PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của một số loại vi khuẩn chính
4.2.6. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Acinetobacter
baumannii
Kết quả khảo sát tỷ lệ A. baumannii tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 kháng thuốc bằng phương pháp kháng sinh đồ được thể hiện trong bảng 4.9 dưới đây:
Bảng 4.9. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của A. baumannii tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021
Nhóm kháng sinh β-lactam Aminoglycosid Quinolon Co-trimoxazol Peptid
Kết quả ở bảng 4.9 cho ta thấy: Tỷ lệ kháng β-lactam của A.baumannii
trung bình là 67,6%, trong đó kháng cao nhất đối với ampicillin (chiếm 91,1%) và thấp nhất đối với imipenem (chiếm 40,3%). Đối với kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, tỷ lệ kháng amikacine và tobramycine lần lượt là 79,7% và 43,1%. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh thuộc nhó quinolon trung bình là 44,7%, kháng trimethoprim và fosfomycin lần lượt là 51,5 và 64,3%. Trong
Theo kết quả khảo sát công bố tại Bệnh viên Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019 [4], tỷ lệ A.baumannii kháng cephalosporin lên tới 90%, trên 80% số chủng kháng với ceftazidim, amoxicillin/acid clavulanic và 60% số chủng kháng nhóm quinolon. Theo Nguyễn Văn Duy và cộng sự [10], khi khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2016, trên 75% số chủng A.baumannii với các kháng sinh được thử nghiệm. Trong đó, kháng nhóm β-lactam lên tới 89,4%, kháng nhóm amynoglycosid là 85,2%, kháng nhóm quinolon là 94,1%, và 100% số chủng kháng cephalothin, cefaleuxin, cefotaxime, cephazidime, ciproforacine và chloramphenicol.
Như vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ vi khuẩn
A.baumannii kháng các thuốc kháng sinh đều thấp hơn so với 2 nghiên cứu trên.
Hình 4.6. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng A.
baumannii phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên
Chú thích: 1.FOT (Fosfomycin), 2.CRO (Cefriaxone), 3.SAM
(Amipicillin/sulbactam), 4.TZP (Piperacine+ tazobactam), 5.AK (Amikacine),
6. CXM (Cefuroxime), 7.LEV (Levofloxacin), 8.MEM (Meropenem), 9.IPM (Imipenem), 10.FEP (Cefepime).