Những góc nhìn khác về hiện thực đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 25 - 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG

2.1.2. Những góc nhìn khác về hiện thực đời sống

Trang ký của HPNT không chỉ tái hiện chân thực hành trình của đất nước từ những năm đau thương chiến tranh đến thời bình hiện đại mà còn soi chiếu cuộc sống theo nhiều góc nhìn khác nhau. Đó là hiện thực đời sống qua dòng chảy của lịch sử, văn hóa và thiên nhiên. Nếu những trang văn tái hiện chiến tranh và muôn nỗi bức xúc thời bình của HPNT giàu tính thời sự, và tính chiến đấu thì khi soi chiếu hiện thực theo những góc nhìn trên, nhà văn lại khơi nguồn từ cảm hứng trữ tình miên man cảm xúc mà lắng sâu những ngẫm suy thâm thúy.

Dòng thời gian chảy trôi đẩy lùi năm tháng thành lịch sử với biết bao thăng trầm hưng phế. Lịch sử in dấu trên hình sông thế núi và “nén chặt trong những di tích”. HPNT đã thắp lửa câu văn để hành trình ngược trở lại quá khứ, tìm về cội nguồn giúp ta sống sâu sắc hơn với cuộc sống hiện tại.

Trước hết là lịch sử của kinh đô Huế, nơi nhà văn gắn bó, đã hiện lên đậm nét qua nhiều bài ký như: Trung tâm thành Châu Hóa, Chuyện nhà Nguyễn, Tính cách Huế, Ai đã đặt tên cho dòng sông,... Qua đó, chúng ta thấy cả một quá trình hình thành và phát triển của đất kinh kỳ mộng mơ, trầm mặc. Rõ hơn cả là lịch sử về vương triều Nguyễn

qua sự ghi ơn của tác giả đối với những vị vua chúa đã có công với Huế. Đặc biệt, tiếp cận từ chiều sâu lịch sử, bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? chứa đựng những giá trị về lịch sử của sông Hương và kinh thành Huế. Đây là dòng sông mang sứ mệnh lịch sử trấn giữ, yểm trợ cho dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược. Sông không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn âm vang hào hùng “là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách để biến mình làm một chiến công” [19, tr.323]. Dọc theo năm tháng thời gian: “dòng sông viễn châu đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại” [19, tr.322], rồi tiếp đến “thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó đã sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ mười chín với máy của những cuộc khởi nghĩa và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám

với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó vào mùa Xuân năm Mậu Thân” [19, tr.322]. Đó

cũng là bề dày của lịch sử dân tộc Việt Nam dựng nước và giữ nước; là con người Việt Nam anh dũng kiên cường nhưng muôn thuở yêu hoà bình “súng gươm vứt bỏ lại hiền

như xưa”…

Đi nhiều, HPNT được “nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại; từ nắm tro bếp thuở Vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản…” [18, tr.20]. Nhưng, là người “vẫn thường tiếp cận lịch sử bằng văn hoá tâm cảm” [18, tr.236], ông đã có những hướng nhìn lịch sử vừa thực, vừa mang màu sắc tâm cảm, tâm linh tạo nên nét đặc trưng riêng cho trang văn của mình. Nhà văn có thể “ăn bánh xu xuê, nhìn các cô gái quan họ đẹp như tiên lắc lắc nhịp đôi nhịp ba, lại xem tranh Hứng dừa của làng Đông Hồ” [18, tr.235] mà luận ra cái xứ Thậm Thình trong truyền thuyết xưa kia chính là xứ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bây giờ; hay khi cầm trong tay một viên gạch di tích có thể nghe được “tiếng ngân âm u từ trong lòng nó” rồi “linh cảm ra âm thanh mã hóa của mấy trăm năm chinh chiến giữ nước” [18, tr.20]; và nghe điệu Lý Qua Đèo, mà nhận thấy điệu lý “đồng vọng cả vận mệnh lịch sử của dân tộc” [18, tr.305];...

Luôn lên đường với những cuộc hành trình “đi tìm cội nguồn” nên đặt chân đến địa danh nào, HPNT cũng thường chú tâm tìm hiểu về lịch sử ở đó. Vì thế, không phải nhà sử học nhưng trang văn của HPNT in đậm nỗi niềm trăn trở khơi tìm, lí giải để thấu hiểu lịch sử. Theo bước chân nhà văn, ta có thêm kiến thức về lịch sử những miền đất, ngọn núi, dòng sông như: lịch sử của đất Gò Nổi - quê hương người anh hùng Hoàng

Diệu (Đứa con phù sa), miền đất Quảng Nam có rượu Hồng Đào nổi tiếng (Rượu Hồng

Đào chưa nhắm đã say), Mũi Cà Mau bạt ngàn rừng đước rừng mắm (Mũi Cà Mau); lịch

sử của dòng sông Thu Bồn (Đứa con phù sa), sông Lô (Miền gái đẹp); lịch sử của ngọn núi Bài Thơ (Núi Bài Thơ), núi Dục Thuý (Núi Dục Thúy);...

Dẫu lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt là một thiên anh hùng ca bất tận nhưng qua những trang ký của HPNT, ta được gặp không ít những con người đã làm nên lịch sử. Đặc biệt với cách nhìn của ông, ta gặp lại tư tưởng thân dân bởi theo nhà văn, làm nên lịch sử cũng chính là những người nông dân: “Thử giở lại lịch sử xem lại, nghìn năm từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Thằng Bờm nông dân - quạt mo ấy đã bao phen dứng lên khởi nghĩa, đưa ra đỡ lấy tên đạn ...” [18, tr.37]. Thời gian qua đi, tên tuổi, chiến công, và cả những đau thương mất mát dần lắng xuống, có những trang sử đã nhuốm màu huyền thoại, truyền thuyết nhưng vẫn còn đó là những di tích, di vật trường tồn cùng hình sông thế núi và ghim giữ trong trái tim triệu triệu người: “lịch sử vẫn lóe sáng trong tâm thức mỗi con người, nhiều khi bằng những động chạm rất khẽ, giống như những người già trên núi lấy lửa từ trong đá” [19, tr.835]. Sống cuộc sống hiện đại hôm nay, soi lại quá khứ qua trang văn HPNT, chúng ta thêm “ý thức cội nguồn, chân lý lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người” [18, tr.20].

Như vậy, có thể thấy, HPNT đã nhìn quá khứ bằng con mắt tâm cảm, tâm linh nhưng không chút huyền ảo, diệu vợi, xa xăm. Bởi, lịch sử trên trang văn của ông trở nên hữu hình qua những di tích và hình sông thế núi, luôn gắn với hiện tại.

Văn hoá không chỉ là bộ mặt mà còn là linh hồn của mỗi quốc gia. Bằng tình cảm của mình đối với văn hóa dân tộc, HPNT đã viết những trang văn đẹp lung linh sắc màu văn hóa và truyền cho ta tình yêu thật tự nhiên, tha thiết đối với nét đẹp của dân tộc mình bởi, nói “những dấu tích của văn hóa truyền thống, những góc hồn quê của dân tộc mà nếu không có cây bút minh triết bậc thầy như Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi lại thì sẽ ít người biết đến và chẳng bao lâu bị mai một” [106, tr.18].

Nhiều bài ký của ông chính là hành trình văn hóa đưa ta về cội nguồn: “Văn hóa

Việt Nam, cội nguồn của nó được hàm dưỡng lưu niên trong các ngôi làng Việt Nam

[20, tr.107]. Nhà văn đã chứng minh điều này qua hành trình đến với văn hóa của nhiều làng quê, nhiều vùng miền. Đó là không khí náo nức, giục giã lòng người vào mùa lễ hội ở châu thổ sông Hồng, có những lễ hội “mở liên tục trong ba ngày, có cờ người, chọi gà, đô vật, diễn tuồng, hát quan họ trên thuyền rồng,…” [18, tr.239]. Tuy chỉ là một hội làng

nhưng qua đó chúng ta thấy được những nét văn hoá sinh hoạt tinh thần của cha ông bao đời với điệu hồn Bắc Việt ấm áp. Quả là nơi đó “chất ngất ngàn năm biết bao điều lớn lao để cho đời sau chiêm nghiệm!” [18, tr.242]. Mỗi làng quê có những đặc trưng văn hóa riêng của mình. Hành trình về làng, chúng ta mới thấy văn hóa đâu phải là cái gì trừu tượng mà chính là những truyền thống, mỹ tục tốt đẹp gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Đó là “những Ngôi Làng Văn Hóa nổi tiếng: Làng nấu rượu ngon, làng ca hát, làng vẽ tranh, làng đúc đồng, làng trồng hoa… Sản phẩm của những ngôi làng như thế vừa là hàng hóa vừa là văn hóa…” [18, tr.154].

Người ta vẫn thường biết đến Huế: “là một trung tâm văn hóa có thực (...) một truyền thống văn hóa nghệ thuật hoàn chỉnh riêng, một hệ thống ngữ âm và ngữ sắc riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua những tập quán ăn ở và thờ kính riêng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí, cách xây dựng nhà cửa và đô thị riêng; từ đó người ta thường nói đến một lối sống kiểu Huế” [20, tr.7].Trở về với Huế, HPNT đã viết những trang ký đậm sắc màu văn hóa kinh đô không chỉ bằng kiến thức uyên sâu mà bằng tất cả tấm lòng của người con đối với mảnh đất gắn bó máu thịt thiêng liêng. Đối với ông, “cái có thể nhìn thấy bằng tâm thức, đó chính là văn hóa” [18, tr.22+23]. Vì thế, văn hoá Huế được nhà văn chiêm cảm sâu sắc qua di tích, thiên nhiên sông nước và lối sống Huế. Những di tích lăng tẩm rêu phong không chỉ là nét hồn u trầm của cố đô mà “phản ánh rất rõ bản chất triết - mỹ học của người Việt" [18, tr.21]. Dòng sông Hương là dòng thơ trữ tình chảy trôi giữa trang thơ đất trời Huế và cũng là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” đã khai sinh và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa đặc trưng cho Huế. Đó là dòng sông của nhiều lễ hội mà ấm áp mà đẹp hơn cả chính là lễ hội hoa đăng thắp sáng muôn nghìn ánh lửa từ ngọn đèn hình đài sen như cầu nối thiêng liêng, ấm áp giữa thực và ảo; là môi trường sinh tồn của nền âm nhạc cổ điển Huế: “toàn bộ nền âm nhạc

cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước sông này… của những mái chèo khuya…”

[19, tr.320]; và, cũng “có một dòng thi ca về sông Hương” đã tràn chảy tự xưa xa, in bóng dáng của đại thi hào Nguyễn Du với một phiến trăng sầu, khí phách của Cao Bá Quát trong dáng sông như “kiếm dựng trời xanh”; giọng thơ chính khí của vị nguyên soái già ngồi mài gươm dưới ánh trăng;... Dòng văn hoá xuôi chảy lắng đọng như đất phù sa khắc trong tâm khảm nuôi dưỡng tâm hồn biết bao người. Văn hóa Huế muôn màu sắc còn thể hiện ở vẻ đẹp của người Huế. Bản sắc Huế hay “tính cách Huế” được lưu giữ truyền đời bất chấp mọi đổi thay hưng phế. Là đất cố đô kinh kì nhưng Huế vẫn nằm trong cái nôi chung của văn hóa làng xã Việt Nam: “văn hóa làng vốn là yếu tố căn bản

thiết lập nên tính cách Huế.” [20, tr.24]. Do đó, người Huế vốn mơ mộng, đồng nội

"thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có, từ đó người ta thường nói đến “Huế thanh lịch” [20, tr.30]. Một trong những đặc trưng văn hóa Huế là hệ vườn Huế. Thành phố gắn với những khu vườn xưa cổ sầm uấtcó muôn hoa trái ngát hương bốn mùa. Người Huế làm vườn xuất phát từ những quan niệm truyền thống đối với cỏ cây, thiên nhiên nên hệ vườn Huế là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn con người và là văn hóa xứ sở mang nét đặc thù. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn chất thanh lịch của người Huế được nhà văn đặc tả chi tiết qua "văn hóa ăn vùng Huế". Người ta cho rằng người niềm Nam ăn dễ, người miền cao là lạ, người miền biển ừ ào, người Hà Nội ăn là tinh hoa của văn hóa ngàn năm và là cách thức của thị dân sành sỏi,... Còn người Huế, trong cách ăn có phần cầu kỳ là cả một truyền thống văn hóa với những quan niệm sâu sắc về “mỹ học của cái Ăn”: “Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ, là cay và đắng” [18, tr.38]. Đối với họ, nghệ thuật ăn và nấu ăn chính là vẻ đẹp tâm hồn. Đọc những trang văn viết về văn hóa ẩm thực Huế khiến ta liên tưởng đến những trang văn viết về ẩm thực của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam. Nhớ hơn cả là những trang Thương nhớ mười haiMiếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng. Vì ở đó, ta thấy có cái chung với văn hoá ẩm thực Huế nhưng cũng có nét riêng của văn hóa ẩm thực đậm chất Thăng Long Hà Nội và cũng là xứ Bắc Việt. Đặc biệt, ta cảm nhận được có một tình cảm gì đó thật nhẹ nhàng mà cũng rất đỗi sâu xa, thiêng liêng đang len lỏi trong tâm hồn mình... Văn hóa xứ Việt muôn màu, đẹp là vậy, bình dị, gần gũi là vậy mà ta vẫn thường vô tình không biết đến!

Cuộc sống nếu không có văn hóa sẽ mất đi màu sắc thi vị của nó. Có lẽ vì thế, nhà văn với tâm hồn nghệ sĩ đã nhìn: “văn hóa chính là bài thơ cuộc sống, không phải được làm ra trong một khoảnh khắc cảm hứng của thi sĩ, mà là được sáng tạo qua kinh nghiệm sống trường kỳ của nhân dân, là sức cố gắng vươn tới cái Đẹp của con người qua nhiều đời, trong cuộc tiếp xúc trao đổi giữa con người với con người mang những lối sống khác nhau thuộc các dân tộc.” [20, tr.8]. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cùng với những sáng tạo, học hỏi để nền văn hóa ngày càng giàu đẹp hơn có nghĩa mỗi chúng ta đang là một nhà thi sĩ viết tiếp những câu thơ cuộc sống…!

Thiên nhiên đối với HPNT là một người bạn tâm tình, là nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm đằm sâu suốt tự ấu thơ và theo bước chân của nhà văn mọi nẻo đường. Thiên nhiên vì thế không chỉ là nơi người nghệ sĩ lánh tìm những phút thư thái trong dòng chảy miên

man của cuộc sống mà hơn cả, đó chính là nguồn cảm hứng khơi gợi cái đẹp, làm nền và định hình cho cảm xúc để nhà văn sáng tác, và "là yếu tố thống nhất biện chứng với ý niệm về Tổ quốc, thiên nhiên là diện mạo sâu thẳm của Tổ quốc” [18, tr.145].

Thiên nhiên của một miền ký ức tuổi thơ như chưa bao giờ mờ phai trong trí nhớ tác giả, in đậm trên nhiều trang văn như: Rừng tuổi dại, Lý chuồn chuồn, Thời thơ ấu xanh biếc,... Níu luyến một quá khứ đã qua chính là nỗi nhớ thiên nhiên đượm hồn nét quê hương mộc mạc, thân thương của HPNT. Đối với ông, thiên nhiên trong kí ức tuổi thơ là một thiên đường, một “công viên đầy chất thần thoại” không bao giờ trở lại. Đó là một không gian tràn ngập hương thơm, có tiếng chim lảnh lót hát ca; những đồi trái chín bạt ngàn hoang dại, những thảm cỏ xanh bát ngát; những dòng suối trong mát, bầu trời đêm trăng sao lung linh huyền diệu, và những sinh vật nhỏ bé cũng là những đồ chơi thú vị;...

Với ưu thế của thể loại và tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên, nhiều trang ký của HPNT giống như những bức tranh phong cảnh được vẽ bằng tất cả niềm say mê của người nghệ sĩ. Những bức tranh đó dù là chấm phá điểm xuyết nhẹ qua hay đặc tả kĩ lưỡng đều toát lên cái thần của cảnh và nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền tác giả đặt chân đến. Đó là khoảnh khắc trữ tình êm dịu trên con đường biên giới Lạng Sơn gập ghềnh về châu xưa trong màu hoa trẩu: “trắng muốt vẻ tinh khôi, như mới được rửa sạch sau cơn mưa, nở sum sê kín cả cành lá, kiểu hoa phượng, giống như một niềm vui trong sáng đã được thổ lộ hết mình. Hoa rụng lúc còn tươi, đổ xuống thành một bóng cây trắng xoá trên mặt đất, cứ thế suốt những dặm dài” [19, tr.261]; cảnh núi đồng, dòng sông yên ả trên mảnh đất Điện Biên đau thương năm xưa: “Điện Biên Phủ bây giờ là một thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)