Đại từ nhân xưng trong tác phẩm “Schneewittchen” (thuộc bộ “Grimms

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (Trang 60 - 72)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Phân tích cách chuyển dịch đại từ nhân xƣng trong tác phẩm tiếng Anh

3.2.1. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm “Schneewittchen” (thuộc bộ “Grimms

“Grimms Märchen”) và bản dịch sang tiếng Việt của dịch giả Hữu Ngọc

“Truyện cổ Grimm” (tiếng Đức là Grimms Märchen) còn có tên gọi là “Truyện kể trong gia đình cho trẻ em” (Kinder und Hausmärchen) là một tập hợp các chuyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 do anh em nhà Grimm là Jacob và Wilhelm sưu tầm. Truyện cổ Grimm được biết đến như “một trong những nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây”.

Truyện cổ Grimm từng được dịch ra 160 thứ tiếng và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những tác phẩm trong bộ “Truyện cổ Grimm” được Jacob và Wilhelm ghi lại bằng cách mời những người kể chuyện đến nhà và chép lại những gì họ kể. Trong số những người kể chuyện này không chỉ có những nông dân mà còn có những người thuộc tầng lớp trung lưu và các học giả, những người sở hữu những câu chuyện được nghe từ người hầu của họ. Qua nhiều lần xuất bản kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1812 (86 truyện), cho đến lần xuất bản thứ 7 năm 1857 thì bộ truyện cổ Grimm đã tăng lên con số là 211 truyện nhỏ.

Chúng tôi đã tiến hành thống kê số lượng đại từ nhân xưng trong tác phẩm “Schneewittchen” – nguyên bản tiếng Đức và bản dịch sang tiếng Việt với tên gọi “Nàng Bạch Tuyết”. Qua đó, chúng tôi có được những nhận xét như sau:

Trong tác phẩm bằng tiếng Đức, tổng cộng có 233 lượt đại từ nhân xưng tiếng Đức xuất hiện ở các cách khác nhau còn trong bản dịch tiếng Việt là 150 lượt từ xưng hô tương ứng.

Bảng 3: Đại từ nhân xƣng trong “Schneewittchen” và cách chuyển dịch sang tiếng Việt

Đại từ nhân xƣng trong tác phẩm “Schneewittchen”

Cách dịch các đại từ nhân xƣng sang tiếng Việt

Ngôi thứ nhất ich (10), mir (6) tôi (6), ta (9), tao (1), cháu (1), em (2)

wir (2), uns (1) chúng tôi (3)

Ngôi thứ hai du (12), dir (4), dich (4) mày (1), ngươi (1), bác (1), cháu (1), cô (11), bà (8), con (2), nàng (3) Sie (0)

Ihr (12) bà (5), hoàng hậu (2) ihr (0)

Ngôi thứ ba er (13), ihm (9), ihn (6) chú (2)

sie (61), ihr (4) mụ (35), bà (2), bà này (2), nàng (4), nàng ta (3) es (56), ihm (9), es (12) nó (3), cô (32), cô bé

(1), Bạch Tuyết (2) sie (22) họ (8), các chú (2)

 Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất

Trong tác phẩm bằng tiếng Đức, chúng tôi có thấy xuất hiện đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất là “ich” (số ít), “wir” (số nhiều) và “mir” (đại từ cách 3 của “ich”)

Trong bản dịch sang tiếng Việt, “ich/mir” được dịch là “tôi/ta/tao/cháu/em”. Chúng tôi xin phân tích cụ thể các cách dịch đó như sau: Đại từ nhân xưng “ich” và biến thể cách 3 là “mir” được dịch là “tôi” (6 lần) trong bản dịch sang tiếng Việt. Các lần xuất hiện của từ “tôi” này đều là trong đoạn đối thoại giữa nàng Bạch Tuyết và mụ hoàng hậu độc ác, trong đó nàng Bạch Tuyết xưng “tôi” hai lần và mụ hoàng hậu xưng “tôi” bốn lần. Sau khi mụ hoàng hậu tẩm thuốc độc vào quả táo và mang đến nhà của bảy chú lùn, nàng Bạch Tuyết thấy có người lạ gõ cửa bèn thò đầu ra cửa sổ và nói:

- Ich darf keinen Menschen einlassen, die sieben Zwerge haben

mir‟s verboten.

- Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi

Mụ hoàng hậu vì muốn hại nàng Bạch Tuyết, mụ đã cải trang thành một bà nông dân và nàng Bạch Tuyết đã không nhận ra mụ. Nàng thấy rằng người đang gõ cửa là một người hoàn toàn lạ lẫm. Trong trường hợp này, dịch giả đã chuyển dịch đại từ nhân xưng “ich” thành đại từ nhân xưng “tôi” trong tiếng Việt. Cách dịch này theo chúng tôi cũng chưa thật sự quen thuộc với cách sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt. Người Việt Nam sẽ xưng “tôi” trong những trường hợp cần thể hiện sự lịch sự như trong giao tiếp công sở (Tôi – Ông/Bà/Anh/Chị), trong giao tiếp tại trường đại học giữa giảng viên đại học và sinh viên (Tôi – Các bạn). Với một cô bé còn nhỏ tuổi

thường cô bé sẽ xưng là “cháu”. Tuy nhiên, để lý giải cho cách dịch này, chúng tôi cho rằng dịch giả Hữu Ngọc đã dựa vào văn cảnh ở đây là nàng Bạch Tuyết muốn giữ khoảng cách còn khá xa lạ với bà nông dân lạ mặt kia.

Cũng trong đoạn đối thoại này, để đáp lại câu nói trên của nàng Bạch Tuyết, hoàng hậu cũng xưng là “tôi”:

- Mir auch recht, meine Äpfel will ich schon loswerden. Da,

einen will ich dir schenken.

- Thôi cũng được. Tôi muốn đẩy chỗ táo này đi. Để tôi cho cô một quả.

Đến lúc này, dường như Bạch Tuyết đã thấy có phần nào thân thiện hơn với bà nông dân đó, nên cách dịch đại từ nhân xưng “ich” đã thay đổi, nàng Bạch Tuyết không còn xưng là “tôi” nữa, mà đã chuyển sang xưng là “cháu”. Cách dịch này rất phù hợp với văn hoá giao tiếp của người Việt, một phần bà nông dân đó đáng tuổi cha mẹ nàng, phần nữa bà ta lại đang có ý tốt muốn cho nàng một quả táo.

Ngoài cách dịch đại từ nhân xưng “ich” là “tôi/cháu”, trong bản dịch tiếng Việt “ich” còn được dịch là “ta” (9 lần). Các đại từ “ta” này đều được xử dụng bởi các nhân vật thuộc tầng lớp vua chúa trong tác phẩm như hoàng hậu, hoàng tử:

- Hätt‟ ich ein Kind, so weiss wie Schnee, so rot wie Blut und

so schwarz wie das Holz an dem Rahmen!

- Ước gì ta đẻ được một đứa con da trắng như tuyết, môi đỏ

như máu và tóc đen như gỗ khung cửi này.

Ngoài ra, trong bản dịch tiếng Việt, chúng tôi cũng có thấy xuất hiện một số đại từ nhân xưng “ta” khác mà trong nguyên bản truyện tiếng Đức

không có. Đó là đại từ “ta” trong câu hỏi mà mụ hoàng hậu độc ác hỏi chiếc gương thần:

- Spieglein, Spieglein an der Wand, Wer ist die Schönste im ganzen Land? - Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Để lý giải cho cách dịch trên, chúng tôi cho rằng, nếu như trong câu tiếng Đức, tác giả tạo nhịp uyển chuyển cho văn bản bằng cách lặp lại âm tiết của hai từ “Wand” và “Land” thì trong câu dịch sang tiếng Việt, dịch giả cũng dùng phép lặp từ “ta” để làm cho câu văn thêm trôi chảy và hay hơn rất nhiều.

Trong bản dịch, có một lần duy nhất mụ hoàng hậu xưng là “tao” với nàng Bạch Tuyết. Sau khi mụ đến nhà bảy chú lùn và hại nàng Bạch Tuyết bằng việc thắt chặt chiếc áo để nàng không thở được và ngã lăn bất tỉnh, mụ ta tưởng rằng nàng đã chết. Nhưng khi hỏi chiếc gương thần và biết rằng nàng còn sống, mụ ta đã vô cùng căm giận và nói:

- Nun aber, will ich etwas aussinnen, das dich - zugrunde

richten soll.

- Được rồi, thế nào tao cũng lập mưu trừ được mày.

Trong tiếng Việt, ngoài cách sử dụng “tao - mày” trong những tình huống giao tiếp thân mật, người nói sẽ chỉ xưng “tao” với thái độ rất thù hằn và bực tức. Chúng tôi cho rằng, trong đoạn hội thoại này, dịch giả đã chuyển dịch thành công đại từ “ich - tao” sang tiếng Việt.

Còn một từ xưng hô nữa chúng tôi tìm thấy trong phần chuyển dịch đại từ nhân xưng “ich” của dịch giả, đó là từ “em”. Nàng Bạch Tuyết xưng “em”

với bảy chú lùn khi được hỏi về tên của nàng và được bảy chú lùn mời ở lại trong ngôi nhà xinh xắn:

- Ich heisse Schneewittchen.

- Em là Bạch Tuyết.

Dịch giả chuyển dịch đại từ “ich” sang “em” trong trường hợp này với lý do Bạch Tuyết đáng tuổi gọi các chú lùn bằng “anh”. Hơn nữa, khi xưng là “em”, Bạch Tuyết cũng thể hiện sự dịu dàng, đáng yêu của một cô công chúa nhỏ bé.

Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tác phẩm tiếng Đức “wir” và “uns” (biến thể cách 3 của “uns”) được chuyển dịch sang tiếng Việt là “chúng tôi” (3 lần) và đều là cách xưng hô của bảy chú lùn, một lần với Bạch Tuyết và 2 lần với hoàng tử - người đã đến nhà bảy chú lùn xin ngủ nhờ trong một hôm đi rừng về muộn:

- Die alte Krämerfrau war niemand als die gottlose Königin. Hüte dich und lass keinen Menschen herein, wenn wir nicht

bei dir sind!

- Con mụ bán hàng đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày cô phải cẩn thận, chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé.

 Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai

Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong tác phẩm tiếng Đức chúng tôi thống kê được gồm có đại từ “du” với các biến thể cách ba “dir”, biến thể cách bốn “dich” và đại từ “Ihr”.

Trong bản dịch sang tiếng Việt, đại từ nhân xưng “du” cùng với các biến thể được dịch là “ngươi/cháu/cô/con/nàng”. Chúng tôi xin phân tích từng trường hợp cụ thể trong phần dưới đây.

Mụ hoàng hậu độc ác có một chiếc gương thần, mụ ta thường hỏi gương xem có ai đẹp bằng mụ không. Khi gương thần trả lời là có nàng Bạch Tuyết đẹp hơn hoàng hậu gấp bội phần, mụ ta gọi một người đi săn đến và nói:

- Bring das Kind hinaus in den Wald, ich will‟s nicht mehr vor meinen Augen sehen. Du sollst es töten und mir Lunger und

Leber zum Wahrzeichen mitbringen.

- Ngƣơi hãy đem con bé này vào rừng cho khuất mắt ta. Giết

chết nó đi, mang tim gan nó về đây làm bằng.

Khi gọi người đi săn là “ngươi”, hoàng hậu đã thể hiện vai giao tiếp của người nói là bậc trên (hoàng hậu), người nghe là bậc dưới (người đi săn).

Người đi săn vâng lệnh hoàng hậu, đem cô bé vào rừng, nhưng cô bé vô tội van khóc. Bác thợ săn thương hại cô bé và bảo:

- So lauf hin, du armes Kind! - Tội nghiệp, thôi cháu đi đi.

Trong câu thoại trên, “du” được dịch là “cháu”. Dịch giả đã căn cứ vào tuổi của Bạch Tuyết và bác thợ săn, cũng như sự thương cảm của người thợ săn lúc này dành cho Bạch Tuyết để chuyển dịch “du” sang tiếng Việt là “cháu”.

Còn đối với các chú lùn, họ luôn gọi nàng Bạch Tuyết với từ xưng hô là “cô”, ngay từ lần đầu gặp mặt:

- Wie heiβt du? - Cô tên là gì?

- Die alte Krämerfrau war niemand als die gottlose Königin. Hüte dich und lass keinen Menschen herein, wenn wir nicht

bei dir sind!

- Con mụ bán hàng đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày

phải cẩn thận, chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé. “Cô” trong tiếng Việt là một từ xưng hô để gọi người phụ nữ, có thể là nhỏ tuổi hơn người nói, cũng có thể là nhiều tuổi hơn người nói (trường hợp nhiều tuổi hơn người nói khi gọi sẽ thể hiện sự kính trọng). Trong tình huống câu chuyện chúng tôi đang phân tích, Bạch Tuyết đáng tuổi em của các chú lùn, các chú lùn gọi nàng bằng “cô” có lẽ sẽ lịch sự hơn là gọi bằng “em”.

Về cách chuyển dịch đại từ nhân xưng “du” thành từ xưng hô “con” trong bản dịch tiếng Việt. Câu thoại này nằm trong đoạn mụ hoàng hậu mò đến nhà của bảy chú lùn lần đầu tiên:

- Kind, wie du aussiehst! Komm, ich will dich einmal

ordentlich schnüren.

- Con ơi, con buộc vụng lắm. Lại đây bà buộc cho.

Mụ hoàng hậu lúc này gọi nàng Bạch Tuyết là “con” và xưng là “bà”. Đây là cách xưng hô rất tình cảm trong giao tiếp của người Việt. Người Việt yêu quý ai lắm thì mới gọi người đó là “con” (chúng tôi xét đến trường hợp người nghe đáng tuổi con cháu của người nói). Trong trường hợp này, dịch giả căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp ở đây là mụ hoàng hậu đang muốn làm thế nào để lừa được nàng Bạch Tuyết mặc được chiếc áo, rồi thắt thật chặt cho nàng không thở được và chết. Chính vì thế mụ ta ra sức nói ngọt với nàng, và xưng hô như bà của nàng vậy.

“Du” còn được dịch là “nàng” trong câu nói của chàng hoàng tử đối với Bạch Tuyết. Sau khi Bạch Tuyết nôn được miếng táo có thuốc độc ra, hoàng tử đã rất mừng rỡ và nói với nàng:

- Ich habe dich lieber als alles auf der Welt; komm mit mir in meines Vaters Schloss, du sollst meine Gemahlin werden. - Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta,

nàng sẽ là vợ ta.

Khi khảo sát các đại từ nhân xưng trong bản dịch tiếng Việt của dịch giả Hữu Ngọc, chúng tôi thấy có xuất hiện đại từ nhân xưng “mày”. Đại từ nhân xưng “mày” trong tiếng Việt, nếu không phải được dùng trong xưng hô thân mật giữa những người có quan hệ gần gũi, mang sắc thái tình cảm thì đại từ đó thể hiện thái độ khinh ghét, thậm chí căm thù của người nói đối với người nghe. Trong câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết” mà chúng tôi đang phân tích, mụ hoàng hậu độc ác lập mưu tẩm thuốc độc vào chiếc lược rồi chải lên tóc Bạch Tuyết nhưng thật may là bảy chú lùn đã kịp cứu nàng. Bạch Tuyết không chết, mụ hoàng hậu lúc này tức điên lên và nói:

- Schneewittchen soll sterben, und wenn es mein eigenes

Leben kostet!

- Con Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam.

Trong câu tiếng Đức không thấy xuất hiện đại từ nhân xưng “du”, chỉ thấy có danh từ chỉ tên riêng “Schneewittchen”. Dịch giả Hữu Ngọc dịch khi dịch câu thoại trên đã dịch tên riêng đó là “con Bạch Tuyết”, và thêm vào một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai “mày”. Cách dịch này cho thấy sự đối xứng của cặp xưng hô “mày – tao” và khiến câu nói của mụ hoàng hậu thêm phần toan

Trong truyện tiếng Đức chúng tôi không thấy xuất hiện đại từ nhân xưng “Sie” (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, lịch sự trong tiếng Đức), mà lại thấy xuất hiện đại từ nhân xưng “Ihr” (viết hoa) (12 lần). Đây là đại từ nhân xưng tiếng Đức cổ, xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI đế thế kỷ XVI. Trong thời kỳ đó, để gọi người thuộc ngôi thứ hai, trong tiếng Đức có sử dụng hai đại từ nhân xưng là “du” và “Ihr”. “Du” thể hiện sự thân thiết giữa người nói và người nghe, còn “Ihr” là đại từ số ít, thể hiện sự lịch sự, tôn kính khi gọi người đang giao tiếp với mình. Trong truyện “Schneewittchen”, “Ihr” xuất hiện trong đoạn hội thoại giữa hoàng hậu và chiếc gương thần, trong bản dịch tiếng Việt, “Ihr” được dịch là “bà”:

- Frau Königin, Ihr seid die Schönste hier,

Aber Schneewittchen ist tausendmal schöner als Ihr. - Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Cũng có trường hợp “Ihr” được dịch là “hoàng hậu”. Cách dịch này thể hiện cách gọi người nghe theo chức tước của người đó:

- Frau Königin, Ihr seid die Schönste im Land.

- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

 Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba

Trong tác phẩm tiếng Đức, đại từ nhân xưng “sie” (số ít, ngôi thứ ba) là đại từ có tần số xuất hiện nhiều nhất. Trong câu chuyện này, đại từ “sie” là đại từ thay thế cho danh từ “die Königin” – bà hoàng hậu. Tuy nhiên, trong bản dịch tiếng Việt thì “sie” khi chuyển dịch thành “bà” chỉ chiếm có 07 lần, còn lại “sie” được dịch là “mụ”. Trong 07 lần từ “bà” xuất hiện thì có 04 lần là để chỉ người mẹ đẻ ra Bạch Tuyết – Hoàng hậu thứ nhất của nhà vua, còn lại chỉ

có 03 lần là để chỉ hoàng hậu thứ hai. 03 lần xuất hiện của từ “bà” với ý nghĩa “bà hoàng hậu” chỉ xuất hiện ở phần đầu của câu chuyện, khi nàng Bạch Tuyết còn nhỏ và hoàng hậu chưa ghen tỵ với sắc đẹp của nàng.

- Über ein Jahr nahm sich der König eine andere Gemahlin. Es war eine schöne Frau, aber sie war stolz und übermütig und konnte nicht

leiden, dass sie an Schönheit von jemand sollte übertroffen warden. Một năm sau, vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm nhưng kiêu căng tự phụ, không muốn ai đẹp bằng mình. Từ khi được chiếc gương thần cho biết hoàng hậu rất đẹp, nhưng vẫn không đẹp bằng nàng Bạch Tuyết, thì đại từ “sie” trong tác phẩm tiếng Đức được chuyển dịch thành “mụ”. Khi gọi bà hoàng

hậu như vậy, người kể chuyện đã thể hiện rõ thái độ đối với bà hoàng hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)