6. Cấu trúc của luận văn
3.3 Ngôn ngữ trần thuật
3.3.2 Ngôn ngữ mang tính chất chính trị xã hội
Tiểu thuyết Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn tuy không phải là một tiểu
thuyết luận đề về chính trị nhưng những yếu tố chính trị - xã hội được đề cập đến nhiều, do đó lớp từ ngữ mang tính chất chính trị - xã hội xuất hiện dày đặc trong tác phẩm của ông. Lớp từ ngữ đó xuất hiện ngay ở lời kể của người kể chuyện, lời của nhân vật qua các đoạn độc thoại, đối thoại. Những sự kiện mà nhà văn đưa vào tác phẩm đều là những sự kiện xảy ra trong thực tế trong
vòng hai mươi năm trở lại đây, có liên quan nhiều đến công việc của Nguyễn Bắc Sơn khi đang là một nhà quản lý về báo chí xuất bản. Với tham vọng phản ánh và bám sát hiện thực đời sống xã hội đương đại, nhà văn nhào nặn những dữ liệu ấy, biến chúng thành chất liệu văn học và đưa vào tác phẩm. Số lượng từ ngữ mang tính chính trị - xã hội vì thế rất nhiều. Đôi khi nhà văn dành cả mấy trang văn để viết về một vấn đề nhất định. Tất cả chứng minh một vốn sống sâu rộng, khả năng nắm bắt các dữ kiện lịch sử chắc chắn và biết vận dụng vào những tình huống cụ thể làm tăng tính thuyết phục cho tiểu thuyết.
Trước tiên, cần nhận thấy trong tác phẩm sự xuất hiện dày đặc của các
từ ngữ chỉ chức danh như Trưởng ban tổ chức thành ủy, Trưởng ban tổ chức
Quận ủy, Bí thư Quận Ủy, Chủ tịch phường, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban văn xã, Thứ trưởng, Bộ trưởng, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Quận, Phó vụ trưởng vụ pháp chế, Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, Thủ tướng chính phủ, Ủy viên trung ương, Phó bí thư thường trực, Giám đốc sở, Chánh văn phòng… Tiếp đấy là các từ ngữ chỉ cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân thành phố, cục xuất bản, vụ pháp chế, cơ quan chủ quản, cục chuyên môn của bộ tư pháp… cùng hàng loạt những từ ngữ mang đậm tính chất chính trị - xã
hội khác như: nhiệm kỳ, ý kiến thường vụ, kỳ đại hội, tư cách pháp nhân độc
lập, văn bản quy phạm pháp luật, nghị định của thủ tướng chính phủ, soạn thảo, KCS (kiếm tra chất lượng sản phẩm), họp chính thức bốn phiên, thông tư hướng dẫn thi hành, tư duy pháp lý, kiêm nhiệm, kê khai tài sản, thường vụ Thành ủy, tổ biên tập văn kiện… Những lớp ngôn ngữ này phù hợp để diễn tả những vấn đề chính trị - xã hội mà nhà văn nêu lên trong tác phẩm như thực trạng bất cập trong bộ máy hành chính, tổ chức nhân sự, hệ thống tư pháp hay những mặt trái của các vấn đề xã hội như vấn đề báo chí xuất bản, vấn đề văn
hóa… Điều này làm nên nét đặc sắc, độc đáo của tiểu thuyết Gã tép riu so với
những tác phẩm khác, khi mà những vấn đề thời sự nóng bỏng của cuộc sống đương đại đã được nhà văn nhanh chóng cập nhật và đưa vào tác phẩm, nói
như Trần Đăng Khoa: “sức mạnh của ông là ở khả năng tinh nhạy, nắm bắt những vấn đề thời sự nóng hổi, đang diễn ra trong đời sống hàng ngày”.