƣợc từ việc sử dụng vốn vay đó. Mặt khác, thời gian vay phải phù hợp với thời gian khấu hao, với chu kỳ luân chuyển của TSCĐ đƣợc hình thành từ vốn vay.

Ngoài ra còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hƣởng tới quyết định đầu tƣ đổi mới máy móc, thiết bị tại đơn vị nhƣ: các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, tính rủi ro của hoạt động đầu tƣ….

Nhƣ vậy, để việc huy động vốn đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ đúng hƣớng, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trƣớc khi thực hiện các dự án đầu tƣ đơn vị cần nghiên cứu kỹ các vấn đề đã đựơc đề cập ở trên. Đó chính là cơ sở quan trọng để đƣa ra những quyết định đầu tƣ đúng hƣớng đảm bảo sự thành công của hoạt động đầu tƣ.

- Kết nối đƣợc với trang thiết bị tại các khu vực hiện có trong HTV.

- Hệ thống thiết bị đầu tƣ sử dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo không bị lạc hậu trong vòng 5-10 năm tới, thiết kế hệ thống mở phù hợp với việc nâng cấp sau này. - Hệ thống phải đảm bảo tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến phát sóng, tính tƣơng thích và thống nhất giữa phần cứng và phần mềm.

- Các thiết bị đƣợc đầu tƣ phải đảm bảo mới 100%, các dòng sản phẩm đƣợc lựa chọn phải nằm trong kế hoạch của nhà sản xuất ít nhất cho tới khi kết thúc thời hạn bảo hành, cần phải kết hợp với công nghệ mạng tốc độ cao và các phần mềm sử dụng dữ liệu để xây dựng nên một chu trình làm việc hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống phát sóng. Đây là khẳng định quan trọng mang tính cốt lõi để triển khai các phƣơng án thiết kế hệ thống về sau.

3.3.Đào tạo nhân lực kịp thời với công nghệ đầu tƣ

3.3.1.Đội ngũ nhân lực KH&CN

Truyền hình là ngành có đặc thù riêng nên trong công tác sử dụng KH&CN đòi hỏi phải có những ngƣời nắm đƣợc kiến thức cả về chuyên môn cũng nhƣ về công nghệ. Nếu nhƣ nắm về kinh tế, kỹ thuật thì vẫn chƣa đủ, ngƣời sử dụng về nội dung, biên tập cũng phải hiểu rõ về qui trình công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và tính kinh tế cao. Hiện nay, nhân lực KH&CN hoạt động trong tổ chức R&D nằm rải rác ở các bộ phận chuyên môn của Đài, họ vừa làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, vừa làm công tác nghiên cứu ở một mảng nội dung, kinh tế hoặc kỹ thuật do mình phụ trách. Đội ngũ này sẽ đƣợc chọn lọc và tập hợp thành nhóm khi bắt đầu một dự án và giải tán khi dự án kết thúc. Thế mạnh của việc học tập ngay trong vị trí làm việc, trong sự phản hồi từ những sự việc đang thực hiện, trong sự tiếp xúc, trao đổi không chính thức giữa các đồng nghiệp và đối tác… không đủ bù đắp cho sự đào tạo bài bản, chính qui, chuyên nghiệp và chuyên sâu. Vì thế, việc không có đội ngũ chuyên gia của một tổ chức R&D chính qui mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời có tính đa dạng và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ truyền hình để phối hợp với các nhân lực đến từ đơn vị chuyên môn khi tiếp nhận chuyển giao dây chuyền công nghệ từ nƣớc ngoài sẽ có khả năng gặp các khó khăn sau: sự nhuần nhuyễn trong phối hợp công tác của nhóm làm dự án mới đƣợc thành lập, không tập trung đầy đủ nhân lực có đủ năng lực, sự không đồng đều về trình độ của đội ngũ và cuối cùng là khi đã hoàn thành dự án và chuyển giao lại cho đơn vị thụ hƣởng nhóm thực hiện dự án sẽ giải tán để thực hiện nhiệm vụ khác sẽ làm cho khả năng làm chủ công nghệ đƣợc chuyển giao dựa trên các tiêu chí về năng lực vận hành, năng lực duy tu, bảo dƣỡng, năng lực cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ… trở nên khó khăn.

- Hoạch định chiến lược phát triển công nghệ mới một công việc phục vụ cho sự phát triển bền vững. Hiện nay vòng đời của một công nghệ ngày càng ngắn do tốc

độ phát triển công nghệ ngày càng cao. Vì thế, để đạt đƣợc hiệu quả và tính kinh tế cao nhất trong đầu tƣ công nghệ, đồng thời tránh bị lạc hậu công nghệ trong lĩnh vực truyền hình Đài phải thƣờng xuyên làm công tác hoạch định, cập nhật và điều chỉnh chiến lƣợc phát triển công nghệ mới cho phù hợp, mà tại thời điểm cụ thể hiện nay đó là tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ truyền hình hiện đại trên thế giới, ứng dụng truyền thông đa phƣơng tiện và công nghệ thông tin trong lĩnh vực truyền hình thông qua hoạt động của tổ chức R&D Đài.

- Tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề bức xúc về công nghệ, kỹ thuật của Đài để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình. Nhƣ đã phân tích, chƣơng trình truyền hình chính là sản phẩm của các dây chuyền công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình. Vì thế, việc hợp lý hóa qui trình sản xuất ứng với một dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm truyền hình có chất lƣợng về mặt nội dung và kỹ thuật sẽ giải quyết nhu cầu phát triển của Đài.

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Thực hiện đào tạo lại, đào tạo dài hạn các chuyên môn thuộc lĩnh vực truyền hình. Sau giai đoạn đào tạo mang tính dàn trải, phổ cập để hoàn thành bƣớc đầu tiên và cơ bản trong việc làm chủ công nghệ truyền hình đƣợc chuyển giao đó là khả năng vận hành dây chuyền thì phải làm công tác đánh giá, sàn lọc và tập trung đào tạo chuyên sâu cho những nhân lực nổi trội. Trong từng giai đoạn khác nhau, công tác đào tạo sẽ qui hoạch, chọn lọc và mang đến những nhân lực có năng lực phù hợp.

+ Bồi dƣỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, phóng viên và kỹ thuật viên nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về tƣ tƣởng

+ Đào tạo trong nƣớc: tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kỹ thuật, phóng viên, biên tập, quay phim thông qua các khóa đào tạo bồi dƣỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn.

+ Đào tạo nƣớc ngoài: tiếp cận, học tập các hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ sản xuất, phƣơng pháp sử dụng truyền hình, học tập các mô hình tập đoàn truyền thông ở các nƣớc tiên tiến, các tập đoàn truyền hình hiện đại. Cử Cán bộ tham gia các khóa đào tạo dài hạn về truyền thông theo diện đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của Ủy ban nhân dân thành phố.

Xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực từ khi hình thành dự án và kết hợp nhân lực của đơn vị trực tiếp khai thác sử dụng hệ thống sau khi đƣợc đầu tƣ cùng tham gia một số công việc sử dụng dự án, tiến hành đấu thầu theo đúng các quy định của Nhà nƣớc. Thành lập các nhóm chuyên gia, phụ trách các công việc khác nhau của dự án. Tổ chức thực hiện đào tạo đội ngũ đạo diễn, biên tập, kỹ thuật viên và ngƣời sử dụng nhằm nâng cao khả năng sử dụng điều hành các công việc đƣợc giao. Tránh tình trạng còn ngƣời sử dụng thì không đƣợc đào tạo phù hợp với công việc đƣợc bố trí.

3.3.3.Chương trình đào tạo :

+ Kỹ thuật viên :

Lắp đặt, kết nối các bộ phận của hệ thống.

Vận hành các máy tính, server lƣu trữ, Tape Library. Giám sát hoạt động của hệ thống.

Phƣơng pháp khắc phục một số sự cố cơ bản.

Có khả năng xác định sự cố để nhờ tƣ vấn từ nhà cung cấp thiết bị. Bảo trì hệ thống.

+ Biên tập viên :

Nắm vững qui trình làm việc của hệ thống.

Hiểu đƣợc các thông tin (metadata) cần phải có khi tiến hành đăng ký phát sóng. Sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan.

+ Ban phụ trách :

Nắm vững qui trình làm việc của hệ thống.

Hiểu đƣợc các thông tin (metadata) liên quan đến tiết mục đƣợc đăng ký. Sử dụng thành thạo các phần mềm kiểm duyệt tiết mục phát sóng.

Có khả năng truy xuất, tìm kiếm thông tin trong CSDL. + Kỹ sƣ Công nghệ thông tin :

Nắm vững hạ tầng mạng máy tính kết nối các hệ thống với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực công nghệ nhằm khai thác hiệu quả hệ thống phát hình công nghệ số hóa tại HTV 002 (Trang 72)