Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 32 - 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG VĂN XUÔI HOÀNG

2.2.1. Thế giới nhân vật

Bên cạnh cái nhìn hiện thực, người viết ký cũng thường tạo ra một thế giới nhân vật của riêng mình. Đặc biệt, khác các thể loại khác, “Thể ký cho phép phác họa những hình tượng nhân vật không hoàn chỉnh (không nhất thiết phải có số phận, tính cách, không nhất thiết phải được triển khai sâu sắc, nhiều mặt), cho phép dừng lại ở những

mẩu chuyện (không nhất thiết phải dựng thành cốt truyện hẳn hoi có hành động thống nhất)” [43, tr.9]. Những hình tượng nhân vật trong ký HPNT cũng không nằm ngoài quy luật chung này của thể loại. Cảm quan lịch sử và triết học đã mở đường để HPNT đến với những con người lý tưởng, tài hoa, khí phách; những người nghệ sĩ có tài và cả cuộc đời cống hiến cho cái đẹp; những nàng thiếu nữ của “miền gái đẹp” trong mộng mơ hoài niệm. Bên cạnh thế giới nhân vật đa dạng như vậy, chân dung tác giả cũng được thể hiện đậm nét với “cái tôi” trực tiếp thể hiện lý tưởng sống và lý tưởng thẩm mỹ qua các trang văn.

Ta gặp lại trên trang văn HPNT tên tuổi quen thuộc của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du,... Nhưng, họ hiện lên với nhiều dáng nét mới qua cách cảm nhận riêng của nhà văn. Đậm nét hơn cả trên trang văn HPNT là chân dung của Nguyễn Trãi và Nguyễn Công Trứ. Ông có nhiều trang ký viết về Nguyễn Trãi như Côn Sơn, Mượn đá để ngồi, Nguyễn Trãi trước ngã ba thời đại và nhiều tác phẩm khác nhà văn nhắc đến Nguyễn Trãi như: Núi Dục Thuý, Nhân Euro 2000, lại nghĩ về một nhà thơ cổ,... Qua những bài ký, tác giả cảm nhận về con người toàn tài này bằng tâm thức lịch sử, văn hóa và tình cảm sâu nặng của mình đối với cái tài, cái đẹp, cái tâm. HPNT nhìn thấy Nguyễn Trãi là “một thiên tài định hướng”, là một người anh hùng dũng cảm dám chọn con đường chinh chiến chông gai để bảo vệ Tổ quốc; cái đẹp của Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp tâm hồn tha thiết với cuộc sống, thiên nhiên; và cái tâm của ông (cũng là một biểu hiện của cái đẹp) - một cái tâm sáng ngời lý tưởng Nhân Nghĩa. Con người Nguyễn Trãi “chưa bao giờ là đạo sĩ thực sự để quên đời, và chưa bao giờ là quan triều thực sự để quên dân” [20, tr.193]. Đối với HPNT, Nguyễn Công Trứ là một thần tượng với lý tưởng sống và chơi. Cuộc đời làm quan có nhiều thăng trầm nhưng Nguyễn Công Trứ là nguời mang "sức cường tráng của cả một nòi giống!” [20, tr.236] với những việc "long trời lở đất", và là tay chơi tài hoa. Không chỉ có hai con người, bức chân dung của ông còn được nhà văn vẽ thêm nhiều nét tinh tế: “nhiều con người trong một con người: một nghị lực không lùi bước của quê hương Nghệ Tĩnh, một kẻ sĩ tiết tháo của Bắc hà, một tài hoa lịch lãm miền Kinh Bắc, một dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự sông Hương, một bản lĩnh hành động của phương Nam… và phần còn lại, một tay chơi cuồng phóng của văn hóa hiện đại” [20, tr.234].

Nhiều bút ký của HPNT như chiếc cầu nối cho độc giả đến với các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ để ta hiểu về con người và tác phẩm của họ hơn. Có những người ta đã quá quen thuộc, nhưng cũng có nhiều người ta vô tình không biết tới hay chưa thật hiểu về họ.

Hầu hết, họ đều là những người bạn, những người thân thiết và đáng trọng đối với nhà văn. Vì thế, ông đã vẽ những bức chân dung thật sâu sắc bằng ngôn từ của thể loại ký.

Tô Hoài khi khắc họa chân dung các nhân vật văn học thường chú ý đến các chi tiết đời tư có phần nhếch nhác của giới văn nghệ sĩ với cái nhìn cảm thông nhưng nổi bật vẫn là sự tỉnh táo và giễu cợt tinh quái, hài hước. Vũ Bằng cũng quan tâm đến những sinh hoạt đời thường của văn nghệ sĩ nhưng với cái nhìn cảm thông, quý mến, chia sẻ. Cũng là người trong giới viết, HPNT không chỉ quen biết với nhiều nhà thơ, nhà văn mà còn có những tình cảm gắn bó, thân quý, trân trọng. Những tình cảm đó, ông gửi vào câu chữ tạo thành những bức chân dung đậm nét vẽ tâm hồn. Qua đó, chúng ta thấy vẻ đẹp chung của tâm hồn người nghệ sĩ cũng như những nét riêng khá độc đáo của từng người. Phùng Quán là người có cốt cách nghĩa khí, luôn mang trong mình khát vọng vì sự thật cũng là con người đời thường bình dị với đôi bàn chân to "mang từ trẻ cho tới khi yên nghỉ một đôi dép ngoại cỡ dày cộp nặng đến nỗi như phải đếm từng buớc đi” [20, tr.273]. Ngô Kha là chàng thi sĩ cô đơn kiêu hãnh “cúi nhìn chính mình", nhưng khi hòa nhập với phong trào đấu tranh yêu nước đã trở thành “người hành động” và "thơ đã là cây đàn lya trong tay chàng Orphée đi giữa đám đông, cất cao tiếng hát gọi mặt trời” [20, tr.283]. Bùi Giánglà một thi sĩ tài hoa mà cuộc đời chìm trong những biển dâu ngàn mơ ảo đến “quên cả tên mình” với bức chân dung khắc khổ in đậm nét tài hoa bi kịch đến xót xa. Nhà thơ Vĩnh Mai với dáng người cao lênh khênh, "gương mặt nhân hậu và cương nghị đúng nét Quảng Trị” [20, tr.321+32] là người dễ xúc động, chân thành, mộc mạc. Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ ham chơi, cả cuộc đời ngao du “ta bà qua bao nhiêu nẻo đường không tên của trần gian" rồi có khi lại lầm lũi tìm về một cõi nhớ với giọt nước mắt âm thầm, cô đơn...

Đặc biệt, HPNT dành cho Trịnh Công Sơn cả một “hành tinh yêu thương”. Qua đây, ta thấy một bức chân dung phức hợp về người nhạc sĩ tài hoa này. Trước hết, Trịnh Công Sơn "là sứ giả đích thực của văn hóa Huế".Hồn Huế đã thấm ngấm trong máu đỏ, trong từng hơi thở. Bên cạnh đó, HPNT còn đậm tô nhiều nét chân dung tâm hồn của Trịnh Công Sơn như: là người luôn mang nặng nỗi buồn, nỗi cô đơn, ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo bởi “Cuộc đời của Sơn như một hiện hữu không có niềm vui” [23, tr.7]; nhưng vượt qua mọi nẻo buồn của thân phận và cuộc đời, Trịnh là “người tình lãng du của nhiều thế hệ” [23, tr.84] và tha thiết yêu cuộc sống với tấm khát vọng dâng hiến “sống trong đời sống chỉ cần có một tấm lòng” để “gió cuốn đi”. Vâng, gió sẽ cuốn đi tình yêu thương, tình người trong sáng, ấm áp tự tâm của những người sống vì mọi người

để cuộc đời tươi đẹp hơn! Và trong đời, nhạc sĩ đã sống đúng như hằng định: “tất cả là không để nhận về cho mình một cái gì hết; nghệ thuật là chỉ để nuôi dưỡng một tấm lòng” [23, tr.114]. Với tấm lòng đó, ông tự an ủi “đừng tuyệt vọng tôi ơi…”. Điệp khúc này cứ ngân vang để người mơ sống giữa thực với tình yêu cuộc sống, hiến dâng cho đời những tình ca bất tuyệt! Dòng đời vẫn hối hả chảy trôi nhưng Trịnh Công Sơn đã không còn nữa thấm thoắt gần chục năm. “Một mình tôi về với tôi”, đời ve đã về với cát bụi, nhưng tiếng hát của người nghệ sĩ hát rong cứ vời vợi “cuốn theo chiều gió” vĩnh hằng trên triền dốc thời gian hun hút bất tận...

Qua ký của HPNT, chúng ta đến với thế giới hội họa, hiểu hơn chân dung một số họa sĩ họa sĩ như Lê Minh Trường (Về chiếc panh-xô và khẩu súng của Trường, Chuyện kể tiếp về Trường) là người họa sĩ nghèo có khuôn mặt buồn bã, hay đăm chiêu và cá tính tự do, tính cách cực kỳ quyết liệt, một ý chí can trường với cái vẻ bên ngoài đơn độc, hơi cộc cằn và lầm lì rất đàn ông nhưng lại có một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế với cái đẹp; Lê Bá Đảng (Không gian Lê Bá Đảng) là con người nhân hậu, giản dị, luôn nghị lực hướng về phía trước để khẳng định mình và hơn cả là tấm lòng hướng về cội; Đinh Cường (Đà Lạt - Noel 1965 và Đinh Cường) là hoạ sĩ có tâm hồn trầm mặc và cao thượng với những bức tranh mang “vẻ trầm mặc của đất đá”; Lâm Triết (Lâm Triết và cõi mộng du) là hoạ sĩ trừu tượng bước ra từ “cõi mộng du” với những giấc mơ thuở ấu thơ lãng đãng qua sa mạc, thung lũng hoa vắng, núi đá đất đỏ vùng Arizôna bên Mỹ...

Ngoài những bức chân dung về các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, ký HPNT còn cho ta biết hơn về bức chân dung những nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực khác. Đó là chân dung nghệ sĩ điêu khắc Điềm Phùng Thị (“7 chữ cái” Điềm Phùng Thị, Những nguồn suối xa xôi); nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh - “người kể sự tích dân tộc bằng điện ảnh”;...

Tóm lại, những bạn bè văn nghệ sĩ xuất hiện trong ký HPNT là những con người nổi tiếng, tài hoa, hết lòng vì nghệ thuật và cái đẹp ở đời. Viết về họ, nhà văn đã dành tất cả những tình cảm trân trọng, cảm phục, quý mến, thấu hiểu. Đặc biệt, với mỗi nghệ sĩ, tác giả đều nhìn thấy những vẻ đẹp riêng và có những cách cảm riêng về tác phẩm của họ. Điều này không chỉ giúp ta mở rộng tầm nhìn về thế giới nghệ thuật mà còn khâm phục tài năng của chính tác giả là một con người đa tài, biết rộng, hiểu nhiều trên các lĩnh vực khác nhau.

Hình ảnh những người thiếu nữ xuất hiện khá nhiều trong các bài ký, tô đậm thêm nét mộng và đẹp cho trang văn của HPNT. Kỷ niệm là những gì đã qua xa và mỏng

manh lắm nhưng nó lại là máu thịt cuộc đời mỗi con người, là sợi dây vô hình mà nguời ta có thể neo đậu tâm hồn những khi buồn vui. Chắc hẳn HPNT đã nâng niu, nhớ nhung nhiều lắm những kỷ niệm đã qua nên trang ký của ông đầy ắp bóng kỷ niệm và cố nhân. Ngược dòng thời gian theo câu văn, ta gặp lại một HPNT trẻ trai và những nàng thiếu nữ đẹp như mơ. Kí ức đã xa mà vẫn vẹn nguyên…

“Có nhiều ngày tôi nhớ em tha thiết Nhớ bừng bừng như ngọn lửa trong tim

Đời lãng tử có một lần li biệt Để buông nhau. Để quay quắt đi tìm"

(Nhớ một người )

Vâng, cứ “quay quắt đi tìm” trong dĩ vãng, HPNT đã vẽ bằng xúc cảm trái tim và nỗi nhớ đằm sâu bức chân dung đẹp đến mong manh, hư ảo dường như có như không của những thiếu nữ một thời mộng mơ. Đó là Liên (Khói và mây), Thu Yến (Sắc mai), Diễm (Đá vàng), Lục cô nương (Ngọn núi ảo ảnh)… Những ngày tháng “đánh bạn với lau lách trên rừng”, tâm hồn người “lãng tử” cũng vấn vương biết bao “kỷ niệm quấn quýt của hoa ngàn gió núi” với những nàng tiên giữa núi rừng như người con gái “đẹp như thiếu nữ trong tranh Modigliani” (Tiếc rừng), người thiếu nữ tên Hát “đẹp như không bao giờ có thật trong đời” [19, tr.766], và nàng Kan Sao “đẹp như giấc mơ” (Diễm xưa)… Người thiếu nữ gặp trên trang ký HPNT có khi chỉ là người “em” nào đó: “Em đến chơi nơi thư phòng tôi, em ngồi nơi chiếc ghế chạm có mặt đá và kể cho tôi nghe hết mọi nỗi buồn vui ở đời, hoặc thì thầm một bài hát cũ. Tôi vẫn còn nhớ màu sơn tươi tắn của đôi guốc của em, nhớ lại tiếng guốc gỗ reo vang trên mặt đường của những bước chân thiếu nữ khi tan trường; và bước chân reo âm thầm của em trên lá mùa thu” [24, tr.102], và “em” còn là “mộng”: "nơi em ghé vào chơi với tôi một khoảng thời gian nào đó trong đời rồi biến đi như mây bay về đâu không biết” [24, tr.102]… Tất cả “đã thuộc về một chân trời khác”, đã là huyền thoạicủa đời nghệ sĩ: “Em đến rồi đi, biến mất về phía bên trời” [24, tr.225], “như lá bay, qua những phương trời” và... xa nhau! Thời gian chỉ đọng lại nỗi xót xa, ngậm ngùi, nuối tiếc… “diễm xưa” của tôi”!

Những người thiếu nữ trong ký HPNT đã đậm tô thêm cõi mộng hoa trong tâm hồn người ham chơi đa sầu, đa tình, lãng mạn. Mây lãng du bay bay muôn phương trời, còn lại mộng ảo ảnh đọng trong hồn người là nguồn cảm hứng sáng tác để nhà văn dâng cho đời những trang ký trữ tình thiết tha.

Ngược lại với "người viết tiểu thuyết lúc nào cũng cố ý giả trang, bôi phấn bôi kem lòe loẹt khiến độc giả khó mà hình dung được gương mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết" (Mạc Ngôn), người viết ký thường quên đi lớp hóa trang màu mè và để lộ “khuân mặt” khá chân thật của mình. Do đó, trong tác phẩm ký, hình tượng tác giả sẽ in dấu ấn đậm nét hơn và là yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị tác phẩm. Nhân vật trần thuật xưng "tôi" thường là chính tác giả - người đã chứng kiến, xúc cảm, suy nghĩ và chắt lắng hiện thực thành văn. Qua những trang ký của Nguyễn Tuân, ta thấy một cái tôi tác giả tài hoa, uyên bác, tha thiết với đất nước nhưng cũng hết sức cầu kỳ, "ngông" nhiều khi khác người; hay khi đọc ký của Vũ Bằng, ta gặp một bức chân dung tâm hồn với nỗi sầu xa xứ rưng rưng nhưng hơn cả là một tâm hồn cao đẹp của một cái tôi văn hóa, cái tôi dân tộc, cái tôi nghệ sĩ; còn những trang ký của Tô Hoài thì ẩn hiện một cái tôi bén nhạy, chân thực, am hiểu văn hóa, phong tục và hấp dẫn bởi cái duyên hài hước, hóm hỉnh;... Với HPNT, đi cạn cùng cùng những cung bậc tâm trạng, nỗi niềm của chính mình, nhà văn đã tự “vẽ tôi”:

Vẽ tôi một nửa mặt người Nửa kia mê muội của thời hoang sơ

(…) Vẽ tôi một nét môi cười Một dòng nước mắt một đời phù du

(Vẽ tôi)

Những vần thơ đó là bức chân dung mong manh đến hư ảo mà có lần nhà văn đã nói: “Tức là cốt cách thì giống hoa hồng, đẹp nhưng mong manh lắm, nó không có gì cả, chỉ có hạt sương thôi” [112]. Với sự năng động của cái tôi tác giả qua những trang ký, chúng ta có thể thấy rõ nét, cụ thể hơn bức chân dung bằng thơ này.

Trước hết, HPNT là người mang tâm thức Huế. Chất Huế thấm trong từng mạch máu, hơi thở, suy nghĩ nên ông đã mang vào trang viết của mình cái điệu tâm hồn, tính cách riêng của người Huế. Đó là cái nhìn sâu lắng của người Huế, tâm thế hướng nội thiêng liêng, tâm hồn thơ mộng, cái tâm trong sáng, tình cảm sâu nặng với thiên nhiên,... Ông không chỉ am hiểu về Huế như một nhà Huế học, một nhà nghiên cứu lịch sử về Huế mà trước hết là ông viết về Huế với tấm lòng của người con đối với mảnh đất gắn bó máu thịt. Nhà văn có một loạt tác phẩm viết về Huế như và ngay cả khi không trực tiếp viết về Huế, ông cũng thường liên tưởng đến Huế, nhắc đến Huế. Quả là, HPNT đã "trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế” (Tô Hoài).

Luôn hướng về Huế nhưng HPNT cũng là người theo “chủ nghĩa xê dịch” nên một nét vẽ tiếp theo của nhà văn chính là HPNT - “người ham chơi”. Ham chơi đối với ông là một lối sống văn hóa đẹp và là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước. Bước chân rong chơi của nhà văn đã đặt lên biết bao miền đất khác nhau: trở về châu thổ ngàn năm cội nguồn dân tộc; đến với Mũi Cà Mau; ngược về châu xưa, thăm mảnh đất Lạng Sơn; đến miền đảo Cồn Cỏ xa xôi; ra Vịnh Hạ Long cảm vẻ đẹp núi Bài Thơ; lên đỉnh Côn Sơn nhớ Nguyễn Trãi; Bước tới Dục Thuý ngắm sắc núi xanh nhớ thơ người xưa; về Hồng Lĩnh miền trung nắng cháy mà thấu khát vọng của người nơi đây;… Khép lại bút ký Làng quê văn hiến, nhà văn tâm sự: “Với tôi, mỗi bước đi tới một ngôi làng là một bước tìm về cội nguồn sâu thẳm, tự nuôi dưỡng mình bằng sữa mẹ để đủ sức tiếp nhận những điều mới lạ mà không bao giờ đánh mất bản thân mình, người Việt” [20, tr.112]. Đặc biệt, những tháng ngày ngồi nhà vì bệnh, ông vẫn rong chơi bằng trí nhớ. Bước chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)