CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch và khái niệm tƣơng đƣơng trong dịch
dịch thuật
Dịch thuật đóng một vai trò quan trọng trong bất cứ thời đại nào, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Dịch thuật không những giúp chúng ta hiểu được nền văn minh xa xưa của nhân loại mà còn mở ra những khám phá mới về thế giới trong tương lai. Nói cách khác, hoạt động dịch thuật thúc đẩy sự trao đổi tri thức, giao lưu văn hoá giữa con người và các dân tộc.
Có rất nhiều quan điểm được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu về khái niệm dịch thuật trong suốt lịch sử phát triển của nó. Hartman và Stork (1972) cho rằng: dịch là thay thế một văn bản trong một ngôn ngữ bằng một văn bản tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. Còn theo Nida và Taber (1974), dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận (receptor language) sự tương đương tự nhiên và sát với thông điệp của ngôn ngữ nguồn (source language), trước hết là về nghĩa (meaning) và sau đó là phong cách (style). Newmark (1981) cho rằng: dịch thuật là chuyển một văn bản này thành một văn bản khác theo cùng cách tác giả thể hiện khi viết văn bản đó.
Như vậy, các quan điểm nêu trên của các tác giả đều nhắc đến một khái niệm đó là sự tương đương trong dịch thuật (equivalence). Nghĩa là khi dịch một văn bản, người dịch thuật phải tìm ra được sự tương đương hoặc tương đương gần nhất nhưng vẫn giữ được nghĩa và phong cách.
Tương đương dịch thuật là mối quan hệ giữa ngữ nguồn và ngữ đích mà cho phép ngữ đích được coi là sự chuyển dịch của ngữ nguồn. Koller (1979) đưa ra năm loại tương đương dịch thuật như sau:
- Tương đương biểu niệm: quan hệ tương đương được xem là hướng tới hiện thực ngoài ngôn ngữ.
- Tương đương biểu thái: Loại tương đương này liên quan đến các phạm trù như phong cách, địa lý, xã hội.
- Tương đương chuẩn văn bản: Những từ trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích được sử dụng trong cùng ngôn cảnh trong các ngôn ngữ tương ứng.
- Tương đương ngữ dụng: là quan hệ tương đương liên quan đến đối tượng tiếp nhận văn bản.
- Tương đương hình thức: là việc tạo ra sự tương đương về hình thức (mẫu) trong khi dịch bằng cách tạo ra các mẫu mới trong ngôn ngữ đích.
Có thể thấy rằng, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá với những đặc trưng riếng của dân tộc đó. Cách nhìn nhận, đánh giá thế giới khách quan của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Do vậy, khi chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích đôi khi sẽ không tìm được sự tương đương tuyệt đối.