sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001-2005
Những thành tựu mà ngành y tế đạt được trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 - 2000) là thực tế khách quan, khẳng định tính đúng đắn của đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đây chính là cơ sở để đưa nền y tế nước ta phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu mọi người đều phải được chữa bệnh khi ốm đau, mọi người đều phải được chăm sóc sức khoẻ. Để làm được điều đó, chúng ta đã và đang xây dựng một hệ thống y tế hướng tới việc phục vụ nhân dân chất lượng, hiệu quả, công bằng hơn- một hệ thống y tế nhân đạo, văn minh, tiên tiến.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Việt Nam sẽ có sự phát triển nhanh về kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân sẽ tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật y dược cũng sẽ phát triển nhanh chóng và
45
ảnh hưởng tích cực đến các nước trong khu vực. Do vậy, Việt Nam cũng cần có đường lối, chính sách phát triển thích hợp để xây dựng ngành y tế phát triển trong mối quan hệ chung với khu vực, thế giới và đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã ban hành Nghị quyết thông qua Báo cáo chính trị đánh giá những thành tựu to lớn mà đất nước đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội (1991 - 2000) và sau 15 năm đổi mới.
Giải quyết các vấn đề xã hội giai đoạn 2001 - 2005 liên quan đến y tế, Báo cáo chính trị tại Đại hội khẳng định: "Thực hiện đồng bộ các chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là ở cơ sở. Xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu. Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, bảo đảm các loại thuốc thiết yếu đếm mọi địa bàn dân cư. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ; đổi mới cơ chế chính sách viện phí, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Nhà nước ban hành chính sách quốc gia về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền từ khâu đào tạo đến khâu khám bệnh và điều trị " [16, tr.107].
Về thực hiện các chính sách xã hội, Báo cáo chính trị nhấn mạnh: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội " [16, tr.108].
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển
46
kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 - Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Đánh giá các thành tựu mà ngành y tế đã đạt được 10 năm qua, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 đã nêu rõ:
" Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế dự phòng. Các chỉ số sức khoẻ cộng đồng được nâng lên. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 38% năm 1995 xuống 33 - 34% năm 2000; tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 81% xuống còn 42%. Các bệnh bại liệt, bệnh thiếu Vitamin A, bệnh uốn ván sơ sinh cơ bản được thanh toán vào năm 2000. Các bệnh sốt rét, bướu cổ năm 2000 đã giảm gần 60% so với năm 1995. Một số bệnh viện được nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới, hầu hết các xã đã có trạm y tế. Trung tâm y tế chuyên sâu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành bước đầu, trang thiết bị y tế đã được nâng cấp ở các tuyến. Các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân được phát triển. Các chính sách và bảo hiểm y tế và chế độ thu một phần viện phí đã góp phần khắc phục những khó khăn của ngành. Nhiều nơi đã thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, gia đình có công với dân, với nước " [16, tr.108].
Về định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và vùng: Phát động phong trào toàn xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 30%, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 35%, mở rộng tiêm chủng trẻ em từ 8 - 10 loại vacxin, tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản xuống còn 0,9%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 22 - 25% vào năm 2005; không còn trẻ em bị mù chữ ở tuổi 15; 70% trẻ em được phổ
47
cập trung học cơ sở; 50% cơ sở có điểm văn hoá vui chơi cho trẻ em; 80% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ, chăm sóc.
Phát triển y tế dự phòng, cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam và tăng tuổi thọ bình quân lên khoảng 70 tuổi vào năm 2005. Phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh, bảo đảm 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất từ trong nước với chất lượng cao.
Hoàn chỉnh quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở; có bác sĩ làm việc ở tất cả các trạm y tế xã đồng bằng và trung du, phần lớn các xã miền núi. Tiếp tục củng cố và phát triển thêm bệnh viện ở một số tuyến, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, giải quyết một bước tình trạng thiếu giường bệnh; bảo đảm sự bình đẳng thụ hưởng các dịch vụ về y tế trong các tầng lớp dân cư. Hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành, các trung tâm y tế chuyên sâu và một số bệnh viện khu vực. Từng bước ngăn chặn và giảm tốc độ phát triển bệnh dịch AIDS. Tập trung sức cho việc phòng trừ và giải quyết trọng điểm tệ nạn xã hội .
Ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 35 phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu chung:
Phấn đấu để mọi người dân được được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi .
Các chỉ tiêu sức khoẻ phải đạt được vào năm 2010: - Tuổi thọ trung bình của nhân dân đạt 71 tuổi.
- Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 70/100.000 trẻ đẻ sống.
48
- Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi hạ xuống dưới 25% trẻ đẻ sống. - Tỷ suất trẻ em chết dưới 5 hạ xuống dưới 32%.
- Tỷ lệ trẻ em mới đẻ có trọng lượng dưới 2.500g giảm xuống dưới 6%. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 20%. - Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,60m trở lên.
- Có 4, 5 bác sỹ và 1 dược sỹ Đại học/10.000 dân.
Có thể nói, lần đầu tiên, bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế- xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã có một chiến lược mang ý nghĩa lịch sử về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Điều này thể hiện sự mới mẻ trong nhận thức của Đảng với mục tiêu tốt đẹp vì con người, thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngành y tế xây dựng Chương trình hành động nhằm đưa Nghị quyết của Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào cuộc sống. Ngành y tế tập trung phấn đấu đạt được mục tiêu chung đã được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 và Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010. Để đạt được các mục tiêu đó, toàn Ngành phải thực hiện đồng bộ các mặt công tác chủ yếu sau:
Khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng đồng thời chủ động phòng chống các bệnh trong mô hình bệnh tật của nước công nghiệp trong điều kiện đất nước tiến vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn và thương tích, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử và các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại (nghiện ma tuý, nghiện rượu, béo phì.v.v...); bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn truyền máu.
49
Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục củng cố và phát triển thêm bệnh viện ở một số tuyến, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, giải quyết một bước tình trạng thiếu giường bệnh; bảo đảm sự bình đẳng thụ hưởng các dịch vụ y tế trong các tầng lớp dân cư. Hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành, các trung tâm y tế chuyên sâu và một số bệnh viện khu vực. Nâng cấp bệnh viện huyện, tỉnh; phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực (liên huyện) ở các địa bàn xa trung tâm tỉnh. Đặc biệt tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em, cho người bị di chứng chiến tranh, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa.
Hoàn thành quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sỹ làm việc ở tất cả các trạm y tế xã đồng bằng và trung du, phần lớn xã miền núi. Tiêu chuẩn hoá tăng cường đào tạo cán bộ y tế, chú ý người dân tộc thiểu số; phân bố cán bộ theo từng vùng phù hợp với nhu cầu.
Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh, bảo đảm 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất từ trong nước và chất lượng cao. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị y tế; ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế.
Thực hiện xã hội hoá cung cấp các dịch vụ y tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội.
Sử dụng có hiệu quả và đa dạng hoá các nguồn lực trong cung cấp dịch vụ y tế; từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân qua viện phí và bảo hiểm y tế. Đổi mới cơ chế, chính sách viện phí; mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
50
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong cả phòng bệnh, chữa bệnh và đào tạo cán bộ. Phấn đấu có một số lĩnh vực y, dược học có thế mạnh trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam á. Thực hiện kết hợp quân dân y nhất là tại các vùng cao, biên giới, hải đảo, trong chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ đến mọi người dân và tự giác tham gia rèn luyện thể lực, thể thao nhằm nâng cao thể lực, tăng sức khoẻ và tuổi thọ của người dân. Xây dựng nếp sống lành mạnh trong toàn xã hội, từ bỏ các thói quen có hại cho sức khoẻ như lạm dụng rượu, thuốc lá, ma tuý, ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS. Tổ chức chữa bệnh cho bệnh nhân AIDS và người nghiện ma tuý, giúp những người này sống, lao động có ý nghĩa trong cộng đồng.
Hoàn thiện tổ chức và tăng cường đào tạo nhân lực y tế, nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ mới và áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong Ngành y tế.
Cải cách hành chính, tăng cường công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước về y tế.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 46 - Nghị quyết Trung ương "về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới". Nghị quyết khẳng định: Trong hơn 10 năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng,
51
miền đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ có sự phấn đấu nỗ lực của đại đa số cán bộ, nhân viên ngành y tế, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân.
Tuy nhiên, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn, năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc chữa bệnh còn rất cao so với thu nhập của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo