baumannii
Kết quả khảo sát tỷ lệ A. baumannii tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 kháng thuốc bằng phương pháp kháng sinh đồ được thể hiện trong bảng 4.9 dưới đây:
Bảng 4.9. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của A. baumannii tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 05/2020 đến tháng 05/2021
Nhóm kháng sinh β-lactam Aminoglycosid Quinolon Co-trimoxazol Peptid
Kết quả ở bảng 4.9 cho ta thấy: Tỷ lệ kháng β-lactam của A.baumannii
trung bình là 67,6%, trong đó kháng cao nhất đối với ampicillin (chiếm 91,1%) và thấp nhất đối với imipenem (chiếm 40,3%). Đối với kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, tỷ lệ kháng amikacine và tobramycine lần lượt là 79,7% và 43,1%. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh thuộc nhó quinolon trung bình là 44,7%, kháng trimethoprim và fosfomycin lần lượt là 51,5 và 64,3%. Trong
Theo kết quả khảo sát công bố tại Bệnh viên Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019 [4], tỷ lệ A.baumannii kháng cephalosporin lên tới 90%, trên 80% số chủng kháng với ceftazidim, amoxicillin/acid clavulanic và 60% số chủng kháng nhóm quinolon. Theo Nguyễn Văn Duy và cộng sự [10], khi khảo sát tình hình kháng thuốc của vi khuẩn tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2016, trên 75% số chủng A.baumannii với các kháng sinh được thử nghiệm. Trong đó, kháng nhóm β-lactam lên tới 89,4%, kháng nhóm amynoglycosid là 85,2%, kháng nhóm quinolon là 94,1%, và 100% số chủng kháng cephalothin, cefaleuxin, cefotaxime, cephazidime, ciproforacine và chloramphenicol.
Như vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ vi khuẩn
A.baumannii kháng các thuốc kháng sinh đều thấp hơn so với 2 nghiên cứu trên.
Hình 4.6. Hình ảnh kết quả phân tích kháng sinh đồ của một số chủng A. baumannii phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên
Chú thích: 1.FOT (Fosfomycin), 2.CRO (Cefriaxone), 3.SAM
(Amipicillin/sulbactam), 4.TZP (Piperacine+ tazobactam), 5.AK (Amikacine),
6. CXM (Cefuroxime), 7.LEV (Levofloxacin), 8.MEM (Meropenem), 9.IPM (Imipenem), 10.FEP (Cefepime).
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong tổng số 1180 vi khuẩn đã khảo sát tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ ngày tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 rút ra được kết luận như sau:
1. Đã khảo sát các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm trên các bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn S.aureus cao nhất (chiếm 25,42%) và thấp nhất là Citrobacter spp. (chiếm 0,17%). Tỷ lệ nhiễm trùng ở nam giới cao hơn nữ giới. Tỷ lệ mắc phải ở độ tuổi dưới 10 tuổi là 32,2% cao nhất, tiếp đến là độ tuổi 50 - 70 chiếm 26,3%, thấp nhất là ở độ tuổi từ 10 - 29 tuổi chiếm 8,5%. Số lượng vi khuẩn phân lập cũng sai khác theo tháng, cao nhất là
ở tháng 3/2021 (18,7%) và tháng 9/2020 (12,6%), thấp nhất là tháng 10/2020 (2,4%) và tháng 1/2021 (2,2%).
2. Đã đánh giá được tình hình kháng thuốc của một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể:
- Vi khuẩn E.coli: kháng nhóm β-lactam là 58,2%, trong đó tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất đối với ampicillin 88,6%. E.coli còn kháng cao với piperacine 79,4%, tetracyline 78,9%. Với các nhóm như peptid, phenicol, amynoglycosid tỉ lệ kháng dưới 50%. Còn đối với nhóm quinolon thì tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm này là 50,7%. Còn nhạy với fosfomycin 91,3% và impenem 87,2%.
- Vi khuẩn S.aureus: kháng nhóm β-lactam là 73,1%, kháng nhóm aminoglycosid là 21,1%, kháng nhóm quinolon là 18,6%. Tỷ lệ kháng cao nhất là kháng với kháng sinh ceftriaxone 88,4%, tỷ lệ kháng thấp nhất là đối với kháng sinh trimethoprim là 9,2%. Kháng erythrimycine là 83,2%, kháng chloramphenicol 28,3%. Còn nhạy với các kháng sinh nhóm aminoglycosid và nhóm quinolon trên 70%, cao nhất là kháng sinh trimethoprim 91,3%.
- Vi khuẩn S.pneumoniae: kháng nhóm kháng sinh β-lactam là 29,4%, tỷ lệ kháng nhóm macrolid là 49,8%, kháng trimethoprim lên tới 91,4%,kháng tetracyline là 90,4%. Vi khuẩn S.pneumoniae khá nhạy cảm với các kháng sinh như rifampicin 99,4%, levofloxacine 97,6%, chloramphenicol là 84,5%, nhảy cảm 99,4% với kháng sinh linezolid và moxifloxacin. Đặc biệt nhạy cảm hoàn toàn với kháng sinh tigecyline.
- Vi khuẩn P. aeruginosa: nhóm β-lactam là 31%, nhóm aminoglycosid là 30,3%, kháng nhóm quinolon là 34,6%. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh gần như từ 60% trở lên.
- Vi khuẩn K. pneumonia: kháng nhóm β-lactam của vi khuẩn là 48,6%, tỷ lệ kháng cao nhất trong nhóm này là Ampicillin lên tới 93,8% thấp nhất là imipenem là 25%, kháng nhóm aminoglycosid là 29,9%, đối với nhóm quinolon tỷ lệ kháng là 34,3%. Tiếp theo, đối với các kháng sinh lần lượt là chloramphenicol là 36,7% còn fosfomycin là 27,7%. Tỷ lệ nhạy của vi khuẩn
K.pneumoniae với nhóm quinolon là trên 60%.
- Vi khuẩn A.baumannii: kháng nhóm β-lactam có tỷ lệ kháng cao nhất trong các nhóm kháng sinh thực hiện lên tới 67,6%, trong đó ampicillin tỷ lệ bị kháng lên tới 91,1%, tiếp đó là tới nhóm peptid 64,3%, nhóm aminoglycosid kháng 60,3%, tỷ lệ kháng của nhóm co-trimoxazol là 51,5%, kháng nhóm quinolon là 44,7%. tỷ lệ kháng thấp nhất là với Imipenem là 40,3%.
5.2 Kiến nghị
- Thường xuyên tiến hành khảo sát tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ kháng kháng sinh để đánh giá được tình hình vi khuẩn kháng thuốc.
- Do tỷ lệ kháng thuốc ở các vi khuẩn còn cao nên cần phải xây dựng kháng sinh đồ cho từng mẫu bệnh phẩm để xây dựng chế độ hóa trị liệu phù hợp tránh sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (2017) Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc từ năm 2013 - 2020,tr 6-8.
2. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015.
3. Bộ Y Tế (2017) Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng. Ban hành kèm theo Quyết định số 1539/QĐ-BYT ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. NXB Y học Hà Nội.
4. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi (2020)Báo cáo tình hình đề kháng kháng sinh năm 2019.
5. GS.TSKH. Bùi Đại, PGS.TS.Nguyễn Văn Mùi, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội 2005.
6. Bùi Khắc Hậu và nhóm tác giả (2008), “Dịch tễ phân tử các chủng
Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc nhiễm trùng bệnh viện tại Hà Nội”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ Đại Học Y Hà Nội
7. Đoàn Thị Nguyện (2009), Vi sinh vật, NXB giáo dục Việt Nam, tr 37-44.
8. Lê Hồng Minh (2009), Vi sinh y học, NXB giáo dục Việt Nam, Tr 20-30.
9. Lưu Thị Kim Thanh, Nguyễn Đắc Trung, Nguyễn Thị Huyền, Phạm Thị Ninh (2015), Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh cơ bản. Bộ Y Tế, 13-14.
10. Nguyễn Văn Duy, Quàng Thị Chính, Lưu Hồng Sơn, Nguyên Thị Phương Mai, Ngô Xuân Bình, Nguyễn Thị Huyền (2016) Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, 158 (13): 145-152
12. Nguyễn Văn Kính (2009), Trong báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.
13. Nguyễn Văn Kính, Nhóm Nghiên cứu Quốc gia của GARP-Việt Nam, (2010), Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam, The center for disease dynamics, economics & policy (CDDP), Washington DC- New Delhi.
14. Nguyễn Văn Kính (2015) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y học Hà Nội 15. Vũ Văn Long, Nguyễn Đắc Trung, Lưu Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu
Thái, Lương Thị Hồng Nhung (2010), Giáo trình vi sinh vật y học, tài liệu lưu hành nội bộ trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, tr 42-50.
AI. Tài liệu tiếng Anh
16. World Health Organization (WHO) Action Agenda for Antimicrobial Resistance in the Western Pacific Region. WHO Press: World Health Organization – 20, avenue Appia – 1211 Geneva 27, Switzerla, 7-11
BI. Tài liệu Internet
17. World Health Organization (WHO) Dịch tễ học cơ bản, năm 2006, tr 127- 129.
18. Centers for Disease Control and Prevention (2020) About Antibiotic Resistance. https://www.cdc.gov/drugresistance/about.html
2.1.Thành phần môi trường Uti agar
Bảng 1: Thành phần môi trường BrillianceTMUti agar của hãng OXOID, Anh để phân lập vi khuẩn
STT
1 Peptone
2 Chromogenic mix
3 Agar
Cách pha môi trường: Cân 53,6g môi trường trong 1l nước, hấp ở 121oC trong 15 phút để nguội đến 50oC rồi đổ ra các đĩa peptri.
2.3. Thành phần môi trường thách máu và socola
Bảng 2: Thành phần môi trường Blood Agar Base của hãng BIOMERIEUX của Pháp để nuôi cấy vi khuẩn
Cách pha môi trường: Cân 39g môi trường pha với 1l nước, hấp ở 121oC trong 15p để nguội đến 50oC, cho 50ml máu thỏ vào quay tròn trong
Cách pha môi trường socola: cân 39g môi trường trong 1l nước, hấp ở 121oC trong 15p để nguội đến 50oC, cho 50ml máu thỏ vào trong bình rôi lắc đều để máu hòa tan đều trong thạch. Đun cách thủy 80oC trong 10 phút, chú ý luôn lắc tròn bình thạch, để nguội rồi đổ ra đĩa peptri.
2.3. Thành phần muôi trường DCL
Bảng 3: Thành phần môi trường DCL agar nhập từ Mast group Ltd, Anh dùng để phân lập Salmonella, Shigella.
STT Thành phần 1 Pepton 2 Cao thịt 3 Lactoza 4 Natri hyposufit 5 Natri Xitrat 6 Feric Citrat 7 Natri dezoxycolat
8 Đỏ trung tính dung dich 1 %
9 Thạch
Cách pha môi trường: Cân 52,5g bột với 1l nước cất đun sôi 15 phút không cần hấp khử trùng để lạnh xuống 50-60oC, trộn đều, đổ ra đĩa peptri.
1 Mủ
2 Cấy chuyển máu
dương tính 3 Nước tiểu 4 Phân 5 Đờm 6 Dịch phế quản 7 Dịch tỵ hầu 8 Dịch não tủy 9 Dịch khớp 10 Dịch màng phổi 11 Dịch ổ bụng