CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Thực hiện chức năng lịch sự
2.2.1. Chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh
Bắt đầu từ thế kỷ XX, theo Michael Haugh (2004), khái niệm lịch sự trong tiếng Anh đi từ nghĩa thể hiện sự tôn kính với người ở vị thế cao hơn, đến nghĩa thể hiện hành động đặt trong một xã hội bình đẳng. Trong tiếng Anh hiện đại, khái niệm lịch sự gắn với khái niệm khiêm nhường hơn là thể hiện sự khác biệt trên dưới của người giao tiếp.
Về chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, chúng tôi xin trình bày về đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chỉ người nghe bởi trong giao tiếp bằng lời nói, chỉ có đại từ nhân xưng chỉ người nghe mới thể hiện được tính lịch sự.
Để chỉ ngôi thứ hai trong giao tiếp, trong lịch sử phát triển của tiếng Anh có xuất hiện các đại từ nhân xưng “thou”, “thee”, “ye”, “you”, và “Sir”. Trong các tài liệu tiếng Anh cổ, “thou” và “thee” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít còn “ye” và “you” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều. (Katie Wales, 1996: 14)
Vào thế kỷ thứ mười ba, người Anh sử dụng các đại từ “ye” và “you” cho cả các danh từ số ít, thay vì sử dụng các đại từ “thou” và “thee” như truyền thống. Mấu chốt để lý giải việc sử dụng như vậy là tính lịch sự. Khi người nói gọi người nghe bằng đại từ “you” là thể hiện sự tôn trọng như đối với một người thuộc tầng lớp xã hội ngang bằng hoặc cao hơn. Trong thời kỳ Trung đại, “you” có xu hướng là lựa chọn ưa thích chủ yếu ở tầng lớp thượng lưu hay trong những bối cảnh giao tiếp trang trọng. Vào thế kỷ XV, việc sử
dụng của you/thou được thiết lập là một chỉ số của địa vị xã hội. Nhưng nó cũng hoạt động như một dấu hiệu của mối quan hệ giữa các cá nhân. Và kể từ cuối thế kỷ XVII, “thou” càng ngày càng ít được sử dụng. Tất nhiên đại từ này vẫn tồn tại trong tiếng Anh, nhưng nó được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các ngôn ngữ tôn giáo cầu nguyện, và các nghi lễ như lễ cưới, đám tang.
2.2.2.Chức năng thể hiện tính lịch sự của các đại từ nhân xưng trong tiếng Đức
Trong tiếng Đức có một đại từ nhân xưng được dùng để thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp, đó là đại từ nhân xưng “Sie”. Đại từ này luôn luôn được viết hoa và sử dụng cho cả số ít lẫn số nhiều.
- Können Sie mir bitte sagen, wie spät es ist? (Chị có thể cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi không ạ?)
“Sie” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Trong tiếng Việt chúng tôi có thể tìm thấy một số cách biểu đạt tương đương của đại từ này như: ngài, ông, bà, anh, chị… Trường hợp sử dụng đại từ để thể hiện tính lịch sự trong xưng hô chúng tôi cũng thấy có đại từ ngôi thứ hai “vous” trong tiếng Pháp và trong tiếng Anh là đại từ “you”. Tuy nhiên, đại từ “you” trong tiếng Anh có thể được dùng cho cả trường hợp lịch sự và giao tiếp thân mật.
Việc sử dụng đại từ mang tính chất lịch sự “Sie” đã lấn át việc sử dụng đại từ “Ihr”. Như chúng tôi đã dẫn ở chương 1, đại từ “Ihr” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều được dùng thay thế cho đại từ nhân xưng ngôi thứ hai sô ít với ý nghĩa lịch sự trong thời kỳ trước đây. Trong cuộc sống hàng ngày hiện nay, “Sie” thường được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng đối với người chưa từng quen biết hoặc có quan hệ xa cách (thường là người lớn tuổi hơn).
Từ việc xem xét đối tượng có thể sử dụng với đại từ “Sie”, chúng tôi cũng có nhận xét rằng, cách sử dụng đại từ nhân xưng có thể chi phối các lời
chào hỏi trong các ngôn ngữ khác nhau. Chúng tôi xem xét ở đây trường hợp của tiếng Đức và tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, đại từ “you” được dùng không phân biệt đối tượng ở ngôi thứ hai là người mới quen hay đã thân thiết, là người thuộc mối quan hệ quyền thế hay kết liên. Khi gặp nhau lần đầu tiên, người Anh có thể chào nhau bằng câu: “Hello!” song song với các câu chào như “Good morning!/Good afternoon!/Good evening!”. Hình thức chào “Hello!” không biểu thị tính lịch sự hay không lịch sự.
Trong tiếng Đức, nếu là lần đầu tiên gặp gỡ, người Đức sẽ gọi người nói chuyện với mình bằng đại từ nhân xưng “Sie” (Hoặc các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ mang tính lịch sự khác). Tương ứng với cách sử dụng đại từ nhân xưng đó, câu chào của người Đức không bao giờ là “Hallo!” (vốn có nghĩa tương đương với “Hello!” trong tiếng Anh. Trong trường hợp này, người Đức sẽ chào nhau bằng câu “Guten Morgen!/Guten Tag/Gute Nacht!”.