Con ngƣời dƣới nhiều góc nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 40 - 46)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG VĂN XUÔI HOÀNG

2.2.2. Con ngƣời dƣới nhiều góc nhìn

Không chỉ bám sát hiện thực đời sống và soi chiếu hiện thực đó dưới nhiều góc nhìn, HPNT còn hướng ngòi bút của mình vào thế giới tâm hồn của con người dưới nhiều góc nhìn khác nhau: con người với danh phận và lý tưởng sống; con người với nỗi buồn, nỗi cô đơn; con người với sự sống và cái chết; con người và những hành trang cuộc đời.

Đã một lần sinh ra trong trời đất, ai cũng hằng mong "Phải có danh gì với núi sông" (Nguyễn Công Trứ). Hiếu danh khác với hư danh: “Chỉ hư danh mới là cạm bẫy nguy hiểm, còn hiếu danh lại là một động cơ tâm lý tích cực, thúc đẩy sự nghiệp cống hiến của một con người như món quà tặng mang tên của chính mình, tức là sự nổi tiếng. Gã hư danh tìm vinh quang giống như người đi tìm lượm của rơi, còn người-nổi-tiếng làm ra cái tên của mình bằng chất liệu nhọc nhằn của người thợ xây cất lâu đài” [18, tr.90]. Do dó, khát vọng lưu danh của con người là chính đáng. Người Trung Quốc dùng hình ảnh dấu chân chim hồng trên tuyết, còn người phương Tây dùng hình tượng đôi dép Empédocle để chỉ danh tiếng: “trước khi trở về với hư vô, vẫn cần phải để lại dấu vết của mình trên mặt đất, chính là tên tuổi của mình” [23, tr.130]. Khát khao vậy nhưng hành trình của con người vẫn là đường mòn “cát bụi trở về cát bụi” và tên tuổi bị phủ mờ bụi thời gian không ai còn “nhớ mặt đặt tên”. Có chăng chỉ là số ít! Xã hội phong kiến đã lùi xa, nhiều vua chúa, quan nọ quan kia tên tuổi cũng lu mờ, còn lại là: Nguyễn Trãi với lý tưởng nhân nghĩa đã khiến ông mạnh hơn cái chết; Nguyễn Huệ với “lý tưởng anh hùng” và "một sức suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới" [20, tr.225]; Nguyễn Công Trứ với chí nam nhi “mang đầy đủ dấu ấn của giấc mơ hùng tráng của thời đại ông lớn lên” [20, tr.71] và giấc mơ ấy vẫn vi vút cùng gió thông reo giữa bầu trời vĩnh hằng;... Họ là những con nguời đã sống hết mình, thậm chí đánh đổi cả tính mạng của mình để vẹn toàn lý tưởng đã chọn vì dân, vì nước. Khi đất nước đứng trước bọn xâm lược phương Tây xa lạ, hung hãn với những vũ khí tối tân, chính những con người Việt Nam nhỏ bé bằng sức mạnh của lý tưởng, của niềm tin đã làm nên những chiến thắng chấn động địa cầu. Danh

và Tổ quốc. Trong cuộc đời thường, những người nổi tiếng lưu danh mà HPNT nhắc đến trong tác phẩm của mình là những văn nghệ sĩ đã đem cái đẹp đến cho đời qua tác phẩm nghệ thuật của họ. Đó là Trịnh Công Sơn, Lê Bá Đảng, Ngô Kha, Bùi Giáng,… Phải chăng “nghệ thuật là cái chống lại định mệnh” như André Malraux đã định nghĩa? Đọc ký HPNT viết về những con người lý tưởng lưu danh ở đời, ta gặp một điểm chung giữa họ là tất cả đều có “một ý niệm rỗng không về vật chất” [23, tr.139]: Nguyễn Trãi sau những năm tháng hào hùng cũng quay về với cuộc sống thanh bần: “làm bạn với người đánh cá, lao động với thôn dân, thả rau muống ở ao nhà, cuốc đất chùa ươm mồng tơi, đốt củi bách pha trà và nấu canh bằng trái núc nác,…” [20, tr.189]; Nguyễn Công Trứ đến khi về hưu cũng chỉ có “hai bàn tay sạch đến không chỗ nương thân, cụ phải sống nhờ ở chùa trong núi Hồng Lĩnh, sau đó về làng dựng ba gian nhà tre nghèo xác” [20, tr.237]; Hoàng Diệu: "khi mất cũng “không để lại tài sản gì khác ngoài mấy thứ vũ khí chiến đấu lưu truyền cho con cháu” [19, tr.453]; Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa mà tên tuổi được nhiều người trong và ngoài nước ngưỡng mộ thì “không có nhà cửa nguy nga, không của cải vật chất và không có vợ con riêng” [23, tr.139];... Những tấm gương ngời sáng về danh trong ký HPNT cũng chính là cái nhìn của tác giả về con người và chữ danh. Danh không phải là chức tước, địa vị với những lầu son gác tía, tiền vàng chất ngất mà nhiều người vẫn mê muội đánh đổi tất cả để có. Danh chỉ là “một cáitên để lưu truyền cho hậu thế” [23, tr.139] bởi “Di sản đẹp nhất là một cái tên được tôn kính” (Victor Hugo) và: “Cái tên” là một tòa nhà còn mãi, trong đó cư ngụ đời sống vĩnh hằng của một con người sau khi chết.” [23, tr.138]. Chỉ một chút tên gửi lại đời nhưng đó không phải điều đơn giản mà trong muôn vàn mới có một người làm được với nhiều yếu tố như nghị lực sống, tài năng, tấm lòng, và một lý tưởng sống chân chính, cao cả.

Là người nghệ sĩ tự trong tâm hồn đã bảng lảng nỗi buồn và cô đơn nên HPNT dễ đồng cảm với nỗi niềm đó của biết bao người. Đọc ký của ông, ta không chỉ thấy những bức tranh hiện thực về đời sống hàng ngày mà còn gặp những bức tranh về bao cảnh đời, bao tâm trạng gắn với nỗi buồn, nỗi cô đơn: Cuộc đời mẹ E (Miếng trầu đỏ) cô đơn trong cái nghèo và sự vắng vẻ, hiu hắt: “Căn nhà tỏa ra vẻ hiu quạnh quen thuộc của những làng quê Việt Nam trong chiến tranh,…” [19, tr.170]; mẹ Ngành (Ca dao và mẹ) trong căn nhà trống chỉ có con gà quạ và chiếc hố sao sa bầu bạn;... Đặc biệt, “nỗi cô đơn chính là vực thẳm linh hồn mà nghệ thuật cần đạt tới, như đạt tới chân thân của mình, để từ đây biết khước từ mọi ảo tưởng cuộc đời” [20, tr.298] nên những văn nghệ sĩ trên trang ký của HPNT hầu hết là những con người cô đơn: Bùi Giáng là “người của “nỗi cô đơn

không thèm nói ra” [20, tr.318]; Nguyễn Trọng Tạo “người ham chơi” “dông dài suốt đời mình” cũng có lúc phải quay về với chính cõi lòng mình và “chợt khám phá ra nỗi cô đơn nguyên ủy của con người” [20, tr.387]; Trịnh Công Sơn với nỗi buồn thấm lịm trong từng ca từ, nỗi cô đơn vây bủa suốt cuộc đời phiêu lãng;... Nhìn con người gắn với nỗi buồn và nỗi cô đơn nhưng không bao giờ là ủy mị đến tuyệt vọng bởi tiềm tàng trong tâm hồn HPNT là một nghị lực sống phi thường, một tình yêu tha thiết đối với cuộc đời. Vì thế, ta gặp một nét chung đối với tất cả các số phận mang nỗi buồn và cô đơn trên trang văn của ông chính là những tia hi vọng ngời sáng, ấm áp. Mẹ E (Miếng trầu đỏ), sống trong căn nhà hiu quạnh nhưng đó là “vẻ hiu quạnh đầy những nỗi hy vọng đang được ấp ủ. Giống như cây đèn dầu con con mà mẹ để lại kia, vầng sáng nhỏ chỉ vừa soi mặt người, cạn rồi lại rót, suốt mấy chục năm trường” [19, tr.170]; mẹ Ngành cũng là bao

“bà mẹ quê vẫn ấp iu con gà mái, trong niềm hy vọng cuối cùng, rằng một ngày kia nó sẽ sinh nở ra con đàn cháu đống, và mẹ sẽ được đổi đời” [24, tr.58]; hay, với “nỗi cô đơn

không thèm nói ra” một mình mang nặng trong tâm hồn nỗi u uất nhưng cả gia tài của

Bùi Giáng là những câu thơ say lòng người và hơn nữa, “đỡ đầu cho nỗi cô đơn của ông” đã có những lời tha thiết: “Đừng tuyệt vọng nghe không? - Còn mãi đây - Trang thơ thắm lại với đời hồng” [20, tr.319]; cũng vậy, cuộc đời nhiều nỗi buồn cô lẻ nhưng Trịnh Công Sơn vẫn tự nhủ: “Đừng tuyệt vọng tôi ơi”... Những cảnh đời cô đơn cũng là những ngọn lửa khát vọng sống luôn âm ỉ trong mỗi tâm hồn và vì thế người với người cảm thông, gần gũi nhau hơn. “Vâng, nhân loại ở đâu cũng gặp nhau trong khát vọng sống” [24, tr.61]. Dòng sống hiện đại hối hả nhiều khi con người quên mất thế giới nội tâm phong phú của mình bởi như một nghịch lý là càng hiện đại, người ta càng cảm thấy thiếu thời gian, không có những phút giây lắng lọc lòng mình để chiêm nghiệm: “cái cảm nhận sâu thẳm của người trèo núi ngồi nghỉ mệt trên bờ vực…” [23, tr.84].

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ HPNT: “thấm đẫm triết học về cái chết... thơ anh buồn một nỗi buồn đứt ruột... Đấy là thơ của cõi âm...” [98]. Với hồn thơ đó, khi viết những trang ký, ông không chỉ nói về sự sống mà cũng nói rất nhiều về cái chết. Khi con người được sinh ra để bắt đầu sự sống, thì: “sinh mở đầu cho một chuỗi yếu tố gọi là khổ đế nên cũng không phải là điều đáng ước muốn” [23, tr.15]. Xuất phát từ cái nhìn này theo quan niệm của đạo Phật, HPNT đã “đọc Vị Tế bằng nỗi xúc động thật sự như đọc một bài thơ cuộc đời; bởi nó phát đi một dự báo đầy lo âu về cuộc hành trình mà con người phải vượt qua suốt cõi nhân sinh: rằng, có một dòng sông đang ở phía trước, và đừng quên rằng anh là một người chưa qua sông” [18, tr.138]. Ông nhìn mỗi

cuộc đời con người là một hành trình không bao giờ dừng. Sống trên đời không phải là “yên nghỉ” mà luôn luôn là sự vận động qua muôn nẻo đường đời, là hành trình lo âu không ai biết trước ngày mai ra sao, chỉ biết rằng anh phải “lên đường” với một dòng sông đang chờ ở phía trước. Thế nhưng dù sao, sự sống vẫn là đáng quý, là bài ca muôn thuở mà mỗi người xuất hiện trên cõi đời đã, đang và sẽ viết dài thêm đến bất tận... Còn “đáng buồn nhất là cái chết (Tử)” [23, tr.17]. Cái chết đáng sợ vì chết đồng nghĩa với sự quên lãng và hư vô. Tuy nhiên, có những sự sống đã khiến con người “chết chỉ là thể xác, còn là tinh anh”. Đó là những cuộc đời đã sống có ý nghĩa và coi cái chết thật nhẹ nhàng. Nhà văn cho ta thấy nhiều cuộc đời - sự sống - cái chết như vậy: bị triều đình nhà Lêđưa “ra pháp trường bằng Lệnh Xé Xác” [20, tr.193], nhưng Nguyễn Trãi “vẫn mới mẻ đến ngày sau (...) trở thành một con người mạnh hơn cái chết” [20, tr.208]; Nguyễn Huệ cũng là người vì dân với những suy nghĩ luôn mới, vĩnh hằng cùng đất nước, đất trời... Đặc biệt, những năm kháng chiến chống xâm lược hào hùng của dân tộc, đã có biết bao "cái chết hóa thành bất tử". Trong chuyến về thăm lại làng Trà, HPNT đã xúc động trước nấm mồ của người cách mạng với cái chết thảnh thơi: “Thảnh thơi vì trong hành động quyết định sau cùng, anh đã không hề tính đến một sự bù đắp nào khác (...) Thảnh thơi không phải như sự giải thoát của linh hồn, mà như sự bay đi của ánh sáng" [19, tr.156]. Đó cũng là cái chết thảnh thơi của biết bao nhiêu người đã không tiếc máu xương của mình. Họ về ngủ trong lòng đất mẹ bất tử như vầng trăng sáng vĩnh hằng trên bầu trời… với bức thông điệp gửi đến hậu thế: "phải sống như thế, sống như chưa bao giờ biết đến sự huỷ diệt, như là con người không thể chết, và đầy tự giác về cái lẽ tồn tại của mình” [19, tr.156]. Nỗi khát khao về Vĩnh Hằng thường khiến con người đau đớn quặn lòng. Nhưng, là người từng trải vàhiểu sâu sắc lẽ đời, HPNT có cái nhìn thật điềm tĩnh đối với sự hữu hạn của đời người: “đừng tưởng rằng người là con rắn lột da sống đời cho những tham vọng vô ích! Hãy vui vẻ nhận lấy một chỗ ngồi đầy nắng ấm bên lề bãi biển cuộc đời và hãy biết nheo mắt âu yếm nhìn một nhân loại trẻ trung ríu rít đi qua” [18, tr.254+255]. Cuộc đời chính là cuộc chơi và trên “sân cỏ - cuộc đời”, con người sống trong đời cần phải “biết rút lui đúng lúc, biết con người có hạn và biết nhường quang vinh lại cho thế hệ trẻ” [18, tr.281], đừng “đánh đu với danh vọng”, “làm như không biết tuổi già là gì”. “Người ta là hoa đất”, con người là tinh hoa của đất trời nên hãy sống sao cho giống bông hoa đỏ thắm mà nhà văn đã gặp trên bước đường kháng chiến "sống để dâng hiến cho cuộc đời một trái tim đỏ thắm, rồi im lặng chết (...) sống để hoàn thành hành động dâng hiến trái tim mình cho Tổ quốc” [24, tr.151+152]. Như vậy,

HPNT đã nhìn sự sống, cái chết bằng tâm cảm, sự thấm thía nỗi đời của người nghệ sĩ và cái thăm thẳm sâu xa của triết học. Từ đó, những trang văn của ông gần gũi và đồng cảm hơn với nhiều tâm hồn độc giả. Không tô vẽ màu hồng cho sự sống, cũng không nhìn tuổi già, cái chết một chiều bi quan, những trang văn xuôi của HPNT là điệu hồn chắt lắng, đong đầy sự từng trải của ông như những lời thủ thỉ nhẹ nhàng, thấm thía khiến người ta không chỉ đọc mà còn cảm, còn say...

Phiêu lãng “ham chơi” hết miền đất này đến miền đất khác, HPNT đã mang nặng những hành trang cuộc đời để dẫu đi đâu về đâu vẫn một lòng với quê hương, với cái đẹp cho đời. Những hành trang đó được tác giả gửi gắm vào trang văn như như lời chia sẻ thiết tha với cuộc đời. Tuổi thơ đã đi qua và nếu thờ ơ vô tình mải mê theo dòng cuộc sống xô bồ, con người dễ đánh mất những năm tháng vàng ngọc đó. Đối với HPNT, ông dành cho ký ức tuổi thơ của mình nỗi nhớ da diết và sự nuối tiếc khôn nguôi "một hạnh phúc óng ả không bao giờ thấy lại” [19, tr.813]. Trang văn của ông vì thế cứ đau đáu hoài niệm khôn khuây với tuổi thơ đã đi qua. Từng trang, từng trang tuổi thần tiên lung linh, trong sáng, hồn nhiên như chưa bao giờ xa. Tuổi thơ với thế giới của những câu chuyện cổ của bà, của mẹ; với những trò chơi dân dã; những ngày khoảnh khắc ngắm trăng sao, bầu trời lung linh;… khiến mỗi trẻ nhỏ được sống trong một thế giới có diệu kỳ. Và, tất cả sẽ theo ta suốt chặng đường đời "giống như viên ngọc xá lợi của đức Phật (...) giúp ta giải mã những bí ẩn của cuộc đời bằng ánh sáng riêng của nó (...) như những thiên thể định hướng không bao giờ tắt” [24, tr.225]. Đó là ánh sáng của niềm tin vào sự chiến thắng, thăng hoa của cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống và hơi thở ấm áp, gần gũi “sâu dày ngàn vạn năm của điều mà ta gọi là “văn hóa dân tộc” [18, tr.116]. “Thời gian qua đi, người ta lớn lên và bỏ lại đằng sau những mảnh tan vỡ của một thế giới tinh khôi mà ta đã biết từ thuở bé” [24, tr.220]. Bao hối hả lo toan trong cuộc sống đưa con người xuôi hành trình về tuổi già bỏ lại sau lưng một chân trời ấu thơ xa lắc lơ nhưng mãi là hành trang mà ai mang theo suốt cuộc đời mới có thể sống đẹp hơn… Huế là nơi gắn bó máu thịt với HPNT cả cuộc đời nhưng quê cha đất tổ nhà văn là miền sơn cước xóm Mộ - Quảng Trị. Sống ở đó một thời gian ngắn chưa đầy hai năm tuổi thơ mà hình ảnh làng quê thân thương vẫn theo suốt chặng đường đời ông. Nên, suốt cuộc đời, người con dù xa quê vẫn chắt lắng từng giọt sữa tinh thần của quê cha đất tổ để sống và cống hiến, bởi theo tác giả: "bao nhiêu nguồn cội văn hóa, bao nhiêu vốn kiến thức dân gian về văn chương, mỹ thuật v.v… tôi thu lượm được trong cuộc sống đều đã được ươm mầm từ ngôi làng nhỏ bé ấy” [24, tr.124]. Quê hương vì thế không chỉ là cái nôi ấp ủ ta

trong yên ấm bình an mà còn là cái nôi văn hóa góp phần hình thành nên đời sống tinh thần của mỗi con người. Hơn nữa, hai tiếng “quê nhà” thân thương chính là nơi để chúng ta biết mình là ai giữa bộn bề cuộc sống này. Nhờ có làng quê, dù bước chân trên bất cứ nẻo đường phương trời nào, chúng ta cũng thuộc về một "tọa độ" nào đó để "không trở thành một vật vô định trong không gian, hay là đám rong rêu bồng bềnh trên mặt đại dương” [24, tr.124]. Trong nhiều bài ký của HPNT, ta cũng gặp những tấm lòng sâu nặng đối với quê hương. Đó là những cụ già sống bên hồ Gươm: "xa hồ Gươm họ không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)