Chức năng thể hiện tính lịch sự của các từ xưng hô trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (Trang 52 - 57)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Thực hiện chức năng lịch sự

2.2.3. Chức năng thể hiện tính lịch sự của các từ xưng hô trong tiếng Việt

Để giao tiếp được với nhau, con người phải tuân theo những nghi thức nhất định theo quy ước của xã hội, chẳng hạn như trước khi vào câu chuyện thì phải có chào hỏi, khi nhận ân huệ từ người khác thì phải cám ơn, khi mắc lỗi thì phải xin lỗi… Xã hội Việt Nam vốn coi trọng nghi thức, một thiện ý tốt đẹp nếu được thể hiện bằng ngôn ngữ lịch sự sẽ góp phần đem đến hiệu quả như mong muốn, ngược lại có thể đem đến hậu quả khó lường. Ngôn ngữ lịch sự là yếu tố cơ bản tạo nên nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt. Nó được hiểu là “lời nói bộc lộ thái độ nhã nhặn, lễ độ của chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp và được sử dụng phù hợp với quy tắc giao tiếp do cộng đồng xã hội đề ra” (Dẫn theo Hoàng Anh Thi, 2001: 21).

So với các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh và tiếng Đức, ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Việt có những biểu hiện khác biệt, có nguyên nhân từ cấu trúc xã hội và thói quen của cộng đồng.Trong một xã hội tôn ti tầng bậc như xã hội Việt Nam và một số xã hội châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, người ta sử dụng ngôn ngữ lịch sự như một cách thức để khẳng định mối quan hệ và tư cách xã hội của các nhân vật giao tiếp. Nó được vận dụng dưới tác động của nhiều yếu tố như sự khác biệt về tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nhóm giao tiếp

Một phương thức vô cùng quan trọng luôn có mặt trong mọi nghi thức giao tiếp là từ ngữ xưng hô, thể hiện sự tôn kính trực tiếp với người đối thoại. Trong xã hội Việt Nam, tính tôn ti thể hiện rõ rệt nhất ở chính bản thân cấu trúc tĩnh của hệ thống từ ngữ và các phương tiện xưng hô cũng như hoạt động của nó trong giao tiếp. Như đã nêu trong phần 1.1.4, mọi quan hệ giao tiếp được quy vào hai trục là quan hệ quyền uy và quan hệ kết liên. Trong tiếng Việt, từ ngữ xưng hô gần như đã có sự phân công thành hai nhóm phục vụ hai quan hệ đó. Thể hiện quan hệ quyền uy là các từ chỉ chức vụ và từ thân tộc như thầy, giám đốc, viện trưởng… Thể hiện quan hệ kết liên là các từ xưng hô chuyên dụng như đằng ấy, mày, cậu

Sau đây chúng tôi xin phân tích một ví dụ cụ thể để làm rõ chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt:

Khi giao tiếp, trong tiếng Anh người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng “I”, trong tiếng Đức sử dụng đại từ nhân xưng “ich”, còn trong tiếng Việt, người nói có thể xưng là “tôi/ ông/ em/ con/ cháu…”. Nếu người nói ở vai giao tiếp cao hơn người nghe, người nói có thể xưng là “tôi/ ông/ anh/ chị”, còn khi người nói ở vai giao tiếp thấp hơn, từ xưng hô “em/ con/ cháu” sẽ

được sử dụng. Như vậy, phạm trù lịch sự trong tiếng Việt thể hiện qua các vai giao tiếp khác nhau.

Từ việc xác định đúng vai giao tiếp đó, tiếp theo người nói cần quan tâm đến ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng hạn như việc sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” sẽ được cho là lịch sự nếu đại từ này được sử dụng giữa những thành viên trong một cuộc họp. Nếu trong văn cảnh khác, như khi học sinh nói chuyện với giáo viên, học sinh xưng là “tôi” sẽ bị cho là vô lễ, trong trường hợp này học sinh xưng là “em” thì mới là phù hợp. Học sinh xưng là “em” tạo cảm giác thân thiết giữa giáo viên và học sinh. Xưng là “em”, học sinh thể hiện sự khiêm nhường, em là người bậc dưới, tôn trọng người dạy mình.

Như vậy, tính lịch sự được thể hiện rất rõ nét trong bản thân chính các từ xưng hô của tiếng Việt. Từ lâu, người Việt Nam ta đã có truyền thống lễ phép, lịch sự, tôn trọng người lớn tuổi khi giao tiếp. Vấn đề sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp chỉ là một trong nhiều vấn đề có liên quan đến sự thành công của hoạt động giao tiếp, nhưng nó lại là yếu tố đầu tiên tạo nên ấn tượng về người giao tiếp và ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp sau này. Chính vì thế, người phát ngôn cần phải định vị mình ở ngôi nào, vai nào và hoàn cảnh giao tiếp, môi trường văn hoá như thế nào để xưng hô cho đúng.

2.3. Tiểu kết chƣơng 2

Đại từ nhân xưng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu văn học cũng như trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Trong tiếng Anh, tiếng Đức cũng như tiếng Việt, đại từ nhân xưng có chức năng chính là thay thế cho một danh từ. Qua những phân tích nêu trên, chúng tôi đã chỉ ra những điểm tương đồng cũng như điểm khác biệt về cách sử dụng của đại từ nhân xưng trong 3 ngôn ngữ. Trong tiếng Anh có 7 đại từ nhân xưng, tiếng Đức có 10 đại từ nhân xưng. Những đại từ nhân xưng này khu biệt nhau ở ngôi giao tiếp, số ít hay số nhiều và đặc biệt, đại từ ngôi thứ ba số ít còn khu biệt về “giống”. Trong tiếng Việt, các đại từ nhân xưng đích thực cũng như các từ xưng hô tương đương được lựa chọn dựa vào mối quan hệ giữa người nói với người nghe, với người được nói đến cũng như dựa vào vị trí trong xã hội.

Nói về phương diện tính lịch sự, chức năng thực hiện tính lịch sự của các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Đức tương đối mờ nhạt, trong khi đó đặc điểm này của các từ xưng hô trong tiếng Việt lại cực kỳ rõ nét. Các từ xưng hô sử dụng trong giao tiếp của người Việt Nam thể hiện truyền thống văn hoá, cung cách ứng xử của người Việt Nam đối với nhau trong cuộc sống. Trong bảng dưới đây, chúng tôi tóm tắt các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt của các đại từ đó trong tiếng Việt:

Bảng 2: Đại từ nhân xƣng trong 3 ngôn ngữ Đại từ nhân xƣng tiếng Anh Đại từ nhân xƣng tiếng Đức

Đại từ nhân xƣng tiếng Việt

Trung tính / lịch sự

Thân mật Tự cao, không ƣa

I ich tôi, anh, chị, em tớ, mình, đây, đằng này, tao ta, tao we wir chúng tôi, chúng ta chúng mình, chúng tao chúng ta, chúng tao you (số ít) du bạn, cậu đằng ấy, mày mày you (số

nhiều)

ihr các bạn chúng mày chúng bay

Sie ông, bà, ngài, anh, chị

he er ông, anh, nó, hắn, gã, lão she sie (số ít) bà, chị, cô, nó cô ta, bà ta,

mụ, ả it es nó they sie (số nhiều) họ chúng nó, bọn nó bọn chúng, chúng

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ

BẢN DỊCH TIÊU BIỂU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)