Các vấn đề xã hội thời kỳ mở cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết việt nam về đề tài thế sự qua biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn và gã tép riu của nguyễn bắc sơn (Trang 56 - 69)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2 Tiểu thuyết Gã tép riu – bức tranh xã hội thời kỳ đổi mới

2.2.2 Các vấn đề xã hội thời kỳ mở cửa

2.2.2.1 Vấn đề mại dâm

Mại dâm được coi như một hiện tượng xã hội lâu đời nhất. Ngày nay, khi xã hội đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển thì nạn mại dâm vẫn không hề suy giảm ngược lại vẫn đang phát triển hết sức phức tạp. Đây được coi là vấn nạn của toàn xã hội đòi hỏi phải có một cách quản lý nhanh chóng và kịp thời. Là một nhà văn luôn trăn trở trước những vấn đề của cuộc sống, Bùi Ngọc Tấn đã không ngần ngại đưa vấn đề mại dâm vào trang sách qua đó góp một tiếng nói riêng trong việc giải quyết vấn nạn xã hội này

Dự (nghệ danh là Mai) là một cô gái bán dâm. Với Gã tép riu, người

đọc có dịp khám phá sâu hơn quá trình sa ngã của cô gái này, từ một cô bé giỏi văn thi trượt đại học tới một cô gái gọi hành nghề mại dâm chuyên nghiệp. Con đường sa ngã của cô gái nông thôn thật đơn giản “một bên là nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của một cô gái có nhan sắc. Một bên là ham muốn xác thịt của những kẻ nhiều tiền” [28, tr.125]. Chỉ có điều trong lời kể của Dự “có một câu được nhắc đi nhắc lại – cũng chả mất gì” [28, tr.125] khiến cho người đọc phải trăn trở. “Cô ta, mà chả cứ gì cô ta, nhiều cô không biết rằng nhan sắc, sự ngẫu nhiên của sinh nở không phải là cái quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất, cái quyết định làm nên giá trị con người là những cái không nhìn thấy, chỉ cảm thấy thôi. Chắc cô này, coi nhan sắc là cả trời cho, nên biến nó thành trò chơi, là vốn tự có nên mới mang ra trao đổi mua bán” [28, tr.125]. Chính vì không ý thức được “cái không nhìn thấy” ấy nên Dự chỉ cảm nhận được sức nặng của những đồng năm trăm để rồi từ chỗ “không sờ vào hiện vật” Dự chấp nhận để kẻ mua hoa “sờ vào hiện vật” và dấn thân vào con đường mại dâm chuyên nghiệp.

Những tưởng con đường kiếm tiền bằng thân xác là sung sướng và nhàn hạ, nhưng Nguyễn Bắc Sơn đã cho người đọc thấy được những góc khuất của cái nghề bị xã hội khinh miệt, rẻ rúng nhất này. Đúng là một nghề “nằm ngửa” nhưng không “ăn sẵn” bởi trong nghề cũng lắm chuyện bi đát, bi hài. Những kẻ đến mua dâm cũng thuộc lắm thành phần, nhiều kiểu loại: từ những lão già hom hem đến những cậu học sinh cấp ba choai choai, cả dân văn phòng trí thức, tệ nhất là gặp phải mấy thằng ăn quỵt hay lừa lọc trắng trợn, thê thảm hơn là gặp phải những thằng nghiện “hành cả đêm vẫn không tha. Đau rát không chịu được. Phải van nài để nó thôi đi, thậm chí không trả tiền cũng được”. Nhưng hãi hùng nhất là khi gặp phải những nhóm “chơi hội đồng”, những lúc ấy gái bán dâm chỉ còn cách dùng mưu mẹo đối phó với đàn thú đực hung dữ, miến sao “bỏ ra ít năng lượng nhất mà lại thu được nhiều tiền nhất” [28, tr.242].

Bằng tấm lòng cảm thông sâu sắc, Nguyễn Bắc Sơn đã cho ta hiểu rõ hơn về những khốn khổ, những mảng màu xám xịt trong cuộc đời của Dự nói riêng và cuộc đời của rất nhiều những cô gái bán hoa khác nói chung. Đến với những trang văn ấy, ta hiểu rằng dù con đường bước vào thế giới mại dâm của họ có khác nhau thì họ vẫn đều là con người. Dù họ có đáng trách khi không lựa chọn cho mình một con đường sáng sủa hơn, rằng họ muốn có nhiều tiền nhưng lại lười lao động thì trong thế giới ấy, nghề nghiệp ấy họ cũng có những góc khuất, những điều khiến ta phải thương cảm.

Không chỉ hướng ngòi bút của mình vào những đối tượng là những cô gái mại dâm chuyên nghiệp, Nguyễn Bắc Sơn còn tinh tế và sắc sảo hơn khi phơi bày trên trang giấy cả những hình thức mại dâm trá hình thời hiện đại. Nhân vật Diệu Thủy trong tác phẩm là một ví dụ điển hình cho loại hình mại dâm chính khách. Để leo lên được cái ghế vụ phó vụ tổ chức cán bộ rồi sau này là Thứ trưởng, Thủy đã lên kế hoạch tiếp cận với bộ trưởng bộ X, quyến rũ rồi sau đó trở thành tình nhân chính thức của ông ta. Thủy không ngần ngại lấy “vốn tự có” ra để đổi lấy chức vụ. Không chỉ chức vụ, Thủy còn lấy nó để đổi lấy bằng cấp. Bằng lối viết sắc sảo không khoan nhượng, Nguyễn Bắc Sơn

đã lách sâu ngòi bút vào những góc khuất trong đời sống quan chức nước ta để nêu lên một thực trạng nhức nhối ấy là việc đi lên bằng “vốn tự có” đối với những quan bà. Những người như Diệu Thủy, tuy quyền cao chức trọng đấy, tuy bóng bẩy sang trọng đấy nhưng thực chất lại là những mại dâm chính khách, hoàn toàn không có thực tài, năng lực, là một mảng màu xám trong bức tranh đời sống chính trị nước ta, nêu lên một tình trạng đáng báo động về sự băng hoại của nhân cách con người trước sức cám dỗ của quyền lực và đồng tiền.

Như vậy, nêu lên những vấn đề này, Nguyễn Bắc Sơn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề lối sống và đạo đức của nhiều tầng lớp người trong xã hội hiện nay. Nó khiến người đọc không khỏi suy nghĩ. Bằng tất cả tâm huyết của một ngòi bút luôn trăn trở trước những vấn đề của cuộc sống, Nguyễn Bắc Sơn đã gửi gắm vào nhân vật Tùng những trăn trở về giải pháp cho thực trạng này. Quan điểm của Tùng cũng là quan điểm của tác giả về vấn đề mại dâm được thể hiện rất rõ qua những phát biểu của Tùng ở những trang cuối cuốn tiểu thuyết: “mại dâm là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một tệ nạn xã hội. Chúng ta cần thừa nhận nó, quản lý nó, kiếm soát nó, qua đó cũng hạn chế lây nhiễm HIV – AIDS qua đường tình dục. Thực tế chứng minh rằng, không sao có thế chống được nó, vì nó trái với quy luật có cầu ắt có cung mà ai cũng biết, nhưng còn quy luật lựa chọn nữa. Nhiều người do hoàn cảnh bị xô đẩy vào việc này. Nhưng cũng có nhiều người tự chọn việc này” [28, tr.429].

Bằng cái nhìn cảm thông nhưng hết sức khách quan, Nguyễn Bắc Sơn đã vẽ nên bức tranh về thế giới của những cô gái bán hoa với đủ những gam màu khác nhau. Có những gam màu xám xịt, ảm đạm tối tăm của những góc khuất nghề nghiệp nhưng cũng có những gam màu tươi sáng của niềm tin, niềm hy vọng về một cuộc đời khác hơn, trong sáng hơn cho những cô gái từng sống cuộc đời mua vui trên thân xác. Không những thế, nhà văn còn mượn lời nhân vật để đưa ra giải pháp quy hoạch, quản lý hoạt động mại dâm,

coi đó như một nghề lao động trong xã hội để xã hội có một cái nhìn thiện cảm hơn đối với một nghề tưởng như nhàn hạ nhưng cũng lắm đắng cay này.

2.2.2.2 Vấn đề báo chí xuất bản

Trong thời đại ngày nay, ai cũng phải khẳng định rằng báo chí là một phần của cuộc sống, giống như cơm ăn, thức uống cho tinh thần, là môi trường trí thức của con người. Nhìn vào đời sống báo chí, ta có thể thấy được đời sống tinh thần của người dân và sự phát triển của xã hội. Báo chí thực sự là sức mạnh tri thức, thông tin muôn mặt của đời sống, phản ánh mọi hoạt động của xã hội một cách nhanh chóng, đa dạng, nhiều chiều. Thậm chí, báo chí còn góp phần xây dựng một hệ điều hành xã hội minh bạch, có khả năng đánh thức được cả cơ quan quyền lực cao nhất là tòa án lương tâm con người.

Viết báo vốn không phải là một chuyện dễ dàng, công việc quản lý báo chí lại càng khó khăn hơn gấp bội. Nhân vật Tùng trong tác phẩm là đại diện cho người làm công tác quản lý báo chí: “công việc của Tùng đúng ra là ngồi bàn giấy. Nhưng ngồi bàn giấy mà lại được nhìn bốn phương tám hướng…như từ chín tầng mây quan sát được toàn cảnh đất nước, toàn cảnh thế giới” [28, tr.214]. Một công việc “phức tạp” đòi hỏi người đứng đầu không chỉ am tường hoạt động báo chí mà còn phải “rất chữ nghĩa” và “phải có tư duy pháp lý cao”. Bởi “quản lý báo chí xuất bản là một khoa học, không thể muốn phán thế nào cũng được” [28, tr.57]. Phức tạp, yêu cầu tinh thần làm việc cao, kỹ lưỡng tỉ mỉ trong từng câu chữ từ ngữ…nhưng đó lại là thế mạnh của Tùng. Chẳng thế mà từ khi về làm công tác quản lý báo chí, Tùng đã phát hiện ra nhiều sai sót trong các công văn của ngành: từ việc phản bác lại công văn yêu cầu thu hồi parabol không phép đến Nghị định của Thủ tướng chính phủ do bộ tư pháp soạn thảo trình lên, tiếp đến là khái niệm “hành động tình dục” được hiểu mơ hồ, sai nội hàm khái niệm trong thông tư do Bộ của Thủy soạn thảo. Hơn thế nữa Tùng còn có đầu óc giải quyết khoa học, dứt điểm những vấn đề khúc mắc của ngành mình, sở mình. Từ việc xử lý êm thấm vụ người dân đòi tiến hành họp báo và vụ thu hồi đống sách có nội dung phản

động được xuất bản mà không qua KCS Tùng đã có những sáng kiến để ngăn

chặn những chuyện tương tự xảy ra. Trước tiên, Tùng đưa ra Hướng dẫn quy

định họp báo trên địa bàn thành phố. Tiếp đến, chính anh đi đầu trong công cuộc đổi mới họp hành và giới thiệu đại biểu. Cuộc họp thí điểm của anh không còn bị tra tấn bởi văn nghệ dài dòng, cũng không phải mỏi tay vỗ tay trong khâu giới thiệu đại biểu rất lan man nữa. Anh viết bài với mục đích đóng góp ý kiến xây dựng một tác phong làm việc hiện đại hơn trong môi

trường văn hóa công sở: “Về văn hóa giới thiệu”, “Tra tấn bằng văn nghệ

đăng trên tạp chí của Bộ. Anh cũng là người nổ phát súng đầu tiên cho loạt bài báo về việc phản đối xây dựng khu vui chơi giải trí tại nơi không gian văn hóa

tâm linh của Hà Nội bằng bài viết: “Xin đừng xây dựng thủy cung Thăng

Long ở Hồ Tây”. Bài viết ấy của Tùng không chỉ có tác dụng châm ngòi cho những hoạt động điều tra về gian lận trong hồ sơ đấu thầu xây dựng dự án mà quan trọng hơn là đã cứu được một không gian văn hóa tâm linh của thủ đô trước nguy cơ bị giết chết bởi lợi ích của một nhóm nhỏ người. Có thể nói, Tùng thực sự là một nhà quản lý có trách nhiệm, sâu sắc với nghề, hiểu biết sâu rộng và giàu lòng tự trọng. Thông qua việc xây dựng nhân vật Tùng – gã tép riu, Nguyễn Bắc Sơn đã khéo léo vẽ nên bức tranh với nhiều bất cập và tồn tại của ngành báo chí nói riêng và xã hội đương thời nói chung. Qua nhân vật này, nhà văn đã góp phần cất lên tiếng nói về năng lực quản lý và năng lực thực sự của bộ máy hành chính hiện hành

Mặc dù là một kênh thông tin vô cùng quan trọng, mặc dù có rất nhiều người có tâm huyết và trách nhiệm với nghề nhưng cũng không thể phủ nhận báo chí vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại. Như đã nói ở trên, khi Tùng chỉ ra được những sai phạm có nghĩa rằng “quản lý nhà nước về hoạt động này rõ ràng còn nhiều bất cập. Rõ ràng là luật xuất bản chưa phải là cẩm nang pháp lý cho chúng ta sử dụng” [28, tr.263]. Về phía báo chí nói riêng, vẫn còn tình trạng né tránh những tiêu cực ở địa phương mình bởi báo chí thực sự vẫn còn những vùng cấm: “trong thực tế, vẫn có những vùng, không có biển cấm nên vẫn được vào, nhưng không ai dám vào. Đấy chính là lãnh địa của cơ quan

chủ quản. Trên lãnh địa ấy, về cơ chế, về tổ chức, và cả về đạo đức, có cho kẹo cũng không một tổng biên tập của cơ quan chủ quản nào dám bén mảng tới. Nói nôm na thế này: gì thì gì, con cái không bao giờ “đánh” cha mẹ” [28, tr.314]. Nói một cách véo von thì nó giống như cái vòng kim cô xiết chặt lên đầu các tổng biên tập, mà tổng biên tập nào cũng là những Tôn Ngộ Không của thời hiện đại.

Nhận ra những thực trạng ấy, Nguyễn Bắc Sơn lại một lần nữa mạnh dạn đưa ra những kiến giải của mình, quan trọng nhất là phải thay đổi cơ chế bổ nhiệm: nếu trước kia “cơ quan chủ quản tìm người có đủ tiêu chuẩn, trình bộ và ban. Khi cả hai bên chấp thuận bằng văn bản thì thủ trưởng cơ quan chủ quản mới ra quyết định bổ nhiệm” thì nay ta làm một quy trình ngược lại: “khi bộ và ban đã đồng thuận thì chính Bộ ra quyết định bổ nhiệm (hoặc miễn nhiệm). Làm như thế sẽ tháo được, hay ít nhất cũng nới được cái vòng kim cô trên đầu các tổng biên tập” [28, tr.315]

Về vấn đề có nên bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt ngành báo chí không phải là Đảng viên không, tác giả cũng thẳng thắn nêu lên những chính kiến, quan điểm của mình: “nếu người ngoài Đảng mà làm tốt, có những tác phẩm báo chí hay, có sức thu hút bạn đọc thì hà cớ gì phải thay” [28, tr.317]. Thứ hai là vấn đề một số báo giao cho người không phải của tòa soạn tổ chức thực

hiện số chuyên đề hay số cuối tuần mà bị gọi là bán cái, Nguyễn Bắc Sơn tiếp

tục đưa ra những chính kiến mới mẻ, tiến bộ: “vấn đề là những người mua cái

ấy là ai? Họ cũng là những anh em làng báo ta, giờ nghỉ hưu hay vẫn đang làm việc, tay nghề họ cao lại thừa năng lượng, trong khi anh em phóng viên mới vào, tay nghề chưa vững” [28, tr.318]. Điều ấy chứng tỏ sự đồng tình của nhà văn đối với những cải cách đổi mới trong hoạt động báo chí, thể hiện một tư duy tiến bộ, một thái độ mẫn cán, một tấm lòng sâu sắc đối với nghề nghiệp của nhân vật mà cũng là của nhà văn.

2.2.2.3 Vấn đề văn hóa

Bên cạnh vấn đề báo chí xuất bản, một vấn đề nóng hổi đáng chú ý được Nguyễn Bắc Sơn đưa vào trang viết là vấn đề văn hóa, cụ thể là vấn đề

văn hóa tâm linh trong đời sống con người, trước hết là những quan điểm của ông xung quanh việc quản lý hòm công đức tại các đền, chùa. Trước tình trạng đền, chùa nào cũng có hòm công đức, không phải một mà rất nhiều hòm công đức, có khi là hòm kính, nhưng phần lớn là hòm gỗ, tôn, sắt, tác giả đã mạnh dạn đưa ra kết luận: “kinh doanh tôn giáo, tín ngưỡng mang lại nguồn thu cực lớn”. [28, tr.103]. Nhà văn không ngần ngại phơi bày thực trạng: “một việc làm vui thích của các nhà đền, nhà chùa là đóng cửa lại, mở khóa hòm công đức, đổ ra chiếu, xúm lại phân loại, rồi đếm. Năng nhặt chặt bị, tích tiểu thành đại”. Đó là những đồng tiền do Phật tử các nơi đem đến, bỏ vào hòm công đức nhà chùa, bỏ cả lên bệ thờ, ban thờ, chân tay Phật, chân bát hương… với mong muốn được Trời Phật phù hộ, đạt được điều mong muốn. Mà hoạt động lễ hội thì diễn ra quanh năm suốt tháng: đầu năm xin lộc thánh, cuối năm lễ tạ, dân càng phú quý thì càng năng cúng bái. Đó là một thực trạng đang được chú ý trong thời gian gần đây, đã được báo chí đưa tin, đăng tải. Bắt kịp với những diến biến của thời cuộc, Nguyễn Bắc Sơn đưa vấn đề này vào tác phẩm như một cách để bày tỏ chính kiến của mình và đặt ra câu hỏi: “các đền chùa, miếu mạo đều có hòm công đức. Nguồn thu ấy sớm muộn phải đưa vào quản lý. Ai quản lí? Quản lí thế nào? Cấp nào quản lí? Sử dụng thế nào? Đóng thuế thế nào?” [28, tr.116]. Rồi trước thực trạng người Việt đua nhau đến các đền, chùa lễ lạy rồi cầu xin thánh thần trời Phật ban cho mình điều mình mong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết việt nam về đề tài thế sự qua biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn và gã tép riu của nguyễn bắc sơn (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)