PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của một số loại vi khuẩn chính
4.2.1. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Escherichia coli
Kết quả khảo sát tỷ lệ vi khuẩn E. coli kháng kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ được thể hiện trong bảng 4.4 dưới đây:
Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng kháng sinh của E. coli tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021 Nhóm kháng sinh β-lactam Aminoglycosid Quinolon Phenicol Peptid
tetracyline 78,9%. Với các nhóm như peptid, phenicol, amynoglycosid tỉ lệ kháng dưới 50%. Tỷ lệ vi khuẩn E. coli kháng các kháng sinh thuộc nhóm quinolon là 50,7%.
Theo báo cáo tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019, tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao trên 60% với các kháng sinh nhóm cephalosporin (ceftazidim, ceftriaxon, cefotaxim, cefepim), amipicillin/sulbactam, amoxicillin/acid clavulanic, tacarcillin/acid clavulanic, fluoroquinolon (ciprofloxacin, levofloxacin).
E.coli cịn nhạy cảm với nhóm kháng sinh carbapenem, colistin và amikacin
kháng với tỷ lệ thấp hơn 10% [4].
Theo nghiên cứu kháng về tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiến hành năm 2016, tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli với ampicillin, piperacine, cephalosporin, quinolon lần lượt là 81,2%, 83,9%, 58,4%, và 36,6%. Tỷ lệ kháng cao nhất là đối với kháng sinh metroxondazle, chiếm tới 98,7% [10].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó đã cơng bố.
Hình 4.1. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng E. coli phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên
Ghi chú: 1.PRL(Piperacine), 2.LEV (Levofloxacin), 3.AMP (Ampicillin), 4.AK (Amikacin), 5.C (Chloramphenicol), 6.SAM , 7.TZP (Piperacine+Tazobactam),8.FEP,
9.CRO(Cefriaxone), 10.CXM, 11.IPM (Imipenem),12.MEM, 13.TOB (Tobramycine), 14.TE (Tetracyline),
15. CAZ (Cephazidime), 16. CTX ( Cefotaxime), 17. CN
4.2.2. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của vi Staphylococcus aureus
Kết quả khảo sát tỷ lệ vi khuẩn Staphycoccus aureus kháng kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ được thể hiện trong bảng 4.5 dưới đây:
Bảng 4.5. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của S. aureus tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021 Nhóm kháng sinh β-lactam Aminoglycosid Quinolon Phenicol Macrolid
Dựa vào bảng đánh giá 4.5 về tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn
S.aureus ta nhận thấy: tỷ lệ S. aureus kháng nhóm β-lactam là 73,1%, kháng
nhóm aminoglycosid là 21,1%, kháng nhóm quinolon là 18,6%. Tỷ lệ kháng cao nhất là kháng với kháng sinh ceftriaxone (chiếm 88,4%), tỷ lệ kháng thấp nhất là đối với kháng sinh trimethoprim (chiếm 9,2%). Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng erythrimycine là 83,2%, kháng chloramphenicol là 28,3%.
Theo như một nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ chi năm 2019, trong 389 mẫu vật dương tính với S.aureus, có tới 70% các trường hợp là tụ cầu vàng đa kháng thuốc (MRSA). Tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên 70% với các kháng sinh là penicillin, erythromycin, oxacillin, clidamycin, trên 60% đối với kháng sinh cefepim, trên 40% với meronem và 48,6% tụ cầu vàng kháng cefoperazol/sulbactam. Sự đề kháng trên nhóm quinolon với từng kháng sinh là levofloxacin 39,3%, ciprofloxacin 38,8% và 39,1% đối với amoxicillin/acid clavulanic cuối cùng là piperacillin/tazobactam 33,4% [4].
Theo khảo sát của Nguyễn Văn Duy và cộng sự, tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn S.aureus tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2016 đối với nhóm quinolon là dưới 30%, tỷ lệ kháng nhóm β-lactam là 46,8%, tỷ lệ kháng nhóm aminoglycosid là 17,1%. S. aureus kháng rifammycin, vancomycin, erythromycin, và cloramphenicol lần lượt là 27,5%, 8%, 78,8% và 44,8%; tỷ lệ kháng cao nhất là đối với metroxondazle, chiếm 94,8% [10].
Như vậy tỷ lệ vi khuẩn S. aureus kháng kháng sinh thuộc nhóm β- lactam tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã tăng từ 46,8% năm 2016 lên 73,1% năm 2021. Đối với các kháng sinh còn lại, tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc khơng có sự thay đổi rõ rệt.
Hình 4.2. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng S.
aureus phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Ghi chú : 1. CN(Gentamycine);2. LEV (Levofloxacine);3. C (Chloramphenicol); 4. TOB (Tobramycine); 5. CTX (Cefotaxime); 6. TE (Tetracycline); 7. FOX (Cefoxitin); 8. P (Peniciline) 9. OFX (Ofloxacine); 10.
DO (Doxycilline); 11. E (Erythromycine); 12. DA (Clidamycine); 13. AZM (Azithromycine).
4.2.3. Kết quả khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae
Kết quả khảo sát tỷ lệ phế cầu khuẩn S. pneumoniae tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 kháng kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ được thể hiện trong bảng 4.6 dưới đây:
Dựa theo kết quả phân tích bảng 4.6, trong 168 mẫu bệnh phẩm dương tính với S. pneumoniae, tỷ lệ kháng nhóm β-lactam là 29,4%, kháng nhóm macrolid là 49,8%, kháng trimethoprim là 91,4%, kháng tetracyline là 90,4%. Tỷ lệ S. pneumoniae kháng cao nhất đối với kháng sinh trimethoprim. Vi khuẩn S.pneumoniae khá nhạy cảm với các kháng sinh như rifampicin 99,4%,
levofloxacine 97,6%, chloramphenicol là 84,5%, nhảy cảm 99,4% với kháng sinh linezolid và moxifloxacin. Đặc biệt, 100% số chủng đều mẫn cảm với kháng sinh tigecyline. Do đó, có thể sử dụng tigecyline để điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
Bảng 4.6. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của S. pneumoniae tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021
Nhóm kháng sinh β-lactam Macrolid Co-trimoxazol Quinolon Phenicol
So sánh với báo cáo của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi về tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn S. pneumoniae cho thấy trong 19 mẫu dương tính với
S.pneumoniae, có trên 90% mẫu kháng với oxacillin, 80% mẫu kháng với
amikacin và erythromycin. Số mẫu kháng clindamycin là 63,2%, kháng ciprofloxacin là 47,4% còn đối với levofloxacin, số mẫu kháng là 52,6%. Gần như các chủng S. pneumoniae kháng hoàn toàn với sulfamethoxazol/trimetoprim. Tất các các mẫu đều nhạy cảm với piperacillin/tazobactam [4].
Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy và cộng sự 2016 tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên về tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn, hầu hết vi khuẩn S. pneumoniae đều kháng cefaleuxin, amikacine, gentamycine, erythromycin và metroxonazle tỷ lệ kháng lên tới từ 92,65 đến 100%. Trên 90% số chủng S. pneumoniae nhạy cảm với penicillin, ampicillin, piperacine, rifammycin [10].
Như vậy, tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn S. pneumoniae khảo sát được trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả khảo sát tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019 nhưng khá tương đồng với khảo sát của Nguyễn Văn Duy và cộng sự tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2016. Kết quả này cũng cho thấy khơng có sự thay đổi về tính kháng thuốc của phế cầu khuẩn S. pneumoniae ở Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2021 so với 5 năm trước đây.
Hình 4.3. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng S.
pneumoniae phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên
GHI CHÚ: 1.AZM(Azithromycine); 2.E(Erythromycine); 3.DA(Clidamycine); 4.TOB (Tobramycine); 5.TE (Tetramycine); 6.DO (Doxacyline)