6. Cấu trúc của luận văn
3.3 Ngôn ngữ trần thuật
3.3.3 Ngôn ngữ thông tục, hài hước
Có thể nhận thấy một điểm chung ở cả hai tác phẩm Biển và chim bói
cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn là việc sử dụng thứ
ngôn ngữ thông tục, hài hước mang lại tiếng cười cho tác phẩm. Có thể nói,
thứ ngôn ngữ thông tục, hài hước xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết Biển và
chim bói cá, từ lời của người kể chuyện đến lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật. Những từ ngữ suồng sã, thô tháp được đưa vào văn chương một
cách tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày: tợp một chén rượu, đếch cần,
đếch hiểu, phới khỏi nghề đánh giậm, mẹ đĩ, đi đái, chổng mông, xơ múi, cút mẹ mày đi, thằng chó chết, mất vệ sinh bỏ mẹ, ăn cắp có văn học, thứ văn buối dái, mồ hôi mồ kê, chất lừ, nhoắng cái là xong, khẳm, về mo, dựa cột, khai nhức óc, đét đê mo nang… Bên cạnh đó là sự hiện diện của hệ thống những khái niệm không chỉ gây cười bằng sự bất ngờ, sinh động mà còn bao hàm sự phủ định, biến hóa về mặt thẩm mỹ trong đời sống hàng ngày cũng
như trong văn chương: Nghề đánh cá, quốc doanh đánh cá được gọi là nghề
đánh giậm, quốc doanh đánh giậm, tháo dỡ phụ tùng con tàu thì gọi là chủ nghĩa giết thịt, được nâng đỡ gọi là núp bóng cây Kơ Nia, viết rất lên tay
thành viết rất lên chân, tay lái thân yêu thành tay nái thân yêu, đi xin cá các
tàu gọi là viện trợ của chín nước anh em, giải quyết nhu cầu sinh lý là tăng
cường hàng tiền đạo, có vai vế là quyền huynh thế huỵch, người dân quanh
vùng đến xí nghiệp xin cá gọi là những đội phượng hoàng bay, đem bán các
thứ được phân phát theo tiêu chuẩn bao cấp rồi lấy tiền chia nhau gọi là Luộc
lốp lấy nước húp, luộc quạt cóc lấy nước húp, luộc màn lấy nước húp, luộc quần lót lấy nước húp…, SKSS (sức khỏe sinh sản) được xuyên tạc thành Sau Khi Sung Sướng, KHHGD (Kế Hoạch Hóa Gia Đình) thành Không Hối Hận Gì Đâu, đi xin cá ướp đá gọi là Tình thương lạnh lẽo, xin cá ướp đông là tình thương băng giá, xin tôm nát gọi là tình thương thối nát, xin xích líp xe đạp
phòng thơm gọi là tình thương thơm tho… Trong tác phẩm đôi lúc xuất hiện những câu thơ, câu ca dao được nhân viên trong xí nghiệp tự biên tự diễn rồi
truyền tai nhau rất hóm hỉnh, đậm chất mỉa mai: Vua Ngô ba sáu tàn vàng/
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì/ Chúa Chổm uống rượu tì tì/ Chết xuống âm phủ khác gì vua Ngô; Hạ Long là chùm khế ngọt/ Công an, hải quan trèo hái mỗi ngày; Công đoàn với lại thanh niên/ Hai anh rách việc đi liền với nhau/ Ăn đi trước, làm đi sau/ Có tí công việc thi nhau họp bàn… Có những đoạn, những trang trong tác phẩm mang lại tiếng cười sảng khoái cho người đọc không kém gì một câu chuyện tiếu lâm thời hiện đại: đoạn Bôn nói chuyện với nhà thơ Duy Thông, như đoạn miêu tả Quán Mèo ngủ với vợ, đoạn Mơ và Cương chuẩn bị “sinh hoạt”, đoạn bố Tích kể về chuyện tình thời trai trẻ cho cánh thủy thủ nghe, đoạn Thuyền và Nhược dọn toa loét đón ông khách nước ngoài Robert Lee… ở đó những từ ngữ thông tục, hài hước được sử dụng rộng rãi nhằm phát huy tối đa hiệu quả thẩm mỹ của nó.
Không chỉ riêng Bùi Ngọc Tấn mà Nguyễn Bắc Sơn trong tác phẩm của mình cũng sử dụng phổ biến những từ ngữ thông tục, hài hước mang đến cho tiểu thuyết một nét hấp dẫn riêng. Ông đã vận dụng khá thành công ca dao
cách tân vào tác phẩm của mình: Con hay hàng xóm đã đồn/ Cớ gì mẹ phải
vác l… đi khoe; Bướm vàng đậu trái mù u/ Vợ chồng cãi lộn thằng cu giảng hòa; Hơn nhau cái ghế ta ngồi/ Đứng lên mới biết ai người cao hơn; Không đi không biết Vũng Tàu/ Đi rồi mới biết nó giầu hơn ta/ Ở đâu cũng có mát xa/ Có gà mỏ đỏ, vào là chọi ngay; Đừng nghe ca ve kể chuyện/ Đừng nghe thằng nghiện trình bày; Minh Mạng vương nghiệp đâu rồi/ Chỉ còn ly rượu cho người yếu chim; Những cô má đỏ hồng hồng/ Nước l… tát mấy gàu sòng không vơi; Hoan hô phụ nữ đánh cầu/ Lông bay phần phật trên đầu các
quan… Bên cạnh những câu ca dao cách tân là những câu tục ngữ, thành ngữ,
quán ngữ mới được đưa vào tác phẩm với số lượng không nhỏ: Tiền ít lại
muốn hít l… thơm; Trên bảo dưới không nghe; Gái đĩ già mồm, No chày nảy nước, Đầu chày đít thớt, Các bố nhà ta, Lần đến dái thì gái chạy mất rồi, Lần đến háng thì đã rạng đông, Hùng hục như trâu húc mả… Kể cả những từ ngữ
thông tục trong đời sống hàng ngày mang tính khẩu ngữ cao cũng được vận
dụng triệt để: kinh không này, gớm, tinh ra phết, tiếc hùi hụi, chọc ngoáy, phá
thối, cấm vận, chân dài đến nách, cắp đít về thẳng, vặc lại, băn khoăn cái con khỉ, xơi tất, giạng tang háng… Bên cạnh đó nhà văn còn sử dụng từ ngữ mang
tính sắc dục cao: đầm đìa lá liễu giọt sương reo, bộ ngực tú ụ, cái khe chết
người, bầu vú, vẽ bản đồ thế giới trong quần đùi, rừng dậm Ama dôn ẩm ướt, sũng ra rồi, hứng tình, đầu tí… Những ngôn ngữ đời thường mang tính thông tục này đã mang lại cho tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn tính đời sống, tính hiện thực cao. Có thể nói rằng, Nguyễn Bắc Sơn đã có sự tiếp thu thi pháp tiểu thuyết hiện đại, góp nhặt ngôn ngữ dân gian để làm giàu thêm cho trang viết của mình.
Bên cạnh lối viết tự nhiên, phóng túng, Nguyễn Bắc Sơn còn dung nạp vào tác phẩm của mình thứ ngôn ngữ mới của cuộc sống đương đại. Bức tranh
thế sự nhờ đó cũng hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn hơn: cuộc chiến
trên sân vận động Hàng Chiếu, xâm phạm vùng trời, xâm phạm vùng biển, giải giáp vũ khí, áp bức bóc lột, đè nén, du kích chiến, đặc công cạn, đặc công nước, trận địa chiến, trút yêu thương lên đầu súng (quan hệ nam nữ), mỳ ăn
liền (nhanh), nguyên đai nguyên kiện (còn trinh), cái kia, chỗ ấy, cái của anh,
cái của em, ngã ba sung sướng, hầm bí mật trên sông En Bơ, vùng đồi núi, vùng sâu vùng sa (bộ phận sinh dục của nam và nữ)… Sự dung nạp lớp ngôn từ này góp phần khẳng định tính hiện đại của tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn cũng như khả năng thích ứng của thể loại trong thời đại mới. Đây cũng là một đặc điểm nối bật của tiểu thuyết hiện đại nói chung và tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn nói riêng
Một đặc điểm không thể không nói đến khi khảo sát ngôn ngữ tiểu
thuyết Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn là cách hoán đổi các từ trong một câu,
hoán đổi vị trí các âm tiết giữa các từ khiến cụm từ mang một ý nghĩa khác,
gây cười, chẳng hạn: Tiếng chim hót trong bụi mận gai nói thành tiếng gai hót
trong bụi mận chim; Buồn cười thành cười buồn, Nói khéo thành khéo nói;
thành tiền nghia chủ phóng; Trăm thằng thành thăng trằm; Thuận buồm xuôi
gió thành thuận giò xuôi bướm… Điều này mang chất hài hước cho tác phẩm,
và giúp cho những vấn đề chính trị, xã hội khô cứng trở nên gần gũi, dễ hiểu, tự nhiên hơn đối với người đọc. Đó cũng là lớp ngôn ngữ thể hiện sự hóm hỉnh cũng như nét duyên rất riêng của ngòi bút Nguyễn Bắc Sơn.
Như vậy, bằng cách sử dụng một cách nhuần nhị, tự nhiên lớp ngôn ngữ mang dặc thù nghề biển và lớp ngôn ngữ mang tính chất chính trị - xã hội kết hợp với những ngôn từ thông tục, hài hước, Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Bắc Sơn đã mang đến cho tác phẩm những màu sắc rất riêng qua đó ghi một dấu ấn rõ nét khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của mình